SỐNG PHỤC VỤ HAY HƯỞNG THỤ

15 2K 7
SỐNG  PHỤC VỤ HAY HƯỞNG THỤ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học cách sống chậm lại. Cuộc sống có biết bao điều tươi đẹp nhưng chỉ vì vội vã mà chúng ta đã bỏ qua. Guồng quay của xã hội ngày một nhanh thì con người lại ít có cơ hội để sống theo đúng nghĩa của nó. Dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, hay đơn giản như cắm một lọ hoa cho chính bạn và những người thân yêu của bạn… tất cả tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bạn tận hưởng cuộc sống một cách thú vị hơn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI THƯƠNG (HỆ VĂN BẰNG 2 KHÓA 15) ****************** Môn: GIAO TIẾP KINH DOANH TIỂU LUẬN: SỐNG! PHỤC VỤ HAY HƯỞNG THỤ?? GVHD: Th.S Nguyễn Văn Chu Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 1. Nguyễn Thanh Cường(33121021008) 2. Trần Thị Anh Đào (33121023176) 3. Phan Thị Mỹ Hằng (33121023985) 4. Lê Văn Hiển (33121023192) 5. Nguyễn Thanh Minh (33121023158) 6. Trương Thị Bích Quyên (33121021289) 7. Nguyễn Văn Tuấn (33121023796) 8. Phạm Trí Thức (33121020733) 9. Trần Anh Vũ (33121023214) 10. Lương Mỹ Hoà Vy (33121020938) 11. Phạm Thế Vĩnh (33121023355) Thành phố Hồ Chí Minh, 05/2013. MỤC LỤC Lời nói đầu Trước hết xin bắt đầu với một câu chuyện vui thế này. Một ngày nọ, một ngư dân đang ngồi câu cá ở bờ sông, dưới một tán cây trong buổi chiều thanh bình. Đột nhiên một doanh nhân giàu có đi ngang qua chỗ anh và hỏi sao anh chỉ ngồi câu mà không kiếm một công việc để làm. Người nông dân nghèo đáp lại rằng anh chỉ cần bắt đủ cá cho một ngày. Khi nghe điều này người đàn ông giàu có tức giận và nói: “Tại sao cậu không đi nhiều nơi khác để bắt cá hơn thay vì ngỗi mãi một chỗ như vậy?” “Tôi bắt cá nhiều để làm gì, thưa ông?”, người nông dân hỏi lại “Bạn có thể bán số cá đó đi và kiếm được nhiều tiền hơn để mua một chiếc thuyền”. “Vậy sau đó tôi sẽ làm gì?” “Cậu có thể đi đánh bắt cá ở vùng biển sâu và có thêm thu nhập”. “Tôi sẽ làm gì sau đó?” “Bạn có thể mua thêm nhiều tàu thuyền và thuê nhân công và có thêm nhiều tiền hơn nữa”. “Rồi sau đó?” “Cậu có thể trở thành một doanh nhân giàu có như tôi”. “Và tôi sẽ làm gì sau đó?” “Sau đó, cậu có thể thưởng thức cuộc sống một cách yên bình” “Nếu tôi đang làm việc mà ông nói vào thời điểm này thì ông nghĩ sao?” Vậy sống là phải hưởng thụ hay phục vụ? Làm thế nào để có một cuộc sống cho ý nghĩa? Bạn đang sống hưởng thụ hay phục vụ??   Phần 1. NỘI DUNG 1.1. Quan điểm về cuộc sống hưởng thụ: Chúng tôi muốn nói đến 2 dạng hưởng thụ: hưởng thụ tinh thần và hưởng thụ vật chất. Như nội dung câu chuyện ở trên thì ý kiến của người nông dân rất đáng để chúng ta quan tâm “Nếu tôi đang làm việc mà ông nói vào thời điểm này thì ông nghĩ sao?” Cho nên, sống là phải hưởng thụ. Có thể 1 số nguời đọc được câu này sẽ bĩu môi khinh bỉ. Nhưng nếu bạn cứ bo bo cho riêng mình 1 đống tiền, lo lắng, dự phòng rất nhiều thứ cho tương lai, mà chính ngay bản thân bạn cũng phải thừa nhận “sống chết có số” , vậy nếu bạn sống trong bần cùng với “1 kho báu” trong nhà mà không tận hưởng thì không thể gọi là sống. Sống một cuộc sống lúc nào cũng lo lắng, suy nghĩ như vậy liệu có thoải mái, hạnh phúc? Hay đổi lại cho bạn sẽ là những áp lực, căng thẳng và có thể dẫn tới nhiều thứ bệnh? Đối mặt với nhiều hy vọng, mục tiêu rồi sẽ có lúc bạn thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng Cho nên, bạn không cần phải chờ đợi tới ngày mai để được hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp này. Thậm chí bạn cũng không cần phải giàu có hơn hay có nhiều quyền lực. Cuộc sống chính là thời điểm hiện tại, hãy hưởng thụ nó ngay lúc này. Hưởng thụ chỉ là những điều nhỏ thôi nhưng chúng ta giải tỏa được mình, làm cho mình cảm thấy thích thú và có động lực. Hãy biết cảm ơn những thứ bình dị mà bạn đang có mỗi ngày, từ thức ăn, quần áo cho đến một mái nhà che mưa nắng. Hãy trân trọng mọi thứ dù nhỏ nhoi nhất xung quanh mình. Bởi trên thế giới vẫn còn hàng triệu người đang sống trong cảnh màn trời, chiếu đất, hàng triệu người đang thiếu ăn, thậm chí chết đói. Vậy tại sao chúng ta không cảm ơn cuộc đời khi ta may mắn hơn họ? Học cách sống chậm lại. Cuộc sống có biết bao điều tươi đẹp nhưng chỉ vì vội vã mà chúng ta đã bỏ qua. Guồng quay của xã hội ngày một nhanh thì con người lại ít có cơ hội để sống theo đúng nghĩa của nó. Dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, hay đơn giản như cắm một lọ hoa cho chính bạn và những người thân yêu của bạn… tất cả tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bạn tận hưởng cuộc sống một cách thú vị hơn. Một doanh nhân từng nói: “Của cải không phải là gia sản duy nhất trong sự giàu có của tôi, nó chỉ là một phần nhỏ trong những điều tôi muốn”. Có người hưởng thụ đơn giản là pha một ly cafe để nhâm nhi và đọc một tờ báo. Có người thì sau một ngày làm việc thì phải cùng bạn bè đến quán nào đó làm vài chai bia. Có một số người bạn và đồng nghiệp và họ tận hưởng cuộc sống của họ như sau. - Đi bộ lang thang đến một con đường lạ mà chưa bao giờ đi qua chỉ để khám phá. - Tự mua cho mình một cái áo đẹp khi gặp chuyện không vui với ai đó. - Đêm mưa, mặc một cái áo thật ấm, ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài trời ngắm và nhâm nhi một thỏi socola. - Đọc một cuốn sách thuộc một thể loại mà mình chưa bao giờ làm trước đây. … Nếu không thu thập thật nhiều niềm vui, không tận hưởng cuộc sống mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút, không cảm nhận cuộc sống vào sáng trưa chiều tối đêm, không tìm thấy niềm vui bên những người thân yêu, trong mỗi chuyến đi, trong mỗi lần gặp gỡ, trong bữa ăn ngon, giấc ngủ ấm, trong một đĩa nhạc hay, một bộ phim ý nghĩa thì cuộc sống còn lại những gì? Vậy bạn còn chần chừ gì mà không hưởng thụ cuộc sống của chính mình với những gì bạn đang có ở hiện tại? 1.2. Quan điểm về cuộc sống Phục vụ: Từ nhỏ chúng ta đã được học “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” hay là “ lao động là vinh quang” và chúng ta chắc chắc sẽ đồng ý một chân lý rằng “Muốn hưởng thụ phải có cống hiến, phải biết phục vụ” Trong cuộc sống của chúng ta, không phải những thành quả mình được hưởng hôm nay là ngẫu nhiên mà có. Chẳng có điều gì tốt đẹp tự đến với chúng ta, nếu bạn không chuyên tâm không chịu tìm tới nó để đạt được mục đích của mình. Hưởng thụ khi mà xung quanh mình còn nhiều người khó khăn hơn nhiều, vậy bạn có làm được không? Hàng ngày có bao nhiêu dầu mỏ bị khai thác dưới lòng đất, có bao nhiêu cánh rừng bị phá hoại, có bao nhiêu động vật quý hiếm bị giết hại, bao nhiêu rác thải được thải ra bên ngoài… nếu cứ hưởng thụ hết như thế thì chẳng mấy chốc chúng ta cũng chẳng còn gì để hưởng thụ hết, vì trái đất sẽ bị tiêu diệt dưới bàn tay con người. Muốn hưởng thụ phải làm ra của cải, có của cải mới hưởng thụ được, nếu có quan niệm sống chỉ để hưởng thụ thì thế giới này đầy những bất công, cướp bóc để hưởng thụ. Một bộ phận giới trẻ đã có quan điểm lệch lạc về hưởng thụ, chỉ chăm lo cho lợi ích cá nhân, sống buông thả, đua đòi, chạy theo những giá trị ảo, bỏ qua những giá trị đạo đức. Hưởng thụ không có nghĩa tranh thủ xài tiền, ăn chơi, tiêu xài hoang phí, sống cẩu thả, vô độ và điển hình là quan niệm sống sai lầm, sống thể hiện đẳng cấp dân chơi. Xã hội hiện nay không thiếu những thanh niên tham gia đua xe, cướp giật, chơi hàng cấm, ăn chơi xa xỉ, không tôn trọng giá trị lao động. Tiêu dùng hoang phí, vung tay quá trán từ những đồng tiền không do mồ hôi công sức của mình bỏ ra khiến người ta dễ sống ích kỷ, không biết tôn trọng giá trị lao động của người khác, dễ nảy sinh lối sống hưởng thụ, đua đòi. Về sau khi điều kiện sống không phù hợp, không đáp ứng đủ các nhu cầu, trẻ dễ nảy sinh những tật xấu như tham lam, vụ lợi, thậm chí trộm vặt, cắp vặt những thứ chúng thích mà không thể tự kiềm chế được bản thân khi các nhu cầu vô hạn, không có điểm dừng. Vì sao nền giáo dục ngày càng chỉ biết chú trọng đến tin học, ngoại ngữ, mà coi nhẹ lịch sử, đạo đức, giáo dục công dân - những môn học hướng con người tới những giá trị nguồn cội, đạo đức ? Giáo dục sớm những tính cách tốt từ khi trẻ còn nhỏ rất cần thiết để phát triển lành mạnh cả thể chất lẫn tâm hồn; khi lớn lên trẻ có đủ sức đề kháng với những cạm bẫy, áp lực của bạn bè và có đủ nội lực để chiến thắng những nhu cầu vật chất tầm thường. Phần lớn sự xấu xa bỉ ổi của cá nhân, sự bất ổn tan vỡ của gia đình đều do tính hưởng thụ đi quá đà và thường khó nhận ra hoặc không muốn nhận ra, bởi con người luôn lấy nhu cầu cuộc sống để biện minh cho tính hưởng thụ quá trớn. Giữa cuộc sống còn nhiều cực nhọc, vất vả và có quá nhiều sự đua tranh về vật chất, dường như quan niệm hưởng thụ nói trên càng dễ trở nên phổ biến ở nhiều người hơn. Đồng ý rằng khi cuộc sống còn nghèo khổ, ai trong chúng ta cũng có quyền cố gắng để được ăn no mặc ấm. Khi cuộc sống khá giả hơn lên một chút, chúng ta sẽ muốn được ăn ngon mặc đẹp. Đây cũng là nhu cầu tất yếu không thể phủ nhận. Và nhất là khi đã trở nên giàu có hơn, dư của ăn của để, chúng ta có thể nảy ra nhu cầu du lịch, đi đây đi đó, tham quan, vui chơi, mua sắm Nếu giàu có hơn nữa, chúng ta tìm cách mua thêm nhà thêm cửa, xây biệt thự nghỉ mát, sắm sửa mọi tiện nghi hiện đại trong nhà, mua thêm xe hơi, máy bay Và sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất của bản thân ta cũng chỉ đến thế là cùng, ngoài ra không có gì phong phú hơn nữa cả! Điều mà bạn hướng tới trong cuộc sống là gì? Được sống vui vẻ hay hạnh phúc hay chỉ đơn giản là muốn hưởng thụ những gì mình đang có. Thực tế mà nói, sự thỏa mãn hay hưởng thụ về vật chất chưa hẳn đã mang lại cho con người hạnh phúc thật sự. Có khi, tâm trạng bi quan, hời hợt, cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán, vô vị, chán đời lại nảy sinh trong chính hoàn cảnh rảnh rỗi, thừa thãi về tiền bạc, vật chất nữa. Bởi vì, sự thỏa mãn về vật chất thường chỉ mang tính chất lặp đi lặp lại, ít khi đem lại cho con người những cảm nhận sâu sắc trong cuộc sống cùng cảm giác mãn nguyện lâu dài. Thậm chí có khi tìm cách thỏa mãn xong rồi ta lại cảm thấy lương tâm bị cắn rứt – nhất là khi phương cách thỏa mãn của ta lại trái với các chuẩn mực đạo đức. Xét cho cùng, sự giàu có về vật chất và an nhàn hưởng thụ không hẳn đem lại cho con người hạnh phúc thực sự. Cuộc sống của chúng ta khi còn ấu thơ có thể thiếu thốn về vật chất, nhưng chúng ta lại cảm thấy hạnh phúc rất nhiều so với cuộc sống hiện tại đang no đủ. Đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự giàu có về vật chất và hưởng thụ không đem lại cho con người hạnh phúc thực sự. Điều đáng tiếc là, nhiều người ngày nay đang có những quan niệm không đúng đắn về hạnh phúc, khi họ xem hạnh phúc chỉ là tìm cách hưởng thụ càng nhiều càng tốt. Chính vì quan niệm sống sai lạc này mà họ tìm cách lao vào thỏa mãn hạnh phúc cho cá nhân hạn hẹp của mình, lòng họ lúc nào cũng cảm thấy xao xuyến, bất an vì đang phải tìm mọi cách đua tranh, giành giật với câu hỏi: “Làm sao để được giàu có hơn người?”. Từ đó, con người càng có khuynh hướng tìm cách “đè đầu, cưỡi cổ” người khác mà sống. Quan hệ giữa người với người không còn là quan hệ yêu thương, hợp tác nữa, mà “người với người là chó sói”, lúc nào cũng chỉ tìm cách giành giật để chiếm lấy phần thắng! Chính vì vậy, phần đông con người luôn cảm thấy đau khổ chỉ vì cố chạy theo những ước muốn không hợp lý: muốn giàu có hơn người khác, muốn hưởng thụ hơn người khác, muốn được an nhàn hơn người khác Nhàn cư vi bất thiện! Sống hưởng thụ, nhàn nhã lâu ngày sẽ chỉ đem lại cho bản thân ta cảm giác chán chường của kẻ mang mặc cảm sống thừa, không sáng tạo nên điều gì có ích và dễ có khuynh hướng bị cám dỗ chạy theo điều xấu, đánh mất đi phẩm giá làm người của mình. Nếu sự thỏa mãn về vật chất thường chỉ mang tính chất thường xuyên lặp lại và ít khi đem đến cho chúng ta cảm giác mãn nguyện lâu dài, thì nỗ lực phục vụ người khác lại khiến tâm hồn bạn luôn giàu cảm xúc, phong phú, thăng hoa, không còn chỗ cho sự nhàm chán, đơn điệu. Thật vậy, tự trói buộc cuộc đời ngắn ngủi của mình vào những nhu cầu vật chất của riêng cá nhân mình, đó là một sự trói buộc rất vô lý và vô bổ! Chỉ cần chúng ta quan sát kĩ sẽ dễ dàng phát hiện ra từ việc ăn cơm, mặc áo, ngủ nghỉ, đi đường và tất cả suối nguồn của cuộc sống con người đều đang dệt thành một mạng lưới, mỗi người có một công việc được xã hội phân công, xét trên mặt hiện tượng chúng có vẻ riêng lẻ nhưng thực ra đó là những mắt xích liên quan mật thiết với nhau, nhờ thế mà sự luân chuyển trong quan hệ cung cầu mới hài hòa, đồng đều. Cũng chính nhờ sự chăm chỉ chuyên cần lao động đó của từng người mà chúng ta mới có môi trường và điều kiện sống như hiện nay. Chính vì thế, trong một xã hội phân công lao động, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau như hiện nay không một ai có thể sống mà chỉ nhờ vào sức lao động của cá nhân mình. Bất luận có nhận lương trợ cấp hay không, chỉ cần một người không tham gia lao động sản xuất thì bản thân họ đã trở thành gánh nặng cho xã hội. Trong mối quan hệ hợp tác làm việc của xã hội loài người, chúng ta là một nhân tố tạo thành mạng lưới của xã hội đó, đóng góp một phần nhỏ vào mắt xích đó, thế nên nếu một người không làm việc, suốt ngày chỉ biết ăn chơi nhàn rỗi, tức đồng nghĩa với việc người đó đang trốn thoát khỏi trách nhiệm xã hội của mình. 1.3. Kết hợp giữa Hưởng thụ và Phục vụ trong cuộc sống hiện nay: Đây là một cuộc đối thoại giữa con trai và người cha sau khi anh đi làm về. (Chuyện về một giờ làm việc của cha): + Bố ơi, con có thể hỏi bố một câu được không?- Được chứ, gì vậy? - Người cha đáp Bố, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?- Đó không phải là chuyện của con, tại sao con lại hỏi bố như vậy? - Con chỉ muốn biết một giờ bố kiếm được bao nhiêu tiền thôi mà, nói cho con nghe đi, bố - Cậu bé nài nỉ Nếu con cần phải biết thì bố nói đây, bố làm được 100 USD một giờ. Vậy hả bố - Cậu bé cúi mặt đáp - Con có thể mượn bố 50 USD được không? Người cha nổi giận: "Nếu con vay tiền bố chỉ để mua đồ chơi vớ vẩn hay mấy thứ vô bổ gì đó thì hãy đi ngay về phòng, lên giường nằm và suy nghĩ xem tại sao con lại có thể ích kỷ như vậy. Bố phải làm việc vất vả suốt cả ngày rồi, bố không có thời gian cho những trò trẻ con như thế này đâu". Cậu bé lặng lẽ đi về phòng, đóng cửa lại. Người đàn ông ngồi xuống và càng tức giận hơn khi nghĩ đến những điều con trai mình vừa hỏi: "Tại sao nó lại dám hỏi mình những câu hỏi như vậy chỉ để xin tiền thôi nhỉ? Khoảng một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, anh nghĩ có lẽ mình hơi nghiêm khắc với con. Có thể nó thật sự thiếu 50 USD để mua thứ gì đó và thực ra nó đâu có thường hay xin tiền mình. Anh tiến về phía phòng con trai và mở cửa. + Con đã ngủ chưa, con trai? - Anh hỏi Chưa bố ạ, con vẫn còn thức Bố nghĩ có lẽ lúc nãy bố quá nghiêm khắc với con. Hôm nay là một ngày dài và bố đã trút sự bực mình lên con. Đây, 50 USD mà con đã hỏi - Người cha nói. Thằng bé ngồi bật dậy, mỉm cười và reo lên: "Ôi, cảm ơn bố!". Rồi nó luồn tay xuống dưới gối lôi ra mấy tờ giấy bạc nhàu nát. Nhìn thấy tiền của thằng bé, người đàn ông lại bắt đầu nổi giận. Thằng bé chậm rãi đếm từng tờ bạc một rồi ngước nhìn bố nó. + Tại sao con đã có tiền rồi mà còn xin bố nữa ? - Người cha nói trong giận dữ. - Bởi vì con còn thiếu, nhưng bây giờ thì đủ rồi ạ Bố, bây giờ con có 100 USD, con có thể mua một giờ của bố không? Ngày mai bố hãy về nhà sớm, con xin bố, con muốn được ăn tối cùng với bố - cậu bé nói. Người cha như chết lặng người. Anh vòng tay ôm lấy cậu con trai bé nhỏ và cầu xin sự tha thứ. [...]... không còn khả năng để chu cấp, thì một số thanh niên, thiếu niên quen sống hưởng thụ nhanh chóng trở thành kẻ xấu, họ làm việc phi pháp, thậm chí giết người, để có tiền phục vụ cho những nhu cầu thiếu lành mạnh Vì vậy, bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình, giới trẻ cần định hướng về nhân cách, lối sống Cuộc sống không chỉ hưởng thụ mà còn là phục vụ, cống hiến Nhiều sản phẩm truyền thống, sân chơi bổ ích vừa định... được tận hưởng, phải là sự nhàn nhã sau khi chúng ta đã tận tụy làm được thật nhiều việc hữu ích Nói cách khác, phải nỗ lực làm được nhiều điều có ích cho bản thân và cho người khác, chúng ta mới có quyền được nhàn nhã Sống ở trên đời, ai mà chẳng muốn hưởng thụ? Hưởng thụ vật chất, đó là ăn ngon, mặc đẹp, là cuộc sống đủ đầy, là nhà lầu xe hơi, là gia thất đề huề, là bạc vàng châu báu, còn hưởng thụ về... còn hưởng thụ chỉ là kết quả của lao động phải đi sau, chưa nói còn phải tích lũy để lại công trình sự nghiệp cho thế hệ sau thì xã hội mới phát triển không ngừng như hiện nay.Cũng có nhiều người nghĩ đến sống là hưởng thụ, như vậy là thiển cận, chăm lo lợi ích cá nhân, nếu ai cũng như vậy thì xã hội không phát triển lên văn minh hiện đại được Thông thường ít nhất cũng phải sống cho ra sống và hưởng thụ. .. cảnh khác nhau, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và suy nghĩ của mỗi người Cuộc sống sẽ mang lại cho bạn tất cả những gì tốt đẹp nhất mà bạn đã mang lại cho cuộc sống, bằng nhiều hình thức khác nhau Nói đến lý tưởng phục vụ, không có nghĩa là lúc nào cũng phải tối tăm mặt mũi vì công việc, lúc nào cũng chỉ lo phục vụ người khác mà quên mất bản thân mình Cuộc sống của mỗi chúng ta rất cần có... nên, chúng ta cần kết hợp cả việc cống hiến, phục vụ và việc hưởng thụ để có thể cân bằng cuộc sống, tạo được niềm tin và sức mạnh để tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời này Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quan sát nhiều hơn, học hỏi và va chạm với cuộc sống nhiều hơn để có thể từng bước cảm nhận được cuộc sống muôn màu, muôn vẻ này Xét đến cùng thì ở Việt Nam hay ở nước nào trên thế giới này, mọi bậc cha... không thể và không phải sống chỉ là để hưởng thụ mà thôi Chỉ nhận thức như vậy mới thấy lẽ sống và biết sống có ích cho đời và cũng biết hưởng thụ cái sáng tạo của mình, cái sáng tạo của nhân loại Chúc và cầu mong mọi người có nhân sinh quan lẽ sống cao đẹp như vậy để xã hội con cháu được nhờ Có quá nhiều việc đòi hỏi con người phải cùng nhau lo sáng tạo khắc phục giải quyết mà Chính vì vậy mới phải... khác thay thế vị trí hiện tại của bạn Tuy nhiên, gia đình và bạn bè luôn cảm thấy đau khổ khi mất đi bạn - phần còn lại trong cuộc sống của họ Hãy suy nghĩ về điều này bởi chúng ta luôn tự ép mình dành nhiều thời gian cho công việc hơn là gia đình Bạn thân mến, bạn nên biết và hiểu điều nào là quan trọng hơn Mỗi trường phái đều có lý lẽ và quan điểm riêng của mình về vấn đề phục vụ hay hưởng thụ Vậy... hạnh phúc rất nhiều so với cuộc sống hiện tại đang no đủ Đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự giàu có về vật chất và hưởng thụ không đem lại cho con người hạnh phúc thực sự Hãy sống, hãy trải nghiệm và cống hiến thật nhiều, bạn sẽ không phải chịu thiệt thòi chút nào đâu Bởi vì, cuộc sống sẽ mang lại cho bạn tất cả những gì tốt đẹp nhất mà bạn đã mang lại cho cuộc sống, bằng nhiều hình thức khác... động, về cống hiến và hưởng thụ Và vì thế, câu chuyện của tỷ phú Bill Gates trên đây cũng là một bài học cần được tham khảo Phần 2 KẾT LUẬN Sống theo đúng ý nghĩa chân chính của con người vì hạnh phúc của loài người nói chung, trước hết của con người, của dân tộc mình, gia đình mình, quê hương mình Lo trước cho thiên hạ hưởng sau thiên hạ Xã hội rất cần những con người như vậy Do đó sống là cống hiến,... tuổi trẻ qua đi một cách lãng phí Bởi vì cuộc sống không chỉ là hưởng thụ mà phải biết cống hiến để đất nước luôn là những mùa xuân tươi đẹp Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình… (Tố Hữu) Sự giàu có về vật chất không hẳn đem lại cho con người hạnh phúc thực sự Cuộc sống của chúng ta khi còn ấu thơ có thể thiếu

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • 1.1. Quan điểm về cuộc sống hưởng thụ:

  • 1.2. Quan điểm về cuộc sống Phục vụ:

  • 1.3. Kết hợp giữa Hưởng thụ và Phục vụ trong cuộc sống hiện nay:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan