Cái "ngang" của Nguyễn Tuân Người đời thường nói "Lắm tài nhiều tật". Cái "tật" của nhà văn Nguyễn Tuân, nếu có, thì đó chỉ là "tật ngang ngang" mà thôi. Sinh thời, Nguyễn Tuân có sáu bút danh thì ba bút danh: Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc thoạt nghe đã thấy ngang ngang rồi. Lại nữa, nhà thơ Tế Hanh có kể, khoảng năm 1973, một đoàn nhà văn Việt Nam gồm Nguyễn Tuân, Kim Lân, Tế Hanh được Hội Nhà văn Liên Xô (cũ) mời sang thăm. Khi đến thăm nghĩa trang danh nhân thế giới ở Matxcơva, nơi yên nghỉ của các nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, người phiên dịch đi theo đoàn đã bố trí cho mỗi người một bó hoa, ai muốn viếng nhân vật nào thì đặt hoa lên mộ nhân vật ấy. Nguyễn Tuân yêu cầu cô phiên dịch mua cho hai bó hoa. Kim Lân đặt hoa lên mộ Êrenbua, còn Nguyễn Tuân đặt hoa lên mộ Sêkhốp và Gôgôn. Đi một đoạn, chợt nhìn thấy mộ Khơrúpxốp, Nguyễn Tuân dừng lại thắp hương. Biết Kim Lân và Tế Hanh ngần ngại, Nguyễn Tuân giục Kim Lân và Tế Hanh ra xe trước. Cũng theo nhà thơ Tế Hanh, năm 1959, Nguyễn Tuân và Tế Hanh cùng Nguyễn Văn Bổng vào thăm Quảng Bình. Khi đến cầu Hiền Lương, Nguyễn Tuân đi ra giữa cầu. Mọi người nhìn ông cứ lo lo vì chỉ bước một bước nữa là sang bên kia, sợ phía địch nổ súng. Đếm thanh cầu cuối cùng, Nguyễn Tuân quay trở lại. Đồng chí công an phụ trách hỏi Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân cười và hỏi lại: "Nếu tôi bước quá một bước nữa thì sao nhỉ ". Một lần khác, vào năm 1964, Tế Hanh vào Vĩnh Linh cùng với Nguyễn Tuân. Cùng đi còn có nhà thơ Tú Mỡ. Nguyễn Tuân lại rủ Tú Mỡ đi ra sát bốt công an ở giữa cầu tuyến để quan sát. Nhà thơ Tú Mỡ e ngại không đi, Nguyễn Tuân lại đi một mình, làm mọi người hồi hộp lo âu. Đến khi ông quay trở lại phía bên này cầu (thuộc địa phận của ta) thì mọi người mới yên tâm. Cái "ngang" của nhà văn Nguyễn Tuân là thế. . Cái "ngang" của Nguyễn Tuân Người đời thường nói "Lắm tài nhiều tật". Cái "tật" của nhà văn Nguyễn Tuân, nếu có, thì đó chỉ là "tật. ngại, Nguyễn Tuân giục Kim Lân và Tế Hanh ra xe trước. Cũng theo nhà thơ Tế Hanh, năm 1959, Nguyễn Tuân và Tế Hanh cùng Nguyễn Văn Bổng vào thăm Quảng Bình. Khi đến cầu Hiền Lương, Nguyễn Tuân. ấy. Nguyễn Tuân yêu cầu cô phiên dịch mua cho hai bó hoa. Kim Lân đặt hoa lên mộ Êrenbua, còn Nguyễn Tuân đặt hoa lên mộ Sêkhốp và Gôgôn. Đi một đoạn, chợt nhìn thấy mộ Khơrúpxốp, Nguyễn Tuân