PHÒNG GD & ĐT QUỲNH LƯU TRƯỜNG THCS CẦU GIÁT ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN 2 Năm học 2009-2010 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1 (2,0 điểm): “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ “ ( Trích “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương ) a, Từ “ mặt trời”trong câu thơ thứ hai có phải là sự chuyển nghĩa để tạo ra từ nhiều nghĩa không ? Vì sao ? b, Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy anh” ( Trích “ Chiếc lược ngà “ Nguyễn Quang Sáng ) Câu 2 (3,0 điểm): Tình trạng học sinh bạo lực trong trường học. Em nghĩ gì về tình trạng này ? Câu 3 ( 5,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu…” (Trích “ Sang thu ” – Hữu Thỉnh) Hết PHÒNG GD VÀ ĐT QUỲNH LƯU TRƯỜNG THCS CẦU GIÁT ĐÁP ÁN THI THỬ VÀO THPT LẦN 2 Năm học 2009-2010 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1. (2,0 điểm): a, Từ “mặt trời” không phải là sự chuyển nghĩa để tạo ra từ nhiều nghĩa (0,5 đ) mà được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ. Mặt trời là hình ảnh của Bác Hồ (0,5 đ) b, Từ “ chắc” ( 0,5 đ) – Thành phần tình thái ( 0,5 đ) Câu 2. (3,0 điểm): - Về kỹ năng: + Viết đúng bài văn nghị luận về hiện tượng trong đời sống, có bố cục 3 phần. + Diễn đạt rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết kết hợp lý lẽ và dẫn chứng; không phạm nhiều lỗi chính tả, đặt câu. - Về kiến thức: Học sinh hiểu được biểu hiện của hiện tượng bạo lực; nguyên nhân, tác hại, bộc lọ thái độ phê phán; có ý thức xây dựng tình bạn, tình đoàn kết trong sáng phù hợp với tuổi học sinh… Câu 3. (5,0 điểm): Gợi ý sơ lược * Yêu cầu: a, Về kỹ năng: viết văn bản có bố cục 3 phần. Cần thể hiện được những cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Trình bày và lập luận có thể theo cách riêng, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. b, Về kiến thức: - Giới thiệu đoạn thơ trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Trích đoạn thơ. (0,5 đ) - Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu. (2,0 đ) + Cảm nhận về hương ổi, llàn sương “chùng chình”, làn gió se. + Những tín hiệu của mùa thu bất ngờ hiện ra chưa rõ nét nhưng cũng đủ khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng: “bỗng”, ‘hình như”. + Hình ảnh chọn lọc, giản dị…sử dụng tính từ, động từ hợp lí, nhân hoá… - Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (2,0 đ) + Cảnh rộng dần và rõ nét. + Dòng sông “được lúc dềnh dàng”, êm ả khi không còn nhiều những cơn mưa rào hối hả. Đối lập là hình ảnh “chim bắt đầu vội vã”. Bức tranh không gian cao rộng, trong sáng. + Hình ảnh đám mây: được gọi “mây mùa hạ” chuyển động mềm mại, lưu luyến “vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh mang nét đặc trưng của lúc giao mùa, hạ chưa qua hết mà thu cũng chưa đến. Chú ý động từ “ vắt” có ý nghĩa gợi cảm, có hồn… Từ hai khổ thơ, hiện lên một bức tranh đất trời, thiên nhiên ở làng quê thật đẹp, nên thơ được vẽ bằng nét bút và rung động tinh tế. Người đọc hiểu thêm về hồn thơ Hữu Thỉnh – tình yêu thiên nhiên, gắn bó với làng quê, yêu quê hương đất nước sâu đậm. (0,5 đ) (Lưu ý: người chấm căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chiết điểm cho phù hợp) Hết . như thu đã về. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu ” (Trích “ Sang thu ” – Hữu Thỉnh) Hết PHÒNG GD VÀ ĐT QUỲNH LƯU TRƯỜNG THCS CẦU GIÁT ĐÁP ÁN THI. nội dung và nghệ thu t của đoạn thơ. Trình bày và lập luận có thể theo cách riêng, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. b, Về kiến thức: - Giới thi u đoạn thơ trong bài thơ “Sang thu của nhà thơ. thức: Học sinh hiểu được biểu hiện của hiện tượng bạo lực; nguyên nhân, tác hại, bộc lọ thái độ phê phán; có ý thức xây dựng tình bạn, tình đoàn kết trong sáng phù hợp với tuổi học sinh Câu