1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tham luận ĐH Đảng

4 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

Nguyễn Tiến Ước- Trường THCS An Bình CHI BỘ THCS An bình ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM *********************** BÁO CÁO THAM LUẬN Về công tác phát triển giáo dục tại địa phương Kính thưa đoàn chủ tịch đại hội. Kính thưa các vị đại biểu khách quý Thưa toàn thể đại hội. Trước hết cho phép tôi thay mặt cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh của các trường học trên địa bàn xã kính chúc các quý vị đại biểu, các đồng chí đảng viên lão thành và toàn thể các đồng chí đảng viên tham dự đại hội luôn có một sức khỏe dồi dào, hạnh phúc trong cuộc sống và gặp nhiều may mắn trong lao động và công tác. Kính thưa toàn thể đại hội. Sau khi được nghe toàn văn báo cáo chính trị của đại hội tôi hoàn toàn đồng ý với những đánh giá về những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kì qua của Đảng bộ cũng như những phương hướng, chỉ tiêu, giải pháp của nhiệm vụ trong nhiệm kì tới. Với cương vị là một đảng viên trong đảng bộ, là một cán bộ của ngành giáo dục đóng tại địa phương với tinh thần xây dựng đảng tôi xin được tham gia đóng góp một số ý kiến với đại hội. 1/ Vấn đề thứ nhất: Công tác phát triển giáo dục ở địa phương Tại hội nghị TW2 khóa VIII BCH Trung ương đảng ta đã khẳng định coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, đóng góp chí tuệ nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục và đào tạo. Kết hợp gia đình – nhà trường – xã hội tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, tập thể. Thực hiện theo tinh thần của nghị quyết TW2 khóa VIII, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân xã An Bình đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển giáo dục. Các nhà trường đã được giao ổn định về mặt bằng, phân định rõ địa giới khu vực, giao quyền sử dụng đất lâu dài tạo điều kiện cho các nhà trường định hướng phát triển một cách bền vững. Bằng sự đầu tư của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, các nhà trường bước đầu đã có những cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Với sự nỗ lực vượt khó của thầy và trò của các nhà trường đã có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và học tập, các cấp học đều có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, học sinh tiểu học có giải thưởng về phong trào thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện, học sinh trung học cơ sở nhiều năm liền có giải 1 Báo cáo tham luận Đại hội Đảng bộ xã An Bình khóa X Nguyễn Tiến Ước- Trường THCS An Bình thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh, đó là những thành tích rất đáng tự hào. Xong bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những khó khăn mà bản thân các nhà trường không thể đơn lẻ giải quyết được. * Một là tình trạng cơ sở vật chất các nhà trường còn rất thiếu thốn, phòng học, bàn ghế, đồ dùng dạy học chưa đầy đủ đồng bộ hoặc quá cũ nát, mọi nguồn xây dựng, đầu tư đều trông chờ vào nhà nước. Nguồn huy động xã hội hóa giáo dục chỉ đơn thuần là sự đóng góp ít ỏi của phụ huynh học sinh, không thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà trường. * Hai là tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều ở tất cả các cấp học đặc biệt là ở cấp THCS nhất là các em học sinh ở các thôn 4 và 5 điều này có một số nguyên nhân sau: - Nguyên nhân thứ nhất: Do nhận thức chưa thật đúng về mục tiêu học tập của học sinh, chưa xác định được động cơ học tập, không nhận thấy sự cần thiết phải học tập không có sự canh tranh nên không có sự phấn đấu tích cực của mỗi cá nhân, từ đó dẫn đến tư tưởng chán học, ngoài ra do gia đình phụ huynh học sinh không kiên quyết yêu cầu con em mình phải theo học, từ đó dẫn đến việc học sinh bỏ học. - Nguyên nhân thứ hai: Hưởng ứng cuộc vận động “ Hai không ” của ngành” giáo dục “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục . Nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và hiện tượng ngồi nhầm lớp”. nhà trường đã tích cực thực hiện theo phương châm “Dạy thật – Học thật”. Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu “Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh”. Đòi hỏi học sinh phải tự giác trong học tập, tự tìm hiểu để tích luỹ kiến thức. Xong học sinh do đã quá thiếu kiến thức sau nhiều năm, tính ỳ quá lớn, không chịu học bài, làm bài nên khi kiểm tra điểm quá thấp dẫn đến tâm lí chán nản không muốn học và bỏ học. Một bộ phận học sinh học quá yếu không đủ điều kiện lên lớp, phải lưu ban ở lại lớp cũ chán học và bỏ học. - Nguyên nhân thứ ba: Do gia đình học sinh ở quá xa trường đường đi rất khó khăn, học sinh còn nhỏ, sức khỏe yếu không thể tham gia học tập đầy đủ được dẫn đến sự chán nản và bỏ học. Do đó để làm tốt công tác giáo dục và duy trì bền vững phổ cập giáo dục THCS tôi xin tham gia đề xuất một số giải pháp sau: - Đảng uỷ lãnh đạo chính quyền và các ban ngành tham gia cùng nhà trường tham gia tuyên truyền vận động nhân dân trong xã hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và trong cuộc sống của mỗi gia đình nói riêng. Đồng thời làm cho nhân dân hiểu rõ việc cho con em trong độ tuổi đến trường là trách nhiệm của mỗi gia đình đối với xã hội và đối với sự phát triển của địa phương. Đảng bộ cần ra nghị quyết giao chỉ tiêu duy trì số lượng học sinh của các cấp học cho các chi bộ thôn bản, coi chỉ tiêu này là một trong những tiêu chí xét thi đua của các chi bộ. Cần có những biện pháp đủ mạnh về kinh tế cũng như các chế độ khác đối 2 Báo cáo tham luận Đại hội Đảng bộ xã An Bình khóa X Nguyễn Tiến Ước- Trường THCS An Bình với những gia đình không tạo điều kiện ủng hộ cho con em đến trường. Trong công tác giữ số lượng, vận động học sinh ra lớp, duy trì và giữ vững tỉ lệ phổ cập. Mặt khác nhà trường cũng tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh thấy dễ hiểu bài hơn, hứng thú học tập hơn, từ đó giảm bớt nguy cơ bỏ học. - Tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục cấp xã và hội khuyến học xã, quan tâm thật sự thích đáng đến sự nghiệp giáo dục, cả về tinh thần và vật chất, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, các điển hình tiên tiến. Từ đó góp phần thúc đẩy phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học bằng các nguồn vốn ngân sách của địa phương, tích cực quan hệ tìm nguồn đầu tư từ các chương trình dự án của cấp trên cho sự nghiệp giáo dục. - Tích cực huy động nhân dân tu sửa làm đường giao thông nông thôn tại các thôn bản vùng khó khăn, giúp việc đi lại của các em học sinh được thuận tiện. Tạo điều kiện về kinh tế hỗ trợ cho các gia đình khó khăn mua phương tiện giao thông cho con em đến trường, giúp nhà trường duy trì tốt công tác số lượng. 2/ Vấn đề thứ 2: Công tác phát triển và xây dựng Đảng trong các nhà trường. Đảng lãnh đạo toàn diện trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Do đó trong công tác giáo dục cũng rất cần sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm qua các chi bộ nhà trường đã làm tương đối tốt chức năng của mình là lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của ngành đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Xong bên cạnh đó vẫn còn một số yếu, thiếu trong công tác phát triển đảng. Do nhận thức chưa thật sự tích cực nên một số giáo viên có phẩm chất tốt xong không có nguyện vọng vào đảng, dẫn đến việc phát triển đảng gặp khó khăn. Mặt khác có thể do quan điểm của người lãnh đạo chi bộ, đòi hỏi quá cao về tiêu chuẩn của quần chúng thuộc diện đối tượng đảng, nên cũng khó phát triển. Vì vậy theo tôi cần có một số giải pháp sau: - Thứ nhất: Cần tuyên truyền giáo dục cho đội ngũ hiểu rõ về vai trò của Đảng, về nghĩa vụ của người cán bộ công chức trong việc tham gia tổ chức đảng từ đó giúp họ có nhận thức đúng đắn, và tự nguyện đến với đảng. - Thứ hai: Khi xem xét những quần chúng có nguyện vọng vào đảng cần nhìn nhận một cách toàn diện, không phiến diện. Nên xác định đưa họ vào tổ chức để giáo dục rèn luyện chứ không nên đòi hỏi họ thật tròn trịa thì mới đưa vào. 3 Báo cáo tham luận Đại hội Đảng bộ xã An Bình khóa X Nguyễn Tiến Ước- Trường THCS An Bình Với nhận thức đó tôi nghĩ rằng mỗi đơn vị nhà trường phải có một chi bộ độc lập đủ mạnh thì mới có thể lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể đại hội. Phát triển giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của mọi đoàn thể trong xã hội không phải chỉ là của các nhà trường. Vì vậy với tinh thần xây dựng, với trách nhiệm của một đảng viên mong muốn được góp phần vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục xã nhà, tôi xin mạnh dạn nêu ra một vài ý kiến nhỏ đóng góp với đại hội, rất mong được sự quan tâm của đại hội. Cuối cùng xin kính chúc các vị đại biểu, các đồng chí đảng viên trong đảng bộ luôn luôn mạnh khỏe, lao động và công tác đạt nhiều kết quả, chúc đại hội thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn. 4 Báo cáo tham luận Đại hội Đảng bộ xã An Bình khóa X . đồng chí đảng viên trong đảng bộ luôn luôn mạnh khỏe, lao động và công tác đạt nhiều kết quả, chúc đại hội thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn. 4 Báo cáo tham luận Đại hội Đảng bộ xã. bộ công chức trong việc tham gia tổ chức đảng từ đó giúp họ có nhận thức đúng đắn, và tự nguyện đến với đảng. - Thứ hai: Khi xem xét những quần chúng có nguyện vọng vào đảng cần nhìn nhận một. đạt được trong nhiệm kì qua của Đảng bộ cũng như những phương hướng, chỉ tiêu, giải pháp của nhiệm vụ trong nhiệm kì tới. Với cương vị là một đảng viên trong đảng bộ, là một cán bộ của ngành

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w