1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng và biến động đất đai giai đoạn 2010 –2018 phục vụ định hướng khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh

114 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 23,14 MB

Nội dung

Thực tế, trong thời gian qua, cũng đã có những vấn đề nổi lên trong quá trình sử dụng đất như: sử dụng đất không hiệu quả ở một số khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường môi trườ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Võ Thị Thùy Dung

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2018 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT

HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Võ Thị Thùy Dung

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2018 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT

HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nhữ Thị Xuân

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ khoa học

PGS.TS Nhữ Thị Xuân PGS.TS Phạm Quang Tuấn

Hà Nội, 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Võ Thị Thùy Dung

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG 4

DANH MỤC HÌNH 5

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn 6

2 Mục tiêu nghiên cứu 7

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc luận văn 9

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 10

1.1.1 Cơ sở khoa học về sử dụng đất 10

1.1.2 Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất 15

1.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI 20

1.2.1 Tình hình nghiên cứu và biến động sử dụng đất trên thế giới 20

1.2.2 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam 24

1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 27

1.3.1 Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật 27

1.3.2 Các văn bản của địa phương cụ thể hóa chính sách pháp luật

của nhà nước 29

Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐẤT HUYỆN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN NĂM 2010 - 2015

VÀ 2015 - 2018 32

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 32

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 32

Trang 5

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 43

2.1.3 Nhận xét, đánh giá về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

của địa bàn huyện Cần Giờ 52

2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU 53

2.2.1 Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 53

2.2.2 Công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích

sử dụng đất 54

2.2.3 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 56

2.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực

quản lý đất đai: 57

2.2.5 Quản lý tài chính về đất đai 57

2.3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CẦN GIỜ 59

2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 59

2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 64

2.3.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2018: 70

2.3.4 Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất 75

2.4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

và 2015 - 2018 CỦA HUYỆN CẦN GIỜ 76

2.4.1 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 76

2.4.2 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2018 83

2.4.3 Những nguyên nhân chủ yếu liên quan đến biến động sử dụng đất

các giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2018 89

Chương 3 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN CẦN GIỜ 92

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2030 92

3.1.1 Phương hướng phát triển 92

3.1.2 Mục tiêu phát triển 93

Trang 6

3.2 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CẦN GIỜ 94 3.2.1 Đất nông nghiệp 94 3.3.2 Đất phi nông nghiệp 97 3.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI

HUYỆN CẦN GIỜ 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính 33

Bảng 2.2 Diện tích các dạng địa hình của địa bàn huyện Cần Giờ 36

Bảng 2.3 Bảng phân loại các loại đất 38

Bảng 2.4 Tổng hợp dân số, lao động, việc làm, thu nhập 44

Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp 45

Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu ngành công nghiệp 49

Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu ngành Thương mại- Dịch vụ 51

Bảng 2.8 Thống kê số lượng các công trình quy hoạch sử dụng đất kỳ trước 56

Bảng 2.9 Báo cáo số thu giai đoạn 2005 - 2010 58

Bảng 2.10 Cơ cấu sử dụng đất huyện Cần Giờ năm 2010 59

Bảng 2.11 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 59

Bảng 2.12 Hiện trạng sử dụng đất phân theo đơn vị hành chính 61

Bảng 2.13 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 62

Bảng 2.14 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 63

Bảng 2.15 Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng năm 2010 63

Bảng 2.16 Cơ cấu sử dụng đất huyện Cần Giờ năm 2015 64

Bảng 2.17 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Cần Giờ 65

Bảng 2.18 Cơ cấu sử dụng đất huyện Cần Giờ năm 2018 70

Bảng 2.19: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 huyện Cần Giờ 71

Bảng 2.20 so sánh cơ cấu các nhóm đất giữa năm 2010 và năm 2015

của huyện Cần Giờ 76

Bảng 2.21 Biến động các loại đất giai đoạn 2010-2015 77

Bảng 2.22 So sánh cơ cấu các nhóm đất giữa năm 2015 và năm 2018

của huyện Cần Giờ 83

Bảng 2.23 Biến động các loại đất giai đoạn 2015-2018 84

Bảng 3.1 Dự báo sử dụng đất đến năm 2030 95

Trang 8

DANH MỤC HèNH

Hỡnh 2.1 Sơ đồ hành chớnh huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chớ Minh 32

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất của huyện Cần Giờ (năm 2010) 60

Hỡnh 2.3: Biểu đổ thể hiện cơ cấu cỏc nhúm đất của huyện Cần Giờ năm 2015 65

Hỡnh 2.4: Biểu đổ thể hiện cơ cấu cỏc nhúm đất của huyện Cần Giờ năm 2018 70

Hỡnh 2.5: Biểu đồ so sỏnh cỏc nhúm đất giữa năm 2010 và năm 2015

của huyện Cần Giờ 77

Hỡnh 2.6: Biểu đồ so sỏnh cỏc nhúm đất giữa năm 2015 và năm 2018

của huyện Cần Giờ 83

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo pháp luật

Nhà nước quản lý đất đai bằng nhiều công cụ, trong đó quy hoạch, kế hoạch

là công cụ quan trọng để thống nhất quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững Để đưa ra được định hướng, phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý thì việc phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong sử dụng đất là rất cần thiết

Huyện Cần Giờ đang trở thành một địa bàn có tốc độ tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, nguồn lực đất đai có một vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển Đất đai được lập quy hoạch, kế hoạch để đáp ứng hầu hết nhu cầu sử dụng đất của các ngảnh, các lĩnh vực, nhất là đáp ứng kịp thời cho nhu cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa Tuy nhiên, trong những năm qua, việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai, cũng như phân tích, đánh giá,

dự báo xu hướng biến động đất đai chưa được quan tâm thực hiện Thực tế, trong thời gian qua, cũng đã có những vấn đề nổi lên trong quá trình sử dụng đất như: sử dụng đất không hiệu quả ở một số khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường (môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất) diễn ra với tốc độ nhanh và phạm vi lớn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của con người cũng như sinh tồn

và phát triển của các sinh vật khác; tình hình biến động đất đai diễn ra nhanh chóng, làm cho quy hoạch sử dụng đất của huyện cho đến giai đoạn năm 2020 đã có nhiều nội dung không còn phù hợp cần thiết phải có sự điều chỉnh và định hướng khai thác

và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững hơn trong tương lai…

Vì vậy, để đưa ra được những định hướng khai thác, sử dụng đất hợp lý tài nguyên đất trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đảm bảo đất đai được khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững đáp ứng tối đa các nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực, đồng thời kết hợp giữa sử dụng với bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu thì việc

Trang 10

phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất, rõ những mặt tích cực và hạn chế trong sử dụng đất là rất cần thiết

Xuất phát từ lý do trên, Luận văn thạc sỹ “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất

và biến động đất đai giai đoạn 2010 - 2018 phục vụ định hướng khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” được thực

hiện vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2018, lấy đó làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện bao gồm:

- Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài: số liệu về hiện trạng sử dụng đất các năm 2010, 2015, 2018; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,… và tình hình sử dụng đất của huyện Cần Giờ

- Phân tích hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện các năm 2010, 2015 và năm 2018

- Phân tích biến động sử dụng đất các giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2018 trên địa bàn huyện Cần Giờ

- Phân tích quan hệ giữa các hoạt động kinh tế - xã hội với biến động sử dụng đất

- Đề xuất định hướng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên địa bàn huyện Cần Giờ

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ

Chí Minh

- Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau:

+ Phân tích hiện trạng sử dụng đất các năm 2010, 2015, 2018 và đánh giá biến động sử dụng đất huyện Cần Giờ giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2018

+ So sánh hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 -

2015 và 2015 - 2018

+ Đề xuất định hướng khai thác và sử dụng đất hợp lý

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu

1) Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát, thu thập và

xử lý các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường liên quan đến sử dụng đất đai; Các tài liệu về kinh tế - xã hội; Các tài liệu bản đồ (Bản đồ hiện trạng

sử dụng đất năm 2010; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015, Bản đồ hiện trạng

sử dụng đất năm 2018); Các tài liệu thu thập được tổng hợp và điều tra bổ sung, cập nhật các thông tin mới nhất, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại hình

sử dụng đất trên địa bàn huyện Cần Giờ

2) Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên,

kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai; kế thừa các kết quả nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất của huyện các năm

2010 và năm 2016, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 của huyện Cần Giờ để làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý giai đoạn 2020 -

2030 huyện Cần Giờ

3) Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập

được, phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê diện tích các loại đất và loại hình sử dụng đất năm 2010, 2015 và 2018, thống kê các biến động đất đai giai đoạn

2010 - 2015 và 2015 - 2018, thống kê các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội,

Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, đất đai qua các thời điểm khác nhau như: so sánh mục đích sử dụng đất, loại sử dụng đất, loại biến động sử dụng đất giữa năm 2010 - 2015 và 2015 - 2018

4) Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu thu

thập được, và các dữ liệu sơ cấp, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra nhận xét, đánh giá về tình hình sử dụng đất, xu hướng và mức độ biến động đất đai, loại biến động, mục đích sử dụng đất biến động, đối tượng sử dụng đất có biến động trên địa bàn huyện, làm cơ sở cho việc viết báo cáo về tình hình sử dụng đất năm

2010, năm 2015, 2018 và biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2018

5) Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý:Sử dụng phương pháp bản

đồ để trình bày, biên tập và hoàn thiện các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2010, 2015 và 2019 huyện Cần Giờ Kết hợp với GIS để chồng xếp các lớp thông tin, xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2018 huyện Cần Giờ

Trang 12

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1:Cơ sở khoa học và thực tiễn cho định hướng khai thác và sử dụng hợp lý

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1.1 Cơ sở khoa học về sử dụng đất

Tổng diện tích đất trên thế giới là 14.777 triệu ha, trong đó 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không bị đóng băng Trong tổng số 13.251 triệu ha đất không bị đóng băng có: 12% là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy Theo xu hướng, dân số toàn thế giới sẽ ngày càng tăng, trong khi đó diện tích đất là hữu hạn, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm cho diện tích đất canh tác, sản xuất giảm đi, băng tại hai cực trái đất đang tan chảy chóng mặt sẽ khiến nước biển dâng cao do vậy là làm thu hẹp diện tích đất trên trái đất

Trong vài thế kỷ trở lại đây, dân số thế giới tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu về lương thực, thực phẩm Các cuộc cách mạng về kinh tế và kỹ thuật… có nhịp độ phát triển nhanh chóng là nguyên nhân dẫn đến việc tàn phá môi trường tự nhiên và khai thác triệt để các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất đai Việt Nam có diện tích tự nhiên 33.121.159 ha, đứng thứ 55/200 quốc gia Là nước có quy mô diện tích thuộc loại trung bình; dân số trên 98 triệu người (năm 2019), đứng thứ 14/200 quốc gia, vì vậy bình quân diện tích đất trên đầu người vào loại thấp 302 người/Km2, đứng thứ 120/200 quốc gia trên thế giới, bằng mức 1/6 bình quân thế giới

Vì vậy, tình trạng sử dụng đất đai ở nước ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi

sự gia tăng dân số - nhu cầu lương thực và các yêu cầu thiết yếu khác trong nhiều thập kỷ qua Nhiều khu vực tài nguyên đất đai bị suy thoái một cách nghiêm trọng bởi việc phá rừng và khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản hoặc tình trạng đô thị hoá nhanh chóng gia tăng

Đất đai là nguồn tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam Vì vậy, muốn sử dụng hợp lý tài nguyên đất chúng ta cần quy hoạch sử dụng đất bền vững Tiến hành đánh giá tiềm năng đất đai gồm tiềm năng

tự nhiên và tiềm năng kinh tế xã hội từ đó chỉ ra những thuận lợi và hạn chế là tiền

đề cho quy hoạch sử dụng đất Trước khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất cần đánh giá hiện trạng sử dụng đất qua các năm và làm rõ sự biến động đất đai trong một giai đoạn cụ thể và gắn với một đơn vị lãnh thổ Trên cơ sở dự báo nhu cầu đất đai

Trang 14

chỉ ra xu thế chuyển dịch đất đai nhằm định hướng dài hạn sử dụng quỹ đất đai thông qua luật đất đai Như vậy, quy hoạch sử dụng đất và sử dụng hợp lý tài nguyên đất có mối quan hệ bổ trợ tương hỗ cho nhau

Sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý là nhiệm vụ mang tính cấp bách

và lâu dài của nước ta Trong thực tế, một thời gian dài việc sử dụng đất đai khoa học, hợp lý chủ yếu hướng vào đất nông nghiệp và từng thời kỳ được thực hiện một cách phiến diện Có thời kỳ chủ yếu hướng vào việc mở rộng đất canh tác với mục tiêu tự túc lương thực theo lãnh thổ hành chính bằng mọi giá, đôi khi trọng tâm lại hướng vào đổi mới cơ cấu diện tích gieo trồng với mục tiêu hiệu quả kinh tế…

Trong khi sử dụng hợp lý đất đai là vấn đề phức tạp chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, về thực chất đây là vấn đề kinh tế liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nhiệm vụ đặt ra là sử dụng tối đa quỹ đất quốc gia để phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và xã hội, dựa trên nguyên tắc ưu tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp Sử dụng hợp lý đất đai cần đảm bảo bền vững sinh thái (thích nghi sinh thái), bền vững về môi trường (tự nhiên và nhân văn), bền vững

xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế ổn định lâu dài

Đánh giá tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 chúng ta nhận thấy việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả đã được huyện Cần Giờ coi trọng, điều đó đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn huyện Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện từng bước được đầu tư cải tạo nâng cấp, đô thị được chỉnh trang, huyện Cần giờ đã thu hút nhiều đầu tư vào các dự án phát triển nhà ở, chung cư cao tầng , thương mại, công nghiệp Nhiều công trình, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Huyện Cần Giờ là huyện ngoại thành giáp biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh, có vai trò rất quan trọng đối với Thành phố, sở hữu một khu rừng ngập mặn, đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính

đa dạng sinh học cao

Để thực hiện đúng quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, trong những năm tới trên địa bàn Huyện thực hiện nhiều dự án đầu tư về hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện, trường học, điện, nước, phát triển mới các khu dân cư,… Tăng cường sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đánh giá đúng được tình hình

Trang 15

sử dụng đất và xu hướng phát triển kinh tế là yếu tố tất yếu trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Huyện Cần Giờ được định hướng quy hoạch phát triển là đô thị xanh du lịch

- sinh thái - nghỉ dưỡng của Thành phố và khu vực Định hướng này đã được thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của huyện Cần Giờ và đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt theo Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2014 Hiện nay, việc sử dụng đất của Huyện có nhiều biến động theo các hoạt động phát triển kinh tế hiện tại và trong tương lai, gây sức ép đối với đất đai Vì vậy, việc lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Cần Giờ là việc làm cần thiết và cấp bách, nhằm phân bố lại đất đai một cách khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của Huyện, đảm bảo khai thác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện trong giai đoạn 2016-2020

Những mặt tích cực:

- Quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo các ngành kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng khá cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, đời sống dân cư được cải thiện

- Quá trình đô thị nhanh, kéo theo nhu cầu về đất đai ngày càng nhiều và đòi hỏi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp và đảm bảo được xu hướng phát triển kinh tế

- Trong những năm qua, huyện Cần Giờ đã không ngừng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao… Nhiều trục giao thông chính đã từng bước được nâng cấp, nhiều công trình

về y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao đã và đang được triển khai xây dựng mới như: bệnh viện huyện, các điểm trường học, trung tâm văn hóa thể thao huyện…qua đó đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện, và góp phần quan trọng trong sự phát triển chung toàn Thành Phố

- Nhiều dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở, thương mại, dịch vụ, cũng được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian qua góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đô thị ngày càng văn minh, sạch đẹp

Trang 16

- Nhìn chung trong giai 2000-2010, Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Cần Giờ nói riêng đã ưu tiên dành quỹ đất phát triển hệ thống đê bao thủy lợi, phát triển cây xanh đô thị… do đó môi trường đô thị ngày càng được cải thiện, cảnh quan đô thị dần được chỉnh trang

Những tồn tại:

- Nhiều công trình, dự án còn triển khai khá chậm so với tiến độ thực hiện, chính vì vậy còn thiếu sự đồng bộ trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị Trong một số dự án triển khai chậm quỹ đất chưa được khai thác hiệu quả, nhiều diện tích bỏ hoang trong thời gian dài

- Tốc độ phát triển đô thị trên địa bàn huyện diễn ra khá nhanh dẫn đến một

số nơi đô thị phát triển tự phát tràn lan đã tác động tiêu cực đến quá trình đô thị hóa, như thiếu các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, ngập úng cục bộ do mưa, ô nhiễm môi trường

- Là một huyện giáp biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ có lợi thế lớn về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,hải sản và ngành Diêm nghiệp Tuy nhiên huyện Cần Giờ chưa tận dụng được hiệu quả những lợi thế đó

- Do tốc độ phát triển đô thị nhanh dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đối với quỹ đất nông nghiệp của huyện như bỏ hoang hóa, mua bán sang nhượng đất nông nghiệp, xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra…

- Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án đầu

tư phi nông nghiệp chưa giải quyết được quyền lợi, việc làm, ổn định tại khu vực nông thôn Nhiều nơi trao cho người nông dân tiền bồi thường, hỗ trợ về đất khá cao nhưng không định hướng được phương thức sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng tiêu cực trong sử dụng

- Vấn đề đất ở, nhà ở đang là khâu yếu và có nhiều vướng mắc hiện nay, đặc biệt là nạn đầu cơ đất ở, đất dự án nhà ở kéo dài trong nhiều năm, mặc dù gần đây

đã được chấn chỉnh nhưng hậu quả để lại khá nặng nề, nhất là giá đất vẫn còn ở mức cao làm hạn chế những cố gắng về nhà ở, đất ở

- Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ còn có tình trạng đất ở, đất nghĩa địa, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chưa được quy hoạch, vẫn còn phân bố rải rác, xen kẽ giữa các cánh đồng và trong khu dân cư, ảnh

Trang 17

hưởng đến vệ sinh môi trường, khó nâng cấp đời sống cho người nông dân trong khu dân cư nông thôn với hạ tầng đồng bộ

- Quỹ đất dành cho xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao chưa được quy hoạch đầy đủ, chưa thực hiện đúng các chính sách

ưu đãi về đất cho các nhà đầu tư thuộc các lĩnh vực này

- Đến nay, cả nước đã và đang xây dựng khoảng 325 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhưng vẫn đang ở trạng thái bị động vì thiếu các nhà đầu tư có tiềm lực lớn; sử dụng đất còn lãng phí do chưa có quy hoạch đồng bộ; nhiều khu công nghiệp đã hình thành nhưng mức độ lấp đầy rất thấp; còn nhiều nhà đầu tư được bàn giao đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng tiến độ, thiếu hiệu quả; giá thuê đất gắn với hạ tầng ở nhiều nơi còn quá cao, chưa thu hút nhà đầu

tư sản xuất vào khu công nghiệp; vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng ngay từ đầu nên đang phát sinh nhiều hậu quả xấu về môi trường, khó khắc phục

- Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không cao, thiếu tính hệ thống, chưa có lời giải tốt về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, chưa bảo đảm tính liên thông giữa cả nước với các tỉnh

- Sự chuyển cơ cấu sử dụng đất nói chung đã đảm bảo tính phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng hiệu quả chưa cao Hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tự phát, chạy theo lợi ích riêng vẫn chưa được khắc phục Việc chuyển mục đích sử dụng đất ào ạt từ đất lúa sang đất nuôi tôm tại một số tỉnh ven biển đã dẫn đến ô nhiễm môi trường, mặn hoá diện tích trồng lúa, người nông dân không còn đất để sản xuất nông nghiệp mà nuôi tôm lại bị bệnh dịch, thua lỗ

- Do vậy, để ngăn chặn tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên đất do sự thiếu hiểu biết cũng như do chạy theo lợi ích trước mắt của người dân gây ra, Nhà nước cần có những định hướng cụ thể về quản lý và sử dụng đất đai sao cho nguồn tài nguyên này có thể được khai thác tốt nhất cho nhu cầu của con người hiện tại và trong tương lai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả

- Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện địa hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp đang giảm mạnh do thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xây dựng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50%

Trang 18

diện tích đất thu hồi trên toàn quốc Nhiều khu vực có diện tích đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, được thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc xây các khu nhà để kinh doanh

Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch tràn lan là khá phổ biến Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất Việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, là đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng vài %) chuyển được sang nghề mới

và tìm được việc làm ổn định Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhiều nơi lại thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối quyền lợi với người dân bị thu hồi đất

Giao thông đô thị là một yếu tố quan trọng quyết định hình thành cơ cấu đô thị và sự phát triển kinh tế - xã hội đô thị, là yếu tố tác động trực tiếp với đời sống thường nhật của người dân đô thị nhưng đất giao thông đô thị hiện nay còn ở mức thấp chỉ chiếm trên dưới 10% đất đô thị Theo dự báo, tỷ lệ đất giao thông đô thị ở nước ta trong tương lai phải đạt 15 - 20% diện tích đô thị, bình quân diện tích giao thông đầu người là khoảng 15 - 20 m2 Nhưng hiện nay ở Hà Nội và nhiều đô thị bình quân diện tích đất giao thông trên đầu người thấp, đó là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn giao thông thường xuyên tại các Thành Phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh,…

1.1.2 Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất

Biến động đất đai

Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng Mọi sự vật, hiện tượng không bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi sự biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên và xã hội Như vậy

để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất đai Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh việc sử dụng đất đai có tác động xấu tới môi trường sinh thái

Trang 19

Nghiên cứu biến động đất đai là xem xét quá trình thay đổi của diện tích đất đai thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này Biến động sử dụng đất đai bao gồm các đặc trưng sau:

+ Quy mô biến động:

Biến động về diện tích sử dụng đất nói chung

Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất

Biến động về đặc điểm của từng loại đất chính

+ Xu hướng biến động: Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất; xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực

Những yếu tố gây nên biến động sử dụng đất đai:

Biến động sử dụng đất và lớp phủ được quyết định bởi sự tương tác theo thời gian giữa yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và yếu tố con người như dân số, trình độ công nghệ, điều kiện kinh tế, chiến lược sử dụng đất, xã hội (Veldkamp and Fresco, 1996b) Mức độ, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động sử dụng đất khác nhau đối với từng khu vực (Kaimowitz and Angelsen, 1998) Briassoulis (2002), chia các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất thành hai nhóm: nhóm các yếu tố tự nhiên và nhóm các yếu tố kinh tế xã hội

- Nhóm các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và các quá trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc tương tác với các quá trình ra quyết định của con người dẫn đến biến động sử dụng đất

+ Vị trí địa lý của một khu vực tạo nên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng, hiệu quả của

Trang 20

việc sử dụng đất Những khu vực có vị trí thuận lợi cho sản xuất, xây dựng nhà ở

và các công trình thì biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn

+ Khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sống của con người Khí hậu còn là một trong các nhân tố liên quan đến sự hình thành đất và

hệ sinh thái vì thế nó ảnh hưởng đến sử dụng đất và biến động trong sử dụng đất Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản Việc chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm hoặc đất ven biển sang nuôi trồng thủy sản thì ngoài các lý do về nhu cầu của thị trường và giá cả, nếu điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ thúc đẩy người dân chuyển đổi và ngược lại Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất theo nhiều cách khác nhau Các hiện tượng như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và sản xuất nông nghiệp Vì vậy, những thay đổi trong

sử dụng đất dường như là một cơ chế phản hồi thích nghi mà người nông dân sử dụng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

+ Địa hình và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất ít xảy ra Những nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu cầu đất đai cho các ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất xảy ra với tần suất cao hơn

+ Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao, hồ , ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất

Vì vậy, ở những khu vực gần nguồn nước biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn

Ngoài ra các tai biến thiên nhiên như cháy rừng, sâu bệnh, trượt lở đất cũng tác động đến biến động sử dụng đất

-Nhóm các yếu tố xã hội:

Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng đất bao gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa Sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc gia (Meyer and Turner, 1994)

+ Dân số: biến động dân số không chỉ bao gồm những thay đổi về tỷ lệ tăng dân số, mật độ dân số mà còn là sự thay đổi trong cấu trúc của hộ gia đình, di cư và

Trang 21

sự gia tăng số hộ Dân số tăng dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng các khu dân cư Mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện nay giảm nhưng dân số và nhu cầu về thực phẩm cũng như các dịch vụ khác vẫn đang gia tăng Tại Châu Phi, dân số tăng là nguyên nhân của nạn phá rừng nhằm khai thác gỗ, củi, than củi và đáp ứng nhu cầu đối với đất trồng trọt Còn ở Châu Á, dân

số tăng dẫn đến mở rộng đất canh tác và ở Châu Mỹ Latinh là do sự gia tăng về số lượng đàn gia súc

Di cư là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thay đổi sử dụng đất nhanh chóng và tương tác với các chính sách của Chính phủ, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa Mở rộng di cư cũng có thể dẫn đến nạn phá rừng và sói mòn đất Vì vậy, di cư được coi là nguyên nhân làm thay đổi cảnh quan và sử dụng đất

+ Yếu tố về kinh tế: sự phát triển kinh tế làm cho các đô thị ngày càng được

mở rộng, đất đai thay đổi về giá trị, chuyển đổi sử dụng đất ngày càng nhiều Thêm vào đó, yếu tố kinh tế và công nghệ còn ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng đất bằng những thay đổi trong chính sách về giá, thuế và trợ cấp đầu vào, thay đổi các chi phí sản xuất, vận chuyển, nguồn vốn, tiếp cận tín dụng, thương mại và công nghệ Nếu người nông dân tiếp cận tốt hơn với tín dụng và thị trường (do xây dựng đường bộ và thay đổi cơ sở hạ tầng khác), kết hợp với cải tiến công nghệ trong nông nghiệp và quyền sử dụng đất có thể khuyến khích chuyển đổi từ đất rừng sang đất canh tác hoặc ngược lại Trong nhiều trường hợp, khí hậu, công nghệ và kinh tế

là yếu tố quyết định đến biến động sử dụng đất

+ Yếu tố về thể chế và chính sách: thay đổi sử dụng đất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tổ chức chính trị, pháp lý, kinh tế hoặc tương tác với các quyết định của người sử dụng đất Tiếp cận đất đai, lao động, vốn và công nghệ được cấu trúc bởi chính sách, thể chế của Nhà nước và các địa phương Chính sách khai hoang của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn, làm diện tích đất nông nghiệp tăng lên đáng kể Hay những chính sách khuyến khích trồng rừng, bảo vệ rừng của Nhà nước cũng làm cho diện tích rừng được tăng lên

+ Yếu tố văn hóa: những động cơ, thái độ, niềm tin và nhận thức cá nhân của người quản lý và sử dụng đất đôi khi ảnh hưởng rất sâu sắc đến quyết định sử dụng đất Tất cả những hậu quả sinh thái không lường trước được phụ thuộc vào kiến

Trang 22

thức, thông tin và các kỹ năng quản lý của người sử dụng đất như trường hợp dân tộc thiểu số ở vùng cao Ngoài ra, các yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến hành vi con người, do đó nó trở thành tác nhân quan trọng của việc chuyển đổi sử dụng đất

Đô thị hoá và sử dụng đất

Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng

Chiến lược phát triển đô thị quốc gia là một bộ phận khăng khít, hữu cơ trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta Theo dự báo, trong vài thập kỷ tới khoảng từ năm 2020 trở đi, khi các vùng tăng trưởng kinh tế (Thành Phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Đà Nẵng - Huế - Nha Trang) đã mạnh và sẽ không có lợi nếu tiếp tục “tăng sức ép” phát triển tại các vùng tăng trưởng, thì việc phát triển các hệ thống trung bình, nhỏ (các thị xã, thị trấn) trong toàn quốc trở lên cấp bách và rất quan trọng

Như vậy, trên góc độ toàn quốc, quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị như

là một sức ép mang tính quy luật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Trong quá trình đó tài nguyên đất là một yếu tố quan trọng và quyết định hàng đầu

Trong những năm qua, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đất đai đã, đang và sẽ là một thành phần to lớn trong kinh doanh, sản xuất, thương mại nói chung và thị trường bất động sản nói riêng Điều đó rõ ràng là một bộ phận quỹ tài nguyên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp và lâm nghiệp được chuyển sang dùng cho xây dựng và phát triển đô thị Đây là vấn đề đang được quan tâm cho mọi quốc gia đặc biệt là các nước mà nền sản xuất nông nghiệp đang đóng góp một tỷ trọng đáng

kể cho nền kinh tế quốc dân

Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động đất đai

Đánh giá biến động sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng đất đai: Việc đánh giá biến động của các loại hình sử dụng đất là cơ sở phục vụ cho việc khai thác tài nguyên đất đai đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 23

Mặt khác, khi đánh giá biến động sử dụng đất đai cho chúng ta biết được nhu cầu sử dụng đất đai giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Dựa vào

vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ

đó biết được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế - xã hội và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực nhằm đưa ra phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái

Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền

đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia

1.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

1.2.1 Tình hình nghiên cứu và biến động sử dụng đất trên thế giới

Biến động sử dụng đất là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa con người và môi trường Biến động sử dụng đất cũng ảnh hưởng tới con người và hệ thống tự nhiên theo không gian và thời gian (Valbuena et al.,2010) Trong thời gian đầu, những nghiên cứu về biến động sử dụng đất chỉ đơn giản là phát hiện những thay đổi

sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn thám và GIS (Muller, 2003)

Song song với việc xác định được biến động sử dụng đất, các nhà khoa học

đã nhận ra rằng biến động sử dụng đất là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi môi trường Vì vậy, những nghiên cứu về biến động sử dụng dụng đất lúc này tập trung phân tích những nguyên nhân, động lực thúc đẩy và ảnh hưởng của biến động

sử dụng đất đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái

Trước tiên phải kể đến dự án Quốc tế về nghiên cứu biến động sử dụng đất (LUCC - Land use and Cover Change) được thực hiện và điều hành bởi nhiều Trường Đại học và các Viện nghiên cứu như Đại học Clark, Mỹ (1994 - 1996), Viện Cartografic de Catalunya, Tây Ban Nha (1997 - 1999) và Đại học Công giáo Louvain Bỉ (2000 - 2005) Mục tiêu của dự án là tăng cường sự hiểu biết về những tác động của con người và động thái sinh lý của biến động đất đai đến những thay đổi về độ che phủ đất Dự án cũng nghiên cứu phát triển các mô hình toàn cầu để cải thiện năng lực dự đoán biến động sử dụng đất ở những khu vực nhạy cảm

Trang 24

Tại Trung Quốc, một nghiên cứu về vấn đề này đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat xác định được biến động sử dụng đất tại thành phố Daqing tỉnh Heilongjiang từ năm 1997 đến 2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất xây dựng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng tăng lên gấp đôi, trong khi các vùng đất ngập nước giảm đi 60% Nguyên nhân dẫn đến thay đổi sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu là quản lý đất đai, dân số và các chính sách kinh tế xã hội (Yu et al., 2011)

Đáng chú ý là công trình nghiên cứu về hiện tại, xu hướng và tương lai của biến động sử dụng đất dưới tác động của chính sách được thực hiện bởi các tác giả thuộc Trung tâm thí nghiệm trọng điểm về sử dụng đất, Cục Điều tra và Quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ngoại suy tuyến tính và mạng nơ - ron thần kinh để chỉ ra rằng, không thể giữ được mục tiêu 0,12 tỷ ha đất canh tác trong tương lai nếu sử dụng các phương thức phát triển kinh tế trong giai đoạn 1996 - 2008 Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định việc thực hiện pháp luật và các quy định về bảo tồn đất canh tác ảnh hưởng đáng kể đến biến động sử dụng đất (Wang et al., 2012)

Tại Ấn Độ, đã có những nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất như Ravindranath and Hall (1994), Mohanty (2007), Suzanchi and Kaur (2011), Chawla (2012) Đầu tiên, có thể kể đến công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và biến động sử dụng đất của Mohanty (2007) Từ số liệu thống kê, tư liệu bản đồ và viễn thám tác giả xác định được trong vòng 50 năm, từ 1950 đến 2000, mặc dù mức độ tăng dân số đã chậm lại nhưng những tác động tiêu cực của nó đến sử dụng đất vẫn gia tăng Đất phi nông nghiệp tăng quá nhanh, các vùng hoang hóa bị mở rộng

Trong một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Suzanchi and Kaur (2011), tại khu vực thủ đô của Ấn Độ Bằng tư liệu viễn thám và phân tích không gian trong GIS, kết quả nghiên cứu đã xác định, đất sản xuất nông nghiệp tăng 67,4% từ năm

1989 đến năm 1998, nhưng từ năm 1998 đến 2006 chỉ tăng 5,7% Đất xây dựng tăng chủ yếu là do gia tăng dân số đô thị Các tác giả cho rằng biến động sử dụng đất chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội và những thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào chi phí lợi ích trong sản xuất nông nghiệp

Trang 25

Ngoài ra, có rất nhiều công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất đã được thực hiện thành công tại nhiều quốc gia và các hệ sinh thái khác nhau trên thế giới như Argentina (Viglizzo et al., 1995), Canada (Pan et al., 1999), Mỹ (Rogan et al., 2003), Kenya (Serneels and Lambin, 2001), Thái Lan (Crews and Meyer, 2004), Cameroon (Mertens and Lambin, 1997) hoặc ở Madagascar (Laney, 2004)

Để giải thích được nguyên nhân cũng như đánh giá được ảnh hưởng của biến động sử dụng đất, nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hóa Tuy nhiên, nhiều phân tích không gian và mô hình thay đổi sử dụng đất không đồng nhất tồn tại trong nghiên cứu Vì vậy đã thúc đẩy nhiều các nghiên cứu (Andersen 1996; Clarke

et al 1997; LaGro and DeGloria 1992; Mertens and Lambin 1997; White and Engelen 2000; White et al 1997; Wu and Webster 1998; Veldkamp and Fresco 1996a; Verburg and Veldkamp 2001) về vấn đề này Trong đó các nhà khoa học tự nhiên và địa lý đã dẫn đầu trong việc phát triển các mô hình không gian tường minh (spatially explicit models) để nghiên cứu biến động sử dụng đất

Mô hình không gian thay đổi sử dụng đất được chia làm 3 nhóm: Mô phỏng, ước tính và tiếp cận hỗn hợp Các mô hình mô phỏng được xây dựng dựa trên tiếp cận của phương pháp tế bào tự động (Cellular Automata) Tế bào tự động là một mô hình toán học, trong đó hành vi của một hệ thống được tạo ra bởi một tập hợp các quy tắc xác định hoặc xác suất để xác định trạng thái rời rạc của một tế bào dựa trên trạng thái của các tế bào lân cận (Irwin and Geoghegan, 2001) Một vài nghiên cứu ứng dụng mô hình này để phân tích quá trình đô thị hóa như Wu and Webster (1998); Clarke et al (1997) Tuy nhiên, mô hình được giả định trên cảnh quan đơn giản với tương tác của các yếu tố không đồng nhất khác như quy hoạch, trung tâm việc làm, các yếu tố môi trường Mô hình chưa phân tích được phản ứng của người

sử dụng đất với những thay đổi trong chế độ chính sách

Các công trình nghiên cứu khác sử dụng mô hình thực nghiệm để đánh giá biến động sử dụng đất bằng tư liệu viễn thám (Mertens and Lambin, 1997; Andersen, 1996; LaGro and DeGloria, 1992) Dữ liệu của mô hình là hình ảnh trên

tư liệu viễn thám hoặc đo được bằng GIS như khoảng cách hoặc dữ liệu đất, độ dốc,

độ cao hoặc yếu tố kinh tế xã hội như dân số, tổng sản phẩm quốc nội Trong nhiều trường hợp mô hình ứng dụng để xác định không gian thay đổi sử dụng đất khá tốt

Trang 26

Tuy vậy, mô hình này cũng không thành công trong giải thích hành vi của con người dẫn đến biến động sử dụng đất Verburg and Veldkamp (2001) cho rằng, một phương pháp nghiên cứu duy nhất không đủ để đáp ứng cho phân tích biến động sử dụng đất Thay vào đó, cần một chuỗi các phương pháp được liên kết và tích hợp chặt chẽ theo tuần tự không gian và thời gian

Theo Muller and Munroe (2007), ngoài việc sử dụng mô hình và các trường hợp nghiên cứu để kiểm chứng sự thay đổi sử dụng đất thì phân tích thống kê là công cụ mạnh do khả năng kiểm định giả thuyết, xếp hạng các yếu tố, kiểm tra tính nghiêm ngặt của giả thuyết Tuy nhiên quá trình xử lý đòi hỏi kết hợp dữ liệu không gian, thời gian và cấp độ phân tích vì vậy nó vẫn còn những trở ngại và thách thức

để đạt được kết quả tốt nhất (Rindfuss et al., 2004)

Hiện nay, trên thế giới một số nhà khoa học sử dụng mô hình không gian để xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất, lớp phủ đến vấn đề

xã hội và môi trường như Irwin and Geoghegan (2001); Mertens and Lambin (1997); White and Engelen (2000); White et al (1997); Wu and Webster (1998); Veldkamp and Fresco (1996a)

Các biến của mô hình gồm dữ liệu thống kê (dân số, tăng trưởng kinh tế ), bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất, lớp phủ và các dữ liệu thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ gia đình hay các nhà quản lý Dữ liệu được đưa vào mô hình bằng kỹ thuật GIS và các kỹ thuật máy tính khác

Mô hình không gian sẽ xác định được quá trình biến động sử dụng đất, lớp phủ và tác động của chúng có thể được sử dụng để thiết lập mối quan hệ nhân quả của biến động sử dụng đất trong quá khứ Vì vậy, mô hình là công cụ hữu ích cho người quản lý đất đai và hoạch định chính sách, cung cấp dự báo những thay đổi sử dụng đất trong tương lai Mô hình biến động sử dụng đất và lớp phủ phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, môi trường

Sau đó, những thay đổi trong sử dụng đất được sử dụng để khám phá tác động của chính sách và các yếu tố khác Bằng cách sử dụng công cụ phân tích kịch bản mô hình sẽ đưa ra những hướng dẫn trong hoạch định chính sách và quản lý đất đai đối với các quyết định của nhà quản lý

Trang 27

Phương pháp phân tích thống kê không gian cho phép xác định mối tương quan giữa biến động sử dụng đất với các yếu tố địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội Tùy thuộc vào đối tượng địa lý và cơ sở dữ liệu mà ta có thể sử dụng các thuật toán

và phương pháp thống kê không gian khác nhau: định lượng (xác định tuyệt đối bằng các chỉ số) hay bán định lượng (xác định tương đối thông qua phân cấp theo thứ bậc cao thấp) Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong các nghiên cứu về biến động sử dụng đất trong thời gian gần đây như Wang et al (2012); Qasim et al (2013); Nguyen (2008); Vu (2007),

1.2.2 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thường được công bố thành hai hướng chính Thứ nhất, hướng nghiên cứu ứng dụng bao gồm các kỹ thuật, thuật toán chiết xuất thông tin từ dữ liệu viễn thám và mô hình hóa quá trình biến động sử dụng đất Thứ hai là hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất, lớp phủ với các yếu tố kinh tế,

xã hội và chính sách

Đối với hướng thứ nhất, các nghiên cứu thường dùng các dữ liệu bản đồ và trong rất nhiều trường hợp, dữ liệu ảnh vệ tinh là nguồn thông tin chủ yếu Đây là lĩnh vực mà các tác giả trong nước có nhiều nghiên cứu hơn cả như các công trình ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS để xác định biến động sử dụng đất hoặc biến động lớp phủ do quá trình đô thị hóa, phá rừng để mở rộng sản xuất nông nghiệp Đầu tiên có thể kể đến công trình nghiên cứu về biến động lớp phủ bề mặt đất được Nguyen et al (2006) nghiên cứu trên phạm vi cả nước từ năm 2001 -

2003 từ tư liệu ảnh MODIS hay sự thay đổi lớp phủ rừng huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận 1989 - 1998 bằng ảnh LANDSAT TM (Nguyen et al., 2005) Phạm Văn Cự và cs (2006) với công trình “Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện trạng và quan hệ với biến đổi

sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình”

Một số nghiên cứu nhằm đánh giá biến động đất đai và xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất từ tư liệu viễn thám và công nghệ GIS (Nguyễn Khắc Thời và cs 2010; Đào Châu Thu và Lê Thị Giang, 2003; Nhữ Thị Xuân và cs, 2004; Nguyễn Ngọc Phi, 2009)

Trang 28

Đối với hướng nghiên cứu thứ hai, các tác giả nước ngoài cũng chiếm phần lớn các công bố Từ năm 1998 đến năm 2002 trong nghiên cứu chuyên đề của chương trình nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM), Castella và Đặng Đình Quang (2002) cho rằng: Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở bất kỳ thời điểm nào cũng không ổn định đó là hậu quả của những biến động sử dụng đất trước đó và các phương thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Những biến động trong sử dụng đất và phương thức quản lý tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước Cảnh quan sử dụng đất và nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng của phương thức sử dụng đất và ngược lại Còn quyết định của người dân bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ, tình trạng môi trường và điều kiện kinh tế xã hội Dựa trên kết quả điều tra khảo sát ở mức độ thôn bản, các tác giả phân tích tác động của nhân tố bên trong

và bên ngoài thôn bản tới biến động sử dụng đất, mối quan hệ thống kê giữa các biến số kinh tế xã hội và địa lý được giải thích bằng phương pháp PCA Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố chính dẫn đến thay đổi sử dụng đất là chính sách, khả năng tiếp cận, tăng dân số Các nhân tố bên trong như sức ép dân số, các chiến lược sản xuất, các quy định về quản lý tài nguyên chắc chắn sẽ quyết định các động thái sử dụng đất trong tương lai

Năm 2003, tác giả Muller thuộc chương trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt đới của

Tổ chức Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội biến động

sử dụng đất từ năm 1975 đến năm 2000 tại hai huyện của tỉnh Đắc Lắc Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân biến động đất đai ở khu vực Tây Nguyên giai đoạn đầu từ 1975 đến 1992 được đặc trưng bởi sự mở rộng đất nông nghiệp và chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp Trong giai đoạn thứ hai, từ 1992 đến

2000, sự đầu tư vào nguồn lao động và vốn, cải thiện về công nghệ, giao thông nông thôn, thị trường và hệ thống thủy lợi đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp Độ che phủ rừng trong giai đoạn thứ hai tăng mà chủ yếu là do sự tái sinh của các khu vực canh tác nương rẫy trước đây

Để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình sói mòn lưu vực sông Trà Khúc, tác giả Vũ Anh Tuân đã kết hợp phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý Kết quả nghiên cứu đã xác định được

Trang 29

biến động hiện trạng lớp phủ lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó

mô hình hóa xói mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất giảm thiểu xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004)

Năm 2011, Ngô Thế Ân đã nghiên cứu ứng dụng mô hình tác tố (Agent - based) nhằm mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất tại bản Bình Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,

mô hình tác tố phù hợp cho việc mô phỏng tác động của chính sách đến biến động

sử dụng đất Các thuật toán về sự phản hồi chính sách của người dân trong mô hình dựa vào lợi ích mong đợi, trách nhiệm chấp hành và mức độ ảnh hưởng của cơ quan triển khai chính sách Mô hình có độ tin cậy cao và có khả năng dùng để dự báo biến động sử dụng đất

Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến biến động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, tác giả Vũ Kim Chi (2009) đã sử dụng dữ liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại lưu vực Suối Muội yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất là độ cao, đá gốc, khoảng cách đến quốc lộ 6, khoảng cách đến khu dân cư và dân tộc Một công trình nghiên cứu khác về biến động sử dụng đất và mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội bằng phương pháp thống kê không gian được thực hiện bởi Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013)

Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) đã thực hiện chương trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất dưới tác động của hoạt động kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu toàn cầu tại điểm nghiên cứu là đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc Việt Nam Kết quả của đề tài xác định được biến động đất lúa và lượng phát thải khí mê tan từ canh tác lúa khu vực đồng bằng sông Hồng

Ở khu vực Tây Bắc, chương trình thực hiện nghiên cứu điểm ở Sa Pa đã xác định được biến động sử dụng đất giai đoạn 1993 - 2009 và mối quan hệ giữa biến động

sử dụng đất với du lịch và các tai biến thiên nhiên ở Sa Pa (ICARGC, 2013) Trên địa bàn huyện Tiên Yên, đã có những nghiên cứu về sử dụng đất như Nguyễn Xuân Dũng và Tô Thúy Nga (2013) với “Sử dụng khôn khéo đất ngập nước và đề xuất

Trang 30

giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước vịnh Tiên Yên” và Nguyễn Mạnh Hùng (2010) với nghiên cứu biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam trong đó có khu vực Tiên Yên.

Nghiên cứu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ hiện trạng và bản đồ biến động sử dụng đất khu vực Hồ Tây - Hà Nội (1977-2000) của Nguyễn Đức Khả, Trần Anh Tuấn, Phạm Quang Tuấn (2002) Nghiên cứu đã dựa vào các phần mềm ILWIS 2.3 ARC/INFO 8.01, MAPINFO 6.0 kết hợp với công nghệ hệ thống thông tin địa lý, viễn thám và khảo sát thực địa để xây dựng bản

đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 khu vực Hồ Tây cho ba thời điểm 1977,

1992 và năm 2000; xây dựng bản đồ biến động đất đai giai đoạn 1977 - 2000; xác định được ba khu vực có tốc độ đô thị hóa cao là khu vực đô thị cải tạo, khu vực đô thị mở rộng và khu vực đô thị quy hoạch mới; xác định biến động của 5 loại hình sử dụng đất; xác định bốn kiểu sử dụng đất với 28 loại hình

Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa phục vụ quy hoạch phát triển huyện Ba Vì - Hà Nội (Trần Văn Tuấn, 2011) Nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2005 - 2010 huyện Ba Vì đã có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất tích cực đáp ứng cho nhu cầu đô thị hóa trong quá trình phát triển Đồng thời

đề xuất định hướng sử dụng đất trong thời gian tới, quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện cần quan tâm bảo vệ diện tích đất trồng lúa, cần bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và mở rộng diện tích đất rừng tại các trung tâm, điểm du lịch

Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và hiện trạng sử dụng đất ở quận Tây Hồ -

Hà Nội (Nguyễn Đức Khả, Trần Anh Tuấn, Phạm Quang Tuấn, 2000) Nghiên cứu Biến động sử dụng đất và các vấn đề có liên quan do quá trình đô thị hóa khu vực ven đô thành phố Hà Nội (Nguyễn Cao Huần 2005),…

1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3.1 Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật

- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

- Luật số 45/2013/QH13-Luật đất đai, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực ngày 01/7/2014

Trang 31

- Luật số 55/2014/QH13-Luật Bảo vệ môi trường, Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/021/2015

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích

và tài sản khác gắn liền với đất

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ địa chính;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới

- Quyết định số 1890/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Một số quy định cụ thể như sau:

Điều 54, Khoản 4 Điều 61 của Thông tư 29/2014/TT- BTNMT có quy định cần phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong việc lập quy hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Khoản 3 và 4 Điều 2 Thông tư 29/2014/TT- BTNMT quy định:

(3) Đất phát triển hạ tầng cấp huyện, cấp xã gồm: đất xây dựng cơ sở văn

hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, dịch vụ xã

Trang 32

hội, đất giao thông, thủy lợi, công trình năng lượng, công trình bưu chính, viễn thông và chợ do cấp huyện, cấp xã quản lý

(4) Khu chức năng sử dụng đất là khu vực đất có một hoặc nhiều loại đất

được khoanh định theo không gian sử dụng để ưu tiên sử dụng vào một hoặc một số mục đích chủ yếu đã được xác định theo quy hoạch

Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định tại Điều 61 Thông tư 29/2014/TT- BTNMT : Việc xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 55 của Thông tư này

Xác định định hướng sử dụng đất được quy định tại khoản 1, Điều 55 Thông

tư 29/2014/TT- BTNMT như sau:

(1) Xác định định hướng sử dụng đất:

a) Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;

b) Xây dựng quan điểm sử dụng đất;

c) Xác định định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

1.3.2 Các văn bản của địa phương cụ thể hóa chính sách pháp luật của nhà nước

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về

phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ

đầu (2011-2015) của thành phố Hồ Chí Minh;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định 119/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Trang 33

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;

- Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Văn bản số 1927/TTg-KTN ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp Quốc gia;

- Văn bản số 551/TTg-CN ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập Quy hoạch phân khu Khu vực ven biển tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh;

- Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020), Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020, Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

- Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Cần Giờ;

- Quyết định số 3929/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Cần Giờ;

Trang 34

- Kế hoạch số 3573/KH-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức thực hiện Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) Thành phố và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện;

- Quyết định số 428/QĐ-STNMT-BĐVT ngày 22 tháng 02 năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh về công bố kết quả kiểm kê diện tích đất đai năm 2014;

- Quyết định số 1345/QĐ-STNMT-BĐVT ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh về công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2015;

- Văn bản số 9081/STNMT-BĐVT ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về số liệu Thống kê đất đai năm 2015;

- Văn bản số 1687/STNMT-QLĐ ngày 23 tháng 02 năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường về dự thảo các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh và danh mục dự

án của các ngành, lĩnh vực đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh;

- Văn bản số 3652/UBND-ĐT ngày 16 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) thành phố

- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, 2010, 2014, 2015 của huyện Cần Giờ;

- Quy hoạch chung xây dựng đến năm 2025, các quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên địa bàn huyện Cần Giờ

- Quy hoạch nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện

Trang 35

Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐẤT HUYỆN CẦN GIỜ

GIAI ĐOẠN NĂM 2010 - 2015 VÀ 2015 - 2018

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

1) Vị trí địa lý

Hình 2.1 Sơ đồ hành chính huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

(nguồn Google Earth năm 2019)

- Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh,

cách trung tâm Thành phố 50 km, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35km, từ Đông

sang Tây là 30km Với tọa độ địa lý như sau:

+ Từ 10o22'14'' đến 10o40'00" Vĩ Bắc;

+ Từ 106o16'12" đến 107o00'50" Kinh Đông

Trang 36

- Huyện có ranh giới hành chính như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Ranh giới là sông Soài Rạp

+ Phía Nam giáp biển Đông;

+ Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

+ Phía Tây giáp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh; huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - Ranh giới là sông Soài Rạp

Bảng 2.1 Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Kết quả Kiểm kê đất đai năm 2010)

- Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện 70.421,58ha, chiếm 1/3 tổng diện tích toàn Thành phố, được bao bọc trong vùng các cửa sông: Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Giai (phía Đông bắc), sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam); có đường bờ biển dài khoảng 23 km chạy chệch theo hướng Tây Nam - Đông Bắc Toàn huyện gồm 01 thị trấn Cần Thạnh và 06 xã: Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông Long Hòa, Lý Nhơn và Thạnh An

Với vị trí như trên, huyện Cần Giờ có vị trí rất thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh và địa phương lân cận 2) Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a) Đặc điểm địa chất công trình

Khu vực Tp.Hồ Chí Minh có các trầm tích tuổi Holocene và Pleistocene phân

bố khá rộng rãi và hầu như phủ kín cả thành phố, được sử dụng làm nền cho các công

Trang 37

trình xây dựng và môi trường xây dựng Trong khuôn khổ dự án biên hội bản đồ địa

chất công trình Tp.HCM, tỷ lệ 1/50.000, sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM chủ trì

cùng với nhóm tác giả Nguyễn Đình Tứ đã xây dựng bản đồ phân vùng địa kỹ thuật

của Tp.HCM, trên địa bàn huyện Cần Giờ nhận thấy các khu vực sau:

- Khu vực có cấu tạo nền đất phù sa cổ (xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn),

chủ yếu phân bố ở khu vực có nền đất cao trên 2m; thành phần chủ yếu là cát, cát

pha trộn lẩn 1 ít tạp chất hữu cơ, thường có màu vàng, nâu đỏ Sức chịu tải của nền

đất khá tốt, lớn hơn 1,5kg/cm2 , mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất từ

1,0m đến trên 5,0 m;

-Khu vực có cấu tạo nền đất phù sa mới (Thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa, Tam

Thôn Hiệp) chủ yếu nằm ở khu vực có nền đất thấp dưới 2,0m; thành phần chủ yếu

là sét, bùn pha lẩn nhiều tạp chất hữu cơ thường có màu đen hoặc xám đen Sức

chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7kg/cm2 Mực nước ngầm không áp nông cách

mặt đất khoảng 0,5m

Trên cở sở kết quả phân vùng địa kỹ thuật cho từng khu vực giúp định hướng trong

quy hoạch xây dựng, quy mô chiều sâu tầng khảo sát để có các giải pháp nền móng

thích hợp cho từng công trình

b) Địa hình, địa mạo:

Do hoạt động của các con sông lớn mang tính chất hướng tâm, dưới tác

động của thủy triều đã tạo nên một vùng đầm lầy hình lòng chảo Theo bản đồ địa

hình tỷ lệ 1/10.000 độ cao bình quân là 0,6 - 0,7m Nơi cao nhất là núi Giồng

Chùa (+10m) thấp nhất nằm dưới mực nước biển -0,5m Ngoài diện tích sông rạch

chiếm 26,17% diện tích tự nhiên, địa hình huyện Cần Giờ có thể được chia thành

06 dạng chính sau:

- Dạng không ngập: có cao trình từ 2 đến 10m, phân bố ở Giồng Chùa, xã

Thạnh An diện tích khoảng 50ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên, đây là điểm

cao nhất của huyện không bị ngập triều

- Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm: dạng này có độ cao từ 1,5 đến 2,0m phân

bố chủ yếu ở phía Bắc, tập trung ở xã Bình Khánh, một phần rìa phía Tây thuộc xã

Lý Nhơn và phía Nam là các cồn cát ở TT Cần Thạnh, xã Long Hòa Vùng này

Trang 38

thường ngập vào những năm có con nước lớn trong các tháng 9 và 10, diện tích chiếm khoảng 9.600ha chiếm 13,63% tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện

- Dạng ngập theo chu kỳ năm: có độ cao từ 1,0 đến 1,5m, phân bố chủ yếu ở phía Bắc của Huyện, chiếm phần lớn xã Bình Khánh, một phần phía Bắc xã Tam Thôn Hiệp, chạy dọc theo rìa phía Tây từ Bắc xuống Nam, chiếm phần lớn xã Lý Nhơn, một số diện tích nằm ở TT Cần Thạnh và xã Long Hòa Tại đây vào những con nước lớn trong các tháng 9, 10 mật độ dòng chảy và mực nước cao, vùng này

có diện tích khoảng 15.000ha, chiếm 21,30% diện tích toàn huyện

- Dạng ngập theo chu kỳ tháng: dạng này có độ cao từ 0,5 đến 1,0m phân bố đều trên địa bàn Huyện, tập trung ở phần giữa Huyện, chiếm phần lớn các xã An Thới Đông, Thạnh An, phía Nam Tam Thôn Hiệp, phía Đông Lý Nhơn và phía Bắc Cần Thạnh - Long Hòa Vùng này ngập ít nhất 02 lần trong tháng, vào các tháng nước lớn có thể ngập từ 5 đến 10 lần Diện tích của dạng địa hình này là 16.150ha chiếm 22,93% diện tích toàn huyện

- Dạng ngập theo chu kỳ ngày: có độ cao từ 0 đến 0,5m phân bố không liên tục, tập trung ở khu vực trung tâm huyện và kéo dài mở rộng về phía Đông Nam và Nam của Huyện, thuộc các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Cần Thạnh, Long Hòa Vùng này hàng ngày bị ngập nước khi triều lên, diện tích trên 6.000ha chiếm 8,52% diện tích toàn Huyện

- Dạng bãi bồi ven biển và cửa sông: độ cao <0,5m bị ngập nước hàng ngày khi triều lên, không có lớp phủ thực vật, diện tích không ổn định chịu tác động của sóng gió, diện tích khoảng 5.200ha chiếm 7,38% diện tích toàn huyện thuộc các xã ven biển TT.Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An

Tóm lại, địa hình Cần Giờ chiếm ưu thế với các dạng địa hình ngập theo chu kỳ tháng (22,93%), chu kỳ năm (21,30%), chu kỳ nhiều năm (13,63%) Trong khi đó dạng ngập theo chu kỳ ngày chỉ chiếm 8,52%, dạng bãi bồi ven sông và cửa sông chiếm 7,38% chứng tỏ địa hình ở đây có xu hướng bồi đắp, phát triển thành địa hình cao, ít ngập nước hơn là khuynh hướng bồi đắp lấn biển thành dạng ngập theo chu

kỳ ngày Đây là đặc điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định hướng các

mô hình sản xuất cho Huyện trong tương lai

Trang 39

Bảng 2.2 Diện tích các dạng địa hình của địa bàn huyện Cần Giờ

(Ha)

TỶ LỆ (%)

6 Dạng bãi bồi ven biển và cửa sông 5.200 7,38

c) Khí hậu:

Huyện Cần Giờ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt, nên nhiệt độ cao và ổn định, Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất Thành phố

- Số giờ nắng đạt trung bình từ 5 - 9 giờ/ngày, các tháng mùa nắng đều đạt trên

240 giờ nắng, cao nhất là tháng 3 với 276 giờ và thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ

- Chế độ nhiệt cao và ổn định, biên độ nhiệt trong ngày từ 5o - 7oC, nhưng giữa các tháng biên độ nhiệt không quá 4oC Nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ 25oC - 29oC Từ tháng 3 đến tháng 5 là thời gian có nhiệt độ cao nhất trong năm, nhiệt độ thấp nhất trong năm ở các tháng từ 12 đến tháng 1 năm sau

- Độ ẩm và không khí: cao hơn các quận, huyện khác trong Thành phố từ 4 đến 8%; ẩm nhất là tháng 9 là 83%, khô nhất là tháng 4 là 74%; độ ẩm cao tuyệt đối 100%, thấp tuyệt đối 40%

- Lượng mưa: lượng mưa ở huyện Cần Giờ thấp, giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ 1.600mm xuống 1.200mm Lượng mưa trung bình đạt 150mm/tháng, tháng

6 và tháng 7 là hai tháng có lượng mưa cao nhất, số ngày mưa trung bình khoảng 95 ngày/năm Mùa mưa ở Cần Giờ thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn các nơi khác trong Thành phố

- Lượng bốc hơi: trung bình 120mm/tháng, cao nhất là tháng 4 là 173mm, thấp nhất là tháng 9 là 83mm

Trang 40

- Gió: hướng gió chủ đạo ở Cần Giờ là gió Đông Nam ứng với mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ 1 - 3m/s, hướng gió này làm tăng khả năng dồn nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô; gió Tây Nam thổi trong các tháng 5 đến tháng 10, tốc độ lên đến 26m/s

d) Thuỷ văn

- Thủy triều: huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông - rạch chằng chịt với mật độ dòng chảy cao nhất so với các huyện khác trong Thành phố (7-11km/km2) Mặt nước có diện tích trên 23.000ha với các công sông lớn: Soài Rạp, Lòng Tàu cùng các chi lưu của chúng là Gò Gia, Đồng Tranh, Dinh Bà, Vàm Sát,…đổ thẳng ra biển

Toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày xuất hiện 02 lần nước lên và nước xuống, số ngày nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể Trong ngày hai đỉnh triều thường xấp xỉ nhau, nhưng hai chân triều lại chênh lệch nhau rất xa Biên độ triều nói chung khá lớn và có xu thế giảm dần từ phía cửa sông lên phía thượng lưu Vùng phía Nam biên độ lớn hơn vùng phía Bắc từ 0,6 - 1m Mực nước cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10-

11, thấp nhất vào tháng 5-6

- Độ mặn: vì nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều từ biển Đông truyền vào, các sông rạch của huyện Cần Giờ đều đóng vai trò "kênh dẫn triều" đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn huyện làm cho khối nước mặt ở đây quanh năm bị mặn

Độ mặn trên các sông rạch biến đổi liên tục theo cả không gian lẫn thời gian

Độ mặn ở huyện Cần Giờ thâm nhập theo hình vòng cung, cường độ ở sông Lòng Tàu mạnh hơn sông Soài Rạp Độ mặn 4‰ chỉ xuất hiện ở Cần Giờ trong các tháng mùa mưa - từ tháng 6 đến tháng 7, giới hạn thấp nhất về phía hạ lưu là rạch ông Kèo (sông Đồng Tranh), độ mặn 18‰ xuất hiện thường xuyên ở Cần Giờ, lên cao nhất

là mũi Nhà Bè trong tháng 4 và có thể ra tận mũi Cần Giờ trong những cơn lũ tháng

9 hoặc tháng 10 Trung bình cường độ mặn 18‰ thường ở nông trường Phú Nhuận (sông Dừa), nông trường quận 8 (sông Lòng Tàu), giữa nông trường quận 10 và quận 11 (sông Vàm Sát) và khoảng 3km về phía Nam Lý Nhơn (sông Soài Rạp) Về mùa lũ, độ mặn 4‰ chiếm diện tích lớn lãnh thổ phía Tây Bắc, bao gồm xã Bình Khánh, một phần xã Lý Nhơn

Ngày đăng: 05/12/2020, 19:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w