1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tham khảo Bình định

19 729 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 657 KB

Nội dung

Bình Định - Tên gọi qua các thời kỳ BLL –Người Việt xuất hiện trên vùng đất Bình Định ngày nay vào khoảng thế kỷ XV. Nhưng hai từ Bình Định được gọi lần đầu tiên vào năm 1799 và tỉnh Bình Định được đặt tên vào năm 1832. Tuy nhiên, trước đó, vùng đất này có nhiều biến động với các tên gọi khác nhau. Xin giới thiệu cùng Bạn đọc “Bình Định – tên gọi qua các thời kỳ”. Đây là kết quả ghi chép, tổng hợp qua nhiều tài liệu. Có thể còn những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung, hoàn thiện của bạn đọc gần xa ! Dưới đây là tên gọi qua các thời kỳ của vùng đất Bình Định, từ khi có người Việt xuất hiện: - Năm 1471, người Việt chính thức sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất này, vua Lê Thánh Tông đặt tên là Phủ Hoài Nhân, gồm các huyện Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn. - Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đổi tên thành Phủ Quy Nhơn. - Năm 1651, chúa Nguyễn Phúc Tần đổi tên thành phủ Quy Ninh. - Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát, đổi tên thành Phủ Quy Nhơn. - Sau năm 1799, Nguyễn Ánh đổi tên thành dinh Bình Định. - Năm 1808, nhà Nguyễn đổi dinh Bình Định thành trấn Bình Định. - Năm 1826, nhà Nguyễn đổi thành Phủ Quy Nhơn. - Năm 1831, nhà Nguyễn đổi thành Phủ Hoài Nhơn. - Năm 1832, Nhà Nguyễn đặt tên tỉnh Bình Định. - Năm 1890, chính quyền Pháp nhập Bình Định và Phú yên thành tỉnh Bình Phú. - Năm 1899, chính quyền Pháp tách Bình Phú thành 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định. - Năm 1905, chính quyền Pháp lập tỉnh tự trị Leikou Derr, trong đó có tỉnh Bình Định. - Năm 1907, chính quyền Pháp xoá bỏ tỉnh tự trị Leikuo Derr, lập lại tỉnh Bình Định. - Năm 1913, chính quyền Pháp nhập Phú Yên và Bình Định thành tỉnh Bình Phú. - Năm 1921, chính quyền Pháp tách tỉnh Bình Phú thành tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định. - Năm 1945, UBNDCM tỉnh Bình Định đổi tên gọi từ tỉnh Bình Định thành tỉnh Tăng Bạt Hổ, nhưng chỉ dùng tên này trong thời gian ngắn, sau đó vẫn gọi là tỉnh Bình Định. - Năm 1976, Chính phủ CMLTCHNMVN nhập tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. - Năm 1989, Chính phủ nước CHXHCNVN chia tỉnh Nghĩa Bình thành tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định. - Từ năm 1990, đến nay là tỉnh Bình Định. BAN LL ĐH BĐ TẠI TP HCM Bình Định - Vị trí địa lý Tỉnh Bình Định thuộc duyên hải miền Trung, diện tích hơn 6.025 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, có đường ranh giới chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông). Phía Nam gip tỉnh Phú Yên, có đường ranh giới chung 59 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°30'10 Bắc, 108° 54'00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, có đường ranh giới chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông). Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) Thành phố Quy Nhơn (có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông). Chiều dài theo hướng Bắc – Nam, khoảng 110 km; chiều ngang theo hướng Đông – Tây, trung bình khoảng 55 km. Bình Định cách Hà Nội 1.065 km theo hướng Nam; cách TP HCM 649 km theo hướng Bắc; là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng Nam Lào . BAN LL ĐH BĐ TẠI TP HCM Giao thông, có: - Quốc lộ 1A xuyên từ Bắc vào Nam tỉnh, dài 118 km - Đường sắt quốc gia xuyên qua tỉnh, dài 150 km - Quốc lộ 1D nối Quy Nhơn – Sông Cầu (Phú Yên), dài 33 km. - Quốc lộ 19 (qua tỉnh 70 km) nối Cảng Quy Nhơn với tỉnh Gia lai. - Tỉnh lộ có chiều dài tổng cộng 465 km, trong đó tuyến ven biển nối từ Quy Nhơn đến Tam Quan qua Đầm Thị Nại, có chiếc cầu nước nặm dài nhất Đông Nam Á. Sân bay, có: - 1 sân bay Phù Cát, cách TP Quy Nhơn 30 km. Cảng biển, có: - 2 cảng hàng hoá là Quy Nhơn và Thị Nại, trong đó Cảng Quy Nhơn có thể đón tàu 3 vạn tấn. - 1 cảng cá là Thiện Chánh, Tam Quan. Trường học, có: - 398 trường học phổ thông - 2 trường trung học chuyên nghiệp - 2 Trường Cao đẳng là CĐ Sư phạm và CĐ Nghề - 2 Trường Đại học là ĐH Quy Nhơn và ĐH Quang Trung. Bệnh viện, trạm ytế, có: - 16 bệnh viện với 2.180 giường bệnh - 1 viện điều dưỡng - 5 phòng khám bệnh - 157 trạm xá. Điện, có: - 100% số thôn trong tỉnh có điện, - 98,2% số hộ dùng điện. Theo Website tỉnh Bình Định Giới thiệu BĐ Bình Ðịnh là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 6.000km2 phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phiá tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp biển Ðông với l 34km dọc bờ biển. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió muà, nhiệt độ trung bình 270c, lượng mưa trung bình /năm trong 3 năm gần đây 25OOmm, số giờ nắng trong năm 2506. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm l0 huyện và l thành phố. Qui Nhơn là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá cuả tỉnh.Dân số l .46 l .0OO người ( 1999) Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 55,5% dân số với đặc trưng cơ bản là yêu lao động, cần cù, có văn hoá. Tỉnh có Trường Ðại học Qui Nhơn, Trường Kỹ thuật, hàng năm đào tạo hàng ngàn cán bộ khoa học kỹ thuật cho tỉnh và khu vực. Bình Ðịnh là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh , từng là cố đô của vương quốc Chămpa mà di sản còn lưu giữ là thành Ðồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo; nơi xuất phát và là thủ phủ cuả phong trào nông dân thế kỷ l 8 với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung; là quê hương và nơi nuôi dưỡng tài năng các danh nhân Ðào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan Bình Ðịnh còn nổi tiếng bởi truyền thống thượng võ và có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật tuồng, bài chòi Cùng tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và chính sách kinh tế mở của nhà nước Việt Nam, Bình Ðịnh sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước đến hợp tác đầu tư theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và đạt hiệu quả cao. (Nguồn: http://www.vnn.vn/) Chùa Thập Tháp Chùa Thập Tháp Chùa Thập Tháp là một di tích kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, do Thiền sư Nguyên Thiều sáng lập vào năm 1665. Chùa ở vị trí sát mặt thành phía bắc kinh đô Đồ Bàn cũ và thành Hoàng Đế sau này, trên một ngọn đồi cây cối rậm rạp, chu vi gần 1km 2 , trước mặt là ngọn Thiên Bút sơn hay còn gọi là núi Mò O. Về mặt phong thủy mà xét đoán, khi chọn hướng để xây dựng, Thiền sư Nguyên Thiều có lẽ đã lấy núi này làm bức bình phong che chắn cho mặt chính của chùa. Sau lưng được bọc bởi chi lưu của sông Côn chạy dọc theo sườn đồi. Phía bắc là con sông Quai Vạc, xưa gọi là Bàn Khê, uốn lượn chạy về phía đông, đối diện với chùa được thiết kế hồ sen rộng chừng 500m 2 , bờ xây bằng đá ong. Đến 1680, chùa chính thức mới được xây dựng bề thế, với tên gọi lúc bấy giờ là Di-Đà-Tự. Chất liệu xây chùa tương truyền dùng gạch của 10 ngọn tháp đổ của người Chăm nằm ở phía sau đồi Long Bích. Hiện nay quanh chùa còn thấy dấu vết các nền tháp, và rải rác còn có một số mảnh đá trang trí. Phía sau chùa hiện còn có 4 giếng vuông xây bằng đá ong. Kiến trúc chùa Thập Tháp Di Đà theo hình chữ khẩu, được chia thành 4 khu vực: chánh điện, phương trượng, tây đường và đông đường. Các khu này nối liền với nhau bằng một khoảng sân bên trong, còn gọi là sân Thiên Tỉnh (giếng trời) có tác dụng điều chỉnh sánh sáng cho 4 khu kiến trúc trên. Trong 4 khu kiến trúc, Chánh điện là khu được kiến trúc bề thế nhất, gồm 5 gian bằng gỗ, bên trong là bộ khung có 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên. Bộ sườn kết cấu theo kiểu kẻ chuyền, ở đầu đỡ thượng lương là trụ lỏng (chày cối) thô, trang trí họa tiết hoa sen, xếp sách… Những đoạn trích cấu tạo kiểu giá chiêng, hai đầu chạm hoa cuộn; ở những điểm như đầu kèo, vật kê đều được chạm hình rồng cách điệu, nét trơn uốn lượn trang nhã… Trong lòng chánh điện được bài trí các khám thờ; khám chính chiều cao 5m, bên trên được chạm lưỡng long tranh châu, hai bên trang trí kiểu long phụng cách điệu mây là, giữa đề chữ Phúc, phía dưới khám là đề tài bút sách, tất cả đều được sơn son thếp vàng. Hai khám thờ trái và phải của khám chính, cũng được bố cục như vậy, mô típ chạm khắc cầu kỳ hơn được chạm lộng hai lớp, hình rồng cuộn xoáy phức tạp, mang dáng dấp của mỹ thuật thời Lê. Ngoài ra còn có 3 khám thờ khác nhưng bố cục 3 khám này khá đơn giản không có gì đặc biệt. Mặt trước hành lang là bộ cửa bàn pha, được ghép liền với nhau tất cả 14 cánh, trên tạo song tiện, dưới lấp kín chữ Phúc và hoa văn kỹ hà. Bên trên ngưỡng là dải ô sen chạy theo rui cửa chạm bài lệ của Tổ sư Đạo Nguyên có tất cả 24 chữ, các đầu kèo đưa ra đoạn này trang trí nhẹ nhàng bằng những hoa văn hình rồng, nét thanh thoát uyển chuyển. Bên ngoài hai đầu hồi xây gạch, hệ thống cửa cấu tạo đơn giản. Chánh điện lợp ngói âm dương, mái thẳng, các góc không cong, bờ nóc chạy thẳng, nay được tạo hình lưỡng long tranh châu. Kế tiếp sau chánh điện là khu Phương Trượng, được kiến trúc theo kiểu nam Trung Quốc, được cải tạo và nâng cấp vào năm 1973, mái ngói âm dương, bên trong kết cấu bộ sườn gỗ và dạng khám thờ được lắp ráp, chạm trổ khá đẹp. Khu vực tây đường và đông đường cũng được kiến trúc giống như phương trượng. Ngoài 4 khu vực trên phía tây còn có một nhà chánh thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình thái kiến trúc chùa Thập Tháp hiện nay là kết quả của nhiều lần trùng tu, gần đây nhất là vào năm 1997, chùa được nâng cao lên so với mặt bằng cũ 0,60m nhưng khuôn viên kiến trúc vẫn giữ được nguyên như cũ. Tuy được kết hợp hòa quyện giữa cái cũ và cái mới, nhìn chung hệ thống liên kết của chùa Thập Tháp vẫn tuân thủ theo nguyên tắc truyền thống của kiến trúc Việt Nam - hoàn toàn dùng mộng, không dùng đinh hoặc lạt buộc. Ngoài giá trị về kiến trúc, ở đây còn có nhiều tác phẩm điêu khắc, hiện vật có giá trị về nhiều mặt còn được lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Mặc dù kiến trúc mới được làm lại gần đây, nhưng những gì còn lại ở nơi đây, đã đưa Thập Tháp lên hàng đầu trong các ngôi chùa có kiến trúc, điêu khắc đẹp nhất ở vùng Bình Định. (Theo “Di tích danh thắng Bình Định”) Thành Chánh Mẫn “Bình Định – Danh thắng và di tích” Ở địa phận thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (khu vực giáp giới hai huyện An Nhơn và Phù Cát) hiện còn dấu vết một thành đất được đắp dưới thời Tây Sơn, đó là thành Chánh Mẫn. Tên gọi thành Chánh Mẫn là do các nhà nghiên cứu sau này đặt vì thành ở thôn Chánh Mẫn bây giờ. Thành Chánh Mẫn là một bờ thành dài 250 m được đắp bằng đất có kè đá. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy chân thành rộng từ 6m đến 8,5m, mặt thành rộng trung bình 2,2m, chiều cao trung bình 1,5m. Lợi dụng núi đất (mặt tây) núi Choi Voi (mặt nam) quân Tây Sơn đã cho đắp một đường thành ở phía bắc gần như nối hai núi này. Thành Chánh Mẫn vì thế có hình gần giống một tam giác mà đáy là đường thành đắp còn hai cạnh kia là núi Đất và núi Choi Voi. Toàn bộ khu vực trong thành từ lâu đã biến thành ruộng lúa, dân gian thường gọi là đồng Thành Trong. Sát chân thành (ngoài) về phía bắc là dãy ruộng trũng gọi là ruộng Dãy Chùa, chạy dọc bờ thành như một đường hào, chiều rộng trung bình là 30m 2 , tổng diện tích là 4.020m 2 , phía trên ruộng Dãy Chùa là Gò Đồng, nay gọi là khu Lò Gạch, diện tích khoảng 21.550m 2 . Năm 1989 khi san ủi khu vực này để lấy đất trồng bạc hà, người ta đã phát hiện ra rất nhiều gạch tháp và đá ong nằm ở độ sâu cách mặt đất khoảng 0,4m bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Đặc biệt là dấu tích móng nhà được phân thành từng khu có kích thước mỗi khu 10m x 15m xây bằng gạch tháp dựng theo chiều ngang. Gạch tháp này có lẽ lấy từ các phế tích tháp Chăm và dấu tích nền móng kia rất có thể là nền móng các trại lính của quân Tây Sơn. Giữa Gò Đồng có một cột đá xanh hình vuông có lỗ để cắm cờ. Ở đầu phía Đông bờ thành, dưới gò Trống Cán, qua một mương nước là ao Vuông. Như tên gọi, ao có hình vuông mỗi cạnh dài hơn 70m, diện tích chính xác đo được 4.910m 2 . Ao Vuông vốn trồng sen, tương truyền do vua Chiêm Thành làm ra. Ao Vuông đã bị san lấp từ năm 1986. Giữa ao có trụ đá, gọi là trụ cờ, tam cấp, cảnh vuông hay hòn đá Non Nước. Khi lập ao người ta cố đào hòn đá lên nhưng không đào được, bèn đập mỗi người lấy một mảnh về làm đá mài. Về phía tây nam thành cách khoảng 400m có một khu đất cao, tục gọi là gò Súng Bắn (rộng khoảng 100m 2 ). Gò này nay đã bị cải tạo thành ruộng cấy lúa. Thành Chánh Mẫn rõ ràng là có tính chất dã chiến. Quân Tây Sơn sau khi đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn, các kho Càn Dương, Đạm Thủy, kiểm soát toàn bộ vùng đất phủ Quy Nhơn đã lợi dụng địa hình, địa thế thuận lợi của khu vực Chánh Mẫn, Đại Hữu (Cát Nhơn, Phù Cát), Nhơn Phong (An Nhơn) để làm thành đóng quân. Trong quá trình đắp thành, quân Tây Sơn đã triệt để lợi dụng phế tích các di tích cũ của người Chiêm Thành để tiết kiệm công sức. Tuy là dã chiến nhưng thành Chánh Mẫn có một vị trí rất quan trọng về mặt quân sự. Từ đây có thể quan sát nhiều nơi từ xa, theo đường bộ hoặc đường sông đến Tân phủ Càn Dương khoảng 20km, đến thành Hoàng Đế khoảng 13km, phối hợp cùng Tân phủ Càn Dương thành một rào chắn vững chắc bảo vệ thành Hoàng đế, đại bản doanh của bộ chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn và kinh đô của Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc về sau. Bản thân thành Chánh Mẫn cũng mang ý nghĩa phòng thủ lợi hại. Phía tây thành có núi Đất cao 45m. Phía nam thành có núi Choi Voi cao 78m. Phía đông thành có gò Trống Cán, ao Vuông, bàu Dài tạo thành nhiều tầng chướng ngại vật ngăn cách phía ngoài thành và trong thành. Xa hơn là sông Ông Sư như một hào sâu che chắn mặt bắc. (Theo “Bình Định – Danh thắng và di tích”) Bán đảo Phương Mai Nằm về phía đông đầm Thị Nại, như một tấm bình phong khổng lồ án ngữ phía biển cho TP Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai là đoạn cuối cùng của dải núi Triều Châu. Đây là một vùng núi thấp có nhiều ngọn nhấp nhô. Cao hơn cả là hòn Chớp Vung, hòn Mai, hòn Diệp Chữ… Nhìn từ xa, Phương Mai như đầu một con rồng thân nằm dài về phía bắc, đến tận cửa Đề Gi. Tận cùng phía nam của bán đảo là một lưỡi nhọn hình mũi mác với nhiều hốc đá hiểm trở, chim Yến thường kéo về làm tổ. Dân trong vùng gọi nơi đây bằng hai cái tên Mũi Mác và Mũi Yến. Dãy núi phía tây bắc Mũi Mác có một nhánh nhỏ, nhọn sắc như nanh cọp, chĩa về phía tây, tục gọi Gành Hổ, trong các sách cổ gọi là Hổ Ki. Nằm kẹp giữa hai dải núi này là một động cát, trên có bàu nước ngọt khá lớn. Bán đảo Phương Mai được nối với dãy Triều Châu bằng một dải núi dài chừng 2 km, bề ngang chỉ hẹp độ 1/2 km có tên là Eo Vược. Giải thích tên gọi và hình dạng của eo núi, truyền thuyết dân gian kể rằng, ngày xưa nước đầm Thị Nại không ăn sâu vào bán đảo như hiện nay. Một hôm, có ông Khổng lồ đến đây be bờ tát cá trong đầm. Thình lình có một con cá vược rất lớn tung mình qua núi nhảy vọt ra biển. Ông Khổng lồ chạy theo nhưng chụp không được. Tức quá ông mới dậm chân, khiến đất núi sụt xuống. Vết chân giận dữ của ông chính là vùng biển ăn sát phía tây dải núi. Không hiểu vì truyền thuyết Khổng lồ tát cá hay vì hình dáng giống cái gầu mà vũng nước này có tên gọi Sòng Tát Khổng lồ, còn dải núi sau đó có tên là Eo Vược. Bán đảo Phương Mai núi giăng hiểm trở, nhưng xen vào các vách đá và ở ria chân núi có những thung lũng và khoảng trống để hình thành nên các điểm dân cư, tụ tập chủ yếu thành 3 xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Hải và một phần phường Hải Cảng thuộc TP Quy Nhơn. Dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề biển, một số ít làm nghề nông. Hiện nay, dự án cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội đang thi công, vùng đất này trong tương lai sẽ phát triển với cảng nước sâu, các khu công nghiệp, dịch vụ và du lịch… (Theo Bình Định danh thắng và di tích) Bàu Sấu Một địa danh lịch sử (Theo "Bình Định danh thắng và di tích") Dưới chân núi Kỳ Đồng (xã Nhơn Hậu - An Nhơn), ở phía tây có một bàu nước rộng và sâu, tên chữ là Ngạc Đàm, tục gọi là Bàu Sấu. Nhân dân địa phương giải thích sở dĩ có tên gọi như vậy vì xưa kia trong bàu có cá sấu. Mặc dù núi Kỳ Đồng được coi là một trong "tứ linh", tọa lạc ven một bàu nước rộng mênh mông nên được gán cho hình tượng "Thanh long ẩm thủy" (rồng xanh uống nước) và Ngạc Đàm cũng có thể được coi là một thắng cảnh đẹp trong vùng, nhưng Bàu Sấu nổi tiếng và đi vào sử sách là vì nơi đây đã diễn ra một sự kiện bi hùng, gắn liền với tên tuổi của vị nguyên soái anh hùng Mai Xuân Thưởng. Đầu năm 1887, quân Pháp phối hợp với quân triều đình do Trần Bá Lộc chỉ huy đã tiến công trên quy mô lớn vào các căn cứ của nghĩa quân Cần Vương. Do chênh lệch về lực lượng và vũ khí, nhiều vị trí hiểm yếu bị mất vào tay giặc. Trước tình thế ấy, Mai Xuân Thưởng quyết định tổ chức một trận sống mái với quân thù. Ông đã chọn Bàu Sấu làm nơi bày trận. Dưới sự chỉ huy của ông, nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng dũng cảm với quân địch suốt hai ngày đêm. Cuối cùng vì quân địch quá đông lại được yểm trợ bằng hỏa lực mạnh, nghĩa quân không chống đỡ nổi. Quân ta bị tổn thất lớn. Ngay cả chủ soái Mai Xuân Thưởng cũng bị trọng thương. Ông đã phải cùng với tàn quân mở đường máu rút lui về mật khu Linh Đổng, quyết chí xây dựng lại lực lượng chờ ngày phản công. Nhưng ý chí phục thù của Mai nguyên soái đã không thực hiện được. Quân thù đã thẳng tay đàn áp, không từ các thủ đoạn hèn hạ, bắt giam mẹ già của Mai Xuân Thưởng. Vì chữ hiếu, ông đã sa vào tay giặc ngày 4 tháng 5 năm 1887 và hơn một tháng sau bị xử trảm. Bàu Sấu đã trở thành nơi chứng kiến trận quyết chiến cuối cùng của Mai Xuân Thưởng cùng các chiến binh yêu nước. Di tích đồn lũy tại căn cứ Kỳ Đồng, Bàu Sấu sau này đã bị thực dân Pháp cho san phẳng, không còn để lại dấu vết gì, nhưng tinh thần chiến đấu quả cảm vì độc lập của tổ quốc của những người con anh dũng sẽ được ghi tạc mãi mãi trong lòng nhân dân. (Theo "Bình Định danh thắng và di tích") Di tích kháng chiến: Đài Phát Thanh Nguyễn Chí Cường LTS: Cách đây tròn 32 năm, trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968), quân và dân tỉnh Bình Định đã góp phần cùng miền Nam lập nên những chiến công hiển hách. Nhân dịp Xuân về, Tạp chí Văn hóa xin giới thiệu bài viết đôi nét về mũi tiến công thọc sâu đánh chiếm Đài phát thanh của các chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Bình Định năm ấy. Ngôi nhà 183 Lê Hồng Phong (trước đây là đường Võ Tánh), nay là trụ sở Sở VHTT Bình Định, năm 1968 nơi đây là Đài phát thanh Bình Định của ngụy quyền Sài Gòn. Trong chiến dịch tiến công vào thị xã Quy Nhơn đầu năm 1968, trận đánh chiếm và làm chủ Đài phát thanh, được coi là trận đánh tiêu biểu của chiến dịch. Sau này, khi những người nghiên cứu lịch sử đối chiếu, so sánh và nhiều nhân chứng sống xác nhận: Đài phát thanh được chọn làm di tích kháng chiến ghi dấu những trận đánh lẫy lừng, làm nên những chiến công oanh liệt của lực lượng vũ trang Bình Định trong dịp tết Mậu Thân. Như chúng ta đã biết, cuối năm 1967, tình hình chiến cuộc ở miền Nam có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho ta, “Chiến tranh cục bộ” của Đế quốc Mỹ sắp sửa đến hồi phá sản. Thực hiện chủ trương chung của tòan miền, nhất là lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Xuân này hơn hẳn mấy thu qua Thắng trận tin vui khắp nước nhà Nam Bắc thi đua thắng giặc Mỹ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta Quân và dân tỉnh Bình Định đã tổ chức một trận đánh lớn vào thị xã Quy Nhơn-nơi toàn bộ các cơ quan đầu não của địch ở Bình Định đều tập trung tại đây. Trong chiến dịch lich sử này, mục tiêu chính của lực lượng vũ trang ta là dùng các mũi vũ trang gọn nhẹ, tiến công thẳng vào Dinh tỉnh trưởng, Ty cảnh sát, Đài phát thanh, sân bay Quy Nhơn… Nhiệm vụ tác chiến chủ yếu cho các trận đánh này được giao cho 50 bộ đội chủ lực tỉnh cùng với tiểu đoàn đặc công “Liên ấp 3" phối hợp với các đơn vị biệt động và tự vệ nội thị thực hiện. Xét thấy tầm quan trọng của cơ quan Đài phát thanh, vì nếu đánh chiếm được sớm ta có thể sử dụng phương tiện kỹ thuật của đài phục vụ cho công tác tuyên truyền, kêu gọi quần chúng nổi dậy giải phóng quê hương; cho nên theo kế hoạch, mục tiêu tiến công đầu tiên của ta là đánh chiếm Đài phát thanh, sau đó nếu thuận lợi, quân ta sẽ tiến công các mục tiêu tiếp theo. Cuộc tấn công dự định sẽ phát hỏa đúng vào lúc giao thừa Xuân Mậu Thân (tức 0 giờ ngày 29-1- 1968). Trước đó, một đơn vị đặc nhiệm đã bí mật đột nhập vào nội thị trinh sát, điều tra tình hình và chuẩn bị địa bàn. Đơn vị này do đồng chí Nguyễn Khuông (tức Biên Cương), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư thị ủy trực tiếp lãnh đạo. Trong khi công việc chuẩn bị gần như hoàn tất thì một tình huống bất ngờ xảy ra: đồng chí Biên Cương và một số cán bộ hoạt động bí mật của bị địch bắt. Lúc đó đã là ngày 28-1. Tuy nhiên, không thể để trễ ngày nổ súng, Tỉnh ủy quyết định điều chỉnh kế hoạch tác chiến có thay đổi đôi chút so với ban đầu. Nghĩa là mũi tấn công đầu tiên không đột kích vào Đài phát thanh như đã định mà đột kích vào khu Quân Trấn (cách Đài phát thanh khoảng 400 mét về phía Tây-Nam) để giải thoát đồng chí Biên Cương và một số cán bộ của ta đang bị an ninh Quân đội địch giam giữ, sau đó mới đánh chiếm Đài phát thanh. Với kế hoạch được điều chỉnh chút ít này, tối 30 Tết (29-1-1968), Tiểu đoàn 50, tiểu đoàn đặc công và các đơn vị biệt động, tự vệ mật từ vị trí dấu quân ở căn cứ Hưng Thạnh bắt đầu xuất kích. Do có sự chuẩn bị công phu, chu đáo và sự giúp đỡ, bao bọc của cơ sở, toàn bộ lực lượng chiến đấu của ta đã đột nhập an toàn vào nội thị và áp sát các mục tiêu trước giờ giao thừa mà địch không hề hay biết. Sắp đến giờ giao thừa! Bọn Ngụy quân-ngụy quyền và các toán lính Mỹ đang hí hửng vui say chuẩn bị đón cái tết sau một năm phải đương đầu vất vả với “cộng quân”. Tuy vậy, trên đường phố Quy Nhơn thi thoảng xuất hiện những chiếc xe jeep mui trần, sắc lính rằn ri tay gương súng M-16. Đúng 0 giờ ngày 29-1-1968, khi thị xã vang lên tiếng pháo đón chào năm mới là lúc bộ đội ta nhận lệnh nổ súng tiến công địch. Những giây khắc đầu tiên, địch hoàn toàn bất ngờ! Tập kích vào khu Quân Trấn diễn ra hết sức mau lẹ, 22 cán bộ, chiến sĩ của ta, trong đó có Bí thư thị ủy Quy Nhơn Biên Cương được giải cứu. Trên đà thuận lợi, đúng như kế hoạch, 2 đại đội đặc công nhanh chóng đánh chiếm Đài phát thanh, tiêu diệt và bắt sống tòan bộ quân địch trấn giữ ở đây, trong đó có 02 tên Mỹ, làm chủ hoàn toàn khu vực này. Cùng lúc đó các mũi tấn công khác đánh vào Dinh tỉnh trưởng, Đồn cảnh sát Bạch Đằng, kho quân sự Đèo Son, Bến Xe… Quân địch hoang mang cực độ, gần như hoàn toàn bị tê liệt, mất khả năng chi viện, ứng cứu cho nhau. Sau khi hoàn hồn, sáng hôm sau (30-1) địch bắt đầu điều quân từ các nơi khác đến ứng cứu. Từ lúc này trở đi, diễn ra những trận chiến đấu vô cùng ác liệt, địch và ta giành giật nhau từng góc tường, nóc phố. Trong các trận chiến đấu đầy cam go này thì trận chiến đấu chốt giữ Đài phát thanh trong 7 ngày đêm là tiêu biểu nhất. Tại đây, với khẩu hiệu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, các chiến sĩ đặc công đã kiên cường, bám trụ, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch có xe tăng và xe bọc thép yểm trợ. Nhiều chiến sĩ ta hy sinh rất anh dũng, người trước ngã, người sau lên thay, đánh địch đến hơi thở cuối cùng. Tuy nhiên, do lực lượng quá chênh lệch, vũ khí, đạn dược bên ngoài chuyển vào không được, trong lúc đó người chỉ huy trận đánh là đồng chí Biên Cương đã hy sinh; cuộc chiến đấu không cân sức ngày một thu hẹp nhưng rất các liệt. Khi quân địch lên đến tầng hai của Đài phát thanh, chỉ còn lại 2 chiến sĩ đặc công súng đã hết đạn và trong tình trạng bị thương. Cuộc tổng tiến công vào thị xã Quy Nhơn kết thúc sau 7 ngày đếm quân ta làm chủ Đài phát thanh, tiêu diệt hàng trăm tên địch đã đưa cuộc chiến tranh cách mạng ở Bình Định lên một cục diện mới. Cùng với chiến thắng trên toàn chiến trường miền Nam của Xuân Mậu Thân (1968), một lần nữa quân và dân Bình Định đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, đẩy chiến lược “chiến tranh cục bộ” của chúng đi đến phá sản hoàn toàn. Nguồn: Văn Hóa Bình Định -2001 - Số 19 DI TÍCH VÀ TRUYỀN THUYẾT VỀ NHÀ TÂY SƠN Quách Tấn Những truyền thuyết dưới đây là tôi nghe nội tổ và song thân cùng các vị phụ lão ở Bình khê kể lại. Gia đình tôi ở ấp Tây Sơn hạ (Bình khê hiện thời) đã chín đời. Trong nhà trước đây có hai bộ sử chép tay về nhà Tây Sơn (Tây Sơn dã sử), một của người Bình Định viết, một ở Bắc đưa vào. Thời Pháp thuộc cụ Hoàng Yến làm tri huyện Bình khê mượn xem rồi tịch thu mất (tịch thu là vì đồ quốc cấm). Cho nên những gì tôi viết ra đây là viết thuộc lòng, nghe sao viết vậy mà thôi. “Ðành chẳng công đâu may khỏi tội Bao nhiêu chữ đó bấy nhiêu tâm” (Sào Nam) DI TÍCH Tây Sơn là dãy núi phía Tây tỉnh Bình Định thuộc hệ thống Trường sơn. Nằm trọn trong phần đất ba quận Vĩnh thạnh, Cam túc, Bình khê hiện tại. Tây Sơn làm ranh giới cho tỉnh Bình Định ở phía đông và Pleiku, Kontum ở phía tây. Dãy núi An lão và Kim sơn cũng thuộc hệ thống Trường sơn, cũng nằm phía tây tỉnh Bình Định (ở phía bắc) và cũng dính liền với dãy Tây Sơn (ở phía nam) nhưng không mang danh Tây Sơn. Bởi vì cổ nhân lấy tỉnh lỵ làm điểm đứng ngắm. Tỉnh lỵ Bình Định trước kia là thành Ðồ Bàn ở Nam an, Bắc thuận (An nhơn), thời gần đây là thành Bình Định ở An ngãi, Liêm trực (An nhơn), và hiện nay là Qui Nhơn. Ðứng trong ba nơi này mà trông thì dãy Tây Sơn nằm hẳn về chính tây, còn hai dãy Kim sơn và An lão nằm về tây bắc. Tên Tây Sơn đã có từ lâu. Vì núi mệnh danh là Tây Sơn, nên các vùng sơn cước, bình nguyên ở chung quanh cũng gọi là vùng Tây Sơn. Trước kia gọi là Ấp Tây Sơn. Ấp Tây Sơn gồm có ba phần: 1. Tây Sơn Thượng gồm toàn cõi An khê thuộc quận An túc hiện nay, lấy đèo An khê làm ranh giới. 2. Tây Sơn Trung gồm phần đất đai thuộc quận Vĩnh thạnh hiện nay, tức từ đèo An khê đến địa đầu Hữu giang, Tả giang. 3. Tây Sơn Hạ gồm đất đai từ Hữu giang, Tả giang đến An chính, tức là phần đất quận Bình khê hiện nay. Ấp Tây Sơn xưa kia thuộc huyện Tuy viễn (đất Ðồ Bàn sau khi trở thành đất Việt Nam thì chia làm ba huyện: Bồng sơn, Phù ly, Tuy viễn). Tên ấp bị bỏ từ đời Gia Long. CÁC NGỌN NÚI CÓ LIÊN HỆ MẬT THIẾT ÐẾN NHÀ TÂY SƠN Ở bắc ngạn sông Côn có hòn Trung sơn, nằm trong địa phận thôn Phú lạc (chánh quán của Tây Sơn tam kiệt). Ở nam ngạn sông Côn có những núi: Núi HOÀNG ÐẾ, núi HIỂN HÁCH ở quận An túc Ðèo An khê. Núi Ông Bình, núi Ông Nhạc ở phía đông đèo An khê. Núi Tâm phúc, núi Lãnh lương, hòn Hoành sơn, hòn Ấn, hòn Kiếm nằm dọc theo quốc lộ 19, từ núi Ông Nhạc xuống đến thôn Trinh tường, xã Bình tường, quận Bình khê. Từ Tiên thuận trở xuống, dọc theo con sông Côn, đến Hữu giang, Phú lạc núi vẫn nối liền nhau, quanh co khúc khuỷu. Nổi danh nhất là hòn TRUNG SƠN. Hòn Trung sơn thuộc thôn Phú lạc, quê hương của tam kiệt nhà Tây Sơn và anh hùng Mai Xuân Thưởng. Núi không lấy làm cao (422 thước) nhưng trông rất khôi hùng. Trông gần thì mập mạp hung hăng như con bò đực sung sức lúc nào cũng sẵn sàng để chiến đấu. Nên người địa phương thường gọi là hòn SUNG. Lưng núi có nhiều chỗ nổi từng vồng từng ụ, như bị đánh sưng. Nên nhiều người gọi là hòn SƯNG thay vì hòn Sung. Núi còn có tên nữa là ÐỘC XỈ SƠN và ÐỘC NHŨ SƠN, vì ở xa, nếu đứng xiên một phía mà trông thì giống như một chiếc răng nanh dựng ngược, còn đứng trước mặt mà ngó thì tương tợ một nấm vú vun (1). Do đó núi lại có tên nữa là BÚT SƠN. HÒN SUNG là tổ sơn trong vùng hữu ngạn. Mặt hướng về đông nam và lấy dãy Sơn Triều sơn ở Cầu Gành, thuộc An nhơn làm Tiền án (2), và long mạch chạy xuống hướng đông đến hòn Mạ Thiên sơn tục gọi là hòn Mò O ở giữa An nhơn và Phù cát, thì hồi cố (3). Phía trước mặt và hai bên tả hữu,gò đống nổi đầy, cuồn cuộn nhấp nhô như sóng biển. Và những ngọn núi chung quanh đều xây mặt về triều củng, như các vị đại thần đứng chầu một đấng anh quân. Còn gò đống kia là quân lính dàn hầu. Ðến viếng Hòn Sung, một du khách có để lại mấy câu rằng: Hòn Sung tuy thấp mà cao Trời cho làm chốn anh hào lập thân Kìa ai áo vải cứu dân Kìa ai ba thước gươm thần chống Tây Chuyện đời rủi rủi may may Hòn Sung cây trải đá xây bao sờn Trên đỉnh hòn Sung có một vùng đá hình chữ nhật, bằng phẳng, bên cạnh có hai tảng đá vuông vức chồng lên nhau. Người ta bảo đó là "Mả mẹ chàng Lía". Truyền rằng mẹ chàng Lía lâm chung tại hòn Chớp Vàng thôn Phú phong. Lía muốn đưa hài cốt đến táng nơi hòn Sung cách đến 5 cây số về hướng bắc, bèn lên đỉnh núi, đầu đội quan tài mẹ, một tay vịn, một tay nắm chiếc mâm đồng ngắm phía hòn Sung mà vút mạnh. Chiếc mâm vụt bay. Liá liền nhảy theo đứng trên mâm, rồi lấy thế nhảy vọt đến hòn Sung. An táng mẹ xong, lía rinh đá khối xây mộ, và chồng hai tảng đá bên mồ để ngồi khóc mẹ. Do đó người địa phương còn gọi hòn Sung là hòn "Mả Mẹ Chàng Lía". Sau lưng và phía tả phía hữu của hòn Sung, có nhiều ngọn núi không cao nhưng hiểm trở. Như hòn HÀNH SƠN tục gọi là Dốc Dài nối liền hòn Sung và hòn VINH ÐO tức hòn Dồ ở Hữu giang. Nhưng đặc sắc hơn hết là hòn ÐÁ DÀN, tên chữ là DƯƠNG THẠCH SƠN. Hòn ÐÁ DÀN ở phía bắc hòn Sung, cạnh hòn Sống. Trên núi, đá chồng chất, lớp dựng lên lớp giăng ra. Do đó núi mệnh danh là ÐÁ DÀN (dàn bày ra). Dưới chân và trên triền núi, cây cối rậm rạp. Nhưng trên đỉnh lại chỉ có bụi còi. Ðỉnh núi bằng phẳng và chạy dài như một con đường quan lộ. Có lối đi từ chân núi lên đỉnh rồi chạy qua hòn Sống, ra đèo Bồ Bồ , theo đường tắt ra vùng Kim sơn. Chính nghĩa quân Cần Vương đã dùng con đường này để liên lạc với các mật khu trong hai vùng Bắc Nam. [...]... Ông Bình và Ông Nhạc để tập luyện Dinh trại đều cất trong hai núi này Nguyễn Nhạc trấn thủ một núi, Nguyễn Huệ trấn thủ một Vì vậy nên hai ngọn núi này mang tên hai vị chỉ huy: Ông Nhạc, Ông Bình Bình là tên chữ Nguyễn Huệ (Nguyễn Quang Bình) Ðối với Nguyễn Huệ, người địa phương ít hay gọi tên húy Lúc nhỏ thì thường gọi là "chú Ba Thơm" (hoa Huệ có hương), lớn lên lại thường hay gọi tên chữ "Ông Bình" ... kết hợp của nhiều nguồn tư liệu, cùng những phát hiện mới trong công tác khảo cổ học, mở ra nhiều điều thú vị, không những giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận tìm ra những giải pháp trong việc trùng tu tôn tạo di tích mà còn dần dần sẽ trả lại những giá trị tâm linh cho từng ngôi tháp Chăm ở Bình Định • Hồ Thùy Trang • Nguồn: Báo Bình Định ... Hầu, núi Hoàng đế đến đèo An khê còn nhiều chuyện hư hư thực thực về nhà Tây Sơn “Còn non còn nước còn người Còn duyên bút mực còn lời nước non” Quách Tấn THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH: TỪ DI TÍCH ĐẾN DI SẢN Về những tượng Linga-Yony phát hiện ở Bình Định Truyền thống kiến trúc tôn giáo của người Chăm trong lịch sử, do ảnh hưởng của văn hóa, tôn giáo Ấn Độ, các tháp Chăm được xây với biểu tượng là núi Mêru, nơi... chiều kim đồng hồ) lấy nước thiêng hứng từ vòi Yony chảy ra ban phát cho tín đồ Tượng Yony bằng sa thạch khai quật tại di tích tháp Dương Long (Tây Sơn) năm 2008 Ở Bình Định, một tượng Linga được tìm thấy tại chùa Thiên Trúc - nằm cạnh tháp Bình Lâm (Tuy Phước) Linga tạo dáng khối trụ tròn, đầu hơi thon, toàn thân mài nhẵn bóng, chu vi lớn nhất 1,55m, đường kính 0,8m Đầu Linga tả thực với đường viền... Linga này nguyên thủy là vật thờ trong lòng tháp Bình Lâm Theo bản vẽ của H.Parmentier thực hiện vào những năm đầu thế kỷ XX, khi ông nghiên cứu tại di tích Tháp Đôi (Quy Nhơn), lúc đó trong ngôi tháp Bắc có một bệ thờ Linga-Yony cao 2,1m; phần Linga cao 0,5m; Yony hình tròn-đường kính 1,3m; dày 0,20m; vòi Yony dài 0,35m Hiện nay, Ban Quản lý di tích Bình Định đã phục chế theo tỉ lệ 1/1 một tượng thờ... không có, những huyền thoại kể trên thêm vào những di tích lịch sử, làm tăng phẩm giá cho Hoành sơn Năm Tân Sửu (1961), nhân dân Bình khê lại dời trung cốt Mai anh hùng đến an táng Lăng tẩm trang nghiêm hùng tráng làm tăng khí sắc của sông núi bội phần Khách du quan đến Bình Định, tưởng không nên quên núi Ngang vậy Các thầy địa lý Việt Nam cũng như Trung hoa đều công nhận đất Hoành sơn là đại địa, vì... nước nên đám bình dân, gọi núi là hòn Vũng thay vì hòn Dũng Còn đám hàn mặc thì coi vũng nước là nghiên mực của trời, nên đặt cho núi một tên nữa là NGHIÊN SƠN tức HÒN NGHIÊN vậy Lên chơi hòn Nghiên, Ðịnh Phong có mấy câu cảm hứng: “Trên non có nước Gắng bước mà lên Nước non còn nợ chớ quên Lòng trong với nước gan bền cùng non Trời Tây mây kéo hoàng hôn Biển Ðông thấp thoáng sóng dồn bình minh Nghiên... ở vùng An khê (An túc hiện thời) trước hết đều dồn về căn cứ Mộ Ðiểu tập luyện trong ít lâu rồi mới đưa xuống núi Ông Bình, Ông Nhạc ở dưới đèo An khê để khép vào hàng ngũ và huấn luyện thêm Truyền rằng: Một hôm Nguyễn Huệ vâng lệnh anh chỉ huy một đạo tân binh từ Mộ điểu xuống An bình Gần đến chân phía tây đèo An khê thì đạo binh vùng thối lui: Một cặp rắn mun cực kỳ to lớn nằm chận giữa đường, cổ... nên rất khó đi Ở triền phía nam, có con đường mòn chạy theo hướng đông nam để đến đèo An khê Ðó là con đường lịch sử (sẽ nói rõ ở đoạn sau) Ðối trĩ cùng hòn Ông Bình, xiên xiên về hướng đông nam có hòn ÔNG NHẠC cao và rậm không kém hòn Ông Bình Khí thế cũng rất hùng hiểm Từ hòn Ông Nhạc, núi chạy lớp thì vào thẳng trong Nam, lớp thì chạy xiên xiên xuống hướng đông nam Danh sơn đều nằm trong dãy đông... lớp chạy xiên xiên xuống hướng đông nam, từ Ðịnh quang xuống Thượng giang, Tả giang, Trình tường, Phú phong; thành từng giây dài, chằng chịt, liên miên chằng chịt Ðèo AN KHÊ mở lối giao thông giữa Bình Định và vùng Tây Nguyên Tên An khê mới thông dụng từ thời Pháp thuộc Trước kia gọi là đèo VĨNH VIỄN.(3) Ðèo An khê cao đến 740 thước và dài trên 10 cây số, chạy từ đông lên tây Ðường đi rất hiểm trở . Nguyễn đặt tên tỉnh Bình Định. - Năm 1890, chính quyền Pháp nhập Bình Định và Phú yên thành tỉnh Bình Phú. - Năm 1899, chính quyền Pháp tách Bình Phú thành 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định. - Năm 1905,. Bình thành tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định. - Từ năm 1990, đến nay là tỉnh Bình Định. BAN LL ĐH BĐ TẠI TP HCM Bình Định - Vị trí địa lý Tỉnh Bình Định thuộc duyên hải miền Trung, diện. nhất ở vùng Bình Định. (Theo “Di tích danh thắng Bình Định ) Thành Chánh Mẫn Bình Định – Danh thắng và di tích” Ở địa phận thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (khu

Ngày đăng: 10/07/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w