THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP MÔN HOÁ THPT NĂM 2010 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Để phân biệt 2 khí SO 2 và khí CO 2 ta dùng A. quì tím; B. Dung dịch Ca(OH) 2 ; C. dung dịch nước brom; D. Dung dịch AgNO 3 . Câu 2: Để chứng minh amino axit là một hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với A. dung dịch KOH và dung dịch HCl; B. dung dịch Na 2 SO 4 ,dung dịch HCl; C. dung dịch KOH và bột CuO ; D. dung dịch NaOH,dung dịch NH 3 . Câu 3: Dãy các kim loại đều có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng A. Fe, Cu, Ag; B. Mg, Zn, Cu; C. Al, Cr, Fe ; D. Ba, Ag, Au. Câu 4: Có các thí nghiệm sau : (I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch axit H 2 SO 4 loãng nguội (II) Sục khí CO 2 vào dung dịch NaAlO 2 (III) Nhúng một lá nhôm vào dung dịch HNO 3 đặc nguội (IV) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO 4 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Có 3 chất hữu cơ : CH 3 NH 2 , CH 3 COOH , H 2 NCH 2 COOH . Để phân biệt dung dịch 3 chất hữu cơ riêng biệt trên có thể dùng : A. quỳ tím; B. kim loại Na; C. dung dịch HCl ; D. dung dịch NaOH . Câu 6: Hai chất là đồng phân của nhau là A. saccarozơ và glucozơ ; B. fructozơ và mantozơ ; C. fructozơ và xenlulozơ ; D. glucozơ và fructozơ . Câu 7: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là A. ancol etylic; B. axit axetic; C. natri axetat; D. Phenol. Câu 8: Dãy các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường và tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Na, Be, Ca B.Na, K, Ba; C. Na, Fe, K; D. Ba, Mg, Fe. Câu 9: Este etyl axetat có công thức cấu tạo là A. CH 3 COOH; B. C 2 H 5 COOCH 3 ; C. CH 3 COOC 2 H 5 ; D. CH 3 OC 2 H 5 . Câu 10:Điều chế kim loại Mg bằng phương pháp A. điện phân dung dịch MgCl 2 ; B. dùng H 2 khử MgO ở nhiệt độ cao; C. dùng kim loại Na khử ion Mg 2+ trong dung dịch MgCl 2 ; D. điện phân MgCl 2 nóng chảy. Câu 11: Để trung hoà 14 gam chất béo cần 15 ml dung dịch KOH 0,1M . Chỉ số axit của chất béo này là A. 5,6 B. 6 C. 7 D. 14 Câu 12: Thực hiện phản ứng trùng ngưng 2 aminoaxit : glixin và alanin thì thu được tối đa số đipeptit là A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 13: Cho 0,1 mol chất hữu cơ X có công thức : H 2 N- C x H y – COOH phản ứng hết với dung dịch HCl tạo ra 11,15 gam muối . Vậy X là A. axit aminoaxetic; B. axit 2- aminoaxitpropanoic; C. Axit- 2- amino – 3 – phenyl propanoic; D. axit 2 –amino – 3 – metyl butanoic. Câu 14: Kim loại có tính chất vật lí chung là A. Tính dẻo, tính dẫn điện,tính khó nóng chảy, tính ánh kim ; B. Tính dẻo, tính dẫn điện,tính dẫn nhiệt, tính đàn hồi; C. Tính dẻo, tính dẫn điện,tính dẫn nhiệt, tính cứng ; D. Tính dẻo, tính dẫn điện,tính dẫn nhiệt, tính ánh kim. Câu 15: Cho các dung dịch sau : glucozơ, saccarozơ, fructozơ, hồ tinh bột, ancoletylic. Có bao nhiêu dung dịch hoà tan được Cu(OH) 2 ? A. 3 B.4 C. 5 D. 6 Câu 16: Khối lượng kết tủa bạc tạo thành khi tiến hành tráng bạc hoàn toàn dung dịch chứa 9 gam glucozơ là (Ag = 108 , O = 16 , H= 1,C=12) A. 1,08 gam; B. 2,7 gam; C. 5,04 gam; D. 10,8 gam. Câu 17: Thủy phân este X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 23. Tên của X là A. etyl axetat; B. metyl axetat; C. metyl propionat; D. propyl fomat. Câu 18: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ? A. Poli(vinylclorua); B.Polisaccarit; C. Protein; D. Nilon – 6,6. Câu 19: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, hồ tinh bột và lòng trắng trứng ta dùng A. dung dịch íôt và dung dịch HNO 3 đặc; B. dung dịch íôt và dung dịch AgNO 3 /NH 3 ; C. Cu(OH) 2 có thêm NaOH ; D. dung dịch HNO 3 đặc,dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Câu 20: Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là. A. Tính khử; B. Tính oxi hóa và tính khử; C. Tính oxi hóa; D. Không xác định được. Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 2,8 g một kim loại R bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 1,12 lít H 2 (ở đktc) .Kim loại R là ( Na =23; Mg =24; Al =27; Fe =56) A. Na B. Mg C. Al D. Fe Câu 22: Cho 3,1 gam một amin đơn chức no, mạch hở A phản ứng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 2M. Công thức phân tử của A là (C=12, H=1,Cl=35,5) A. CH 3 NH 2 ; B. C 2 H 5 NH 2 ; C. C 3 H 7 NH 2 ; D. C 6 H 5 NH 2 . Câu 23: Kim loại nào tác dụng với Cl 2 và dung dịch HCl tạo cùng một loại muối ? A. Cu B. Mg C. Fe D. Ag Câu 24: Este HCOOCH 3 phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm hữu cơ là A. CH 3 COONa và CH 3 OH; B. CH 3 ONa và HCOONa; C. HCOONa và CH 3 OH; D. HCOOH và CH 3 ONa. Câu 25: Chất nào sau đây dùng để bó bột khi gãy xương ? A. CaO; B. CaCO 3 ; C. CaSO 4 . H 2 O; D. CaCl 2 . Câu 26: Hoà tan m gam nhôm trong dung dịch NaOH dư , sau phản ứng ta thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc). Gía trị của m là A. 2,7 gam; B. 5,4 gam; C. 1,35 gam; D. 4,05 gam. Câu 27: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na + , 0,02 mol Ca 2+ , 0,01 mol Mg 2+ , 0,05 mol HCO 3 - , 0,02 mol Cl - . Nước trong cốc thuộc lọai nào ? A. Nước cứng có tính cứng tạm thời; B. Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu; C. Nước cứng có tính cứng tòan phần; D. Nước mền. Câu 28: Thể tích khí NO (giả sử là khí duy nhất ở đktc) sinh ra khi cho 5,6 gam Fe phản ứng với axit HNO 3 loãng (dư) là (cho N=14, O=16, Cu=64) A. 2,24 lit; B. 4,48 lit; C. 6,72 lit; D. 3,36 lit. Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl 3 FeCl 2 . Hai chất X, Y lần lượt là A. Cl 2 , Fe ; B. Cl 2 , Ag ; C. HCl, Fe; D. HCl, Cl 2 . Câu 30: Dãy các chất tác dụng với dung dịch NaOH và HCl là A. Al 2 O 3 , NaHCO 3 , Cr(OH) 3 ; B. CuO , Cr 2 O 3 , MgO; C. Al, Zn, Fe ; D. Al(OH) 3 , Fe(OH) 2 , Ca(OH) 2 . Câu 31: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78g Crom từ Cr 2 O 3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là A. 13,5 gam; B. 27,0 gam; C. 40,5 gam; D. 54,0 gam. Câu 32: Cho các chất : Cu, Fe, Ag và các dung dịch CuSO 4 , FeCl 2 , FeCl 3 . Số cặp chất có phản ứng với nhau là A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 II. PHẦN RIÊNG [8 câu]. Học sinh chỉ được lựa chon một trong hai phần để làm (phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình chuẩn ( 8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Để làm giảm tính cứng tạm thời của nước ta dùng A. CaCO 3 ; B. Na 2 CO 3 , HCl; C. Na 2 CO 3 ,Ca(OH) 2 ; D. NaOH. Câu 34: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu do chất nào sau đây ? A. Khí clo. B. Khí cacbonic. C. Khí cacbon oxit. D. Khí hidro clorua. Câu 35: Dùng poli(vinylclorua) có thể làm vật liệu nào sau đây ? A. Chất dẻo B. Cao su C. Tơ D. Keo dán Câu 36: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit , đun nóng không tạo ra glucozơ .Chất đó là A. xenlulozơ; B. sacacrozơ; C. tinh bột; D. protit. Câu 37: Cho 4,5 gam etylamin( C 2 H 5 NH 2 ) tác dụng vừa đủ với axit HCl . Khối lượng muối thu được là A. 8,15 gam; B. 8,1gam; C. 0,85gam; D. 7,65gam. Câu 38: Cho 10,0 gam hổn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng (dư ).Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hidro(ở đktc), dung dịch X và m (gam) chất rắn không tan. Giá trị của m là (cho H = 1, Fe = 56,Cu = 64 ) A. 6,4gam; B. 3,4gam; C. 5.6 gam; D. 4,4 gam. Câu 39: Nhôm được điều chế bằng cách A.Điện phân dung dịch AlCl 3 B. Điện phân nóng chảy Al(OH) 3 C. Điện phân nóng chảy Al 2 O 3 D. Dùng khí CO khử Al 2 O 3 Câu 40: Thứ tự nào sau đây thể hiện tính oxi hoá giảm dần ? A. Fe 2+ >Pb 2+ >Ni 2+ >Cu 2+ >Ag + ; B. Ag + >Cu 2+ >Pb 2+ >Ni 2+ >Fe 2+ ; C. Fe 2+ >Ni 2+ >Pb 2+ >Cu 2+ >Ag + ; D. Ag + >Cu 2+ >Pb 2+ >Fe 2+ >Ni 2+ . B. Theo chương trình nâng cao ( 8 câu , từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Trong quá trình điện phân, những cation di chuyển về A. cực dương, ở đấy xảy ra sự oxi hoá; B. cực âm, ở đấy xảy ra sự oxi hoá; C. cực âm, ở đấy xảy ra sự khử; D. cực dương, ở đấy xảy ra sự khử. Câu 42: Trong các cặp chất sau, cặp chất nào tham gia phản ứng trùng ngưng A. CH 2 =CH-Cl và CH 2 =CH-OCO-CH 3 ; B. CH 2 =CH-CH=CH 2 và C 6 H 5 -CH=CH 2 ; C. CH 2 =CH-CH=CH 2 và CH 2 =CH-CN; D. H 2 N-CH 2 -NH 2 và HOOC-CH 2 -COOH. Câu 43: Cho các ion sau : Cr 2 O 7 2- ,CrO 4 2- , Cr 2+ , Cr 3+ .Dung dịch chứa ion nào có màu da cam ? A. Cr 2 O 7 2- B. CrO 4 2- C. Cr 2+ D. Cr 3+ Câu 44: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng 75%, khối lượng glucozơ thu được là (Cho H = 1; C = 12; O = 16) A. 360 gam; B. 270 gam; C. 300 gam.; D. 250 gam. Câu 45: Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt được các dung dịch : glucozơ, glyxerol, etanol và lòng trắng trứng ? A.dung dịch NaOH; B.dung dịch AgNO 3 ; C. Cu(OH) 2 ; D. dung dịch HNO 3 . Câu 46: Cho từ từ một lượng nhỏ natri từ từ cho đến dư vào dung dịch AlCl 3 thì xảy ra hiện tượng gì ? A. Natri tan, có khí thóat ra, có kết tủa trắng keo, và không tan; B. Natri tan, có khí thóat ra, có kết tủa trắng keo và sau đó kết tủa tan; C. Natri tan, có khí thóat ra , có kết tủa trắng keo và sau đó kết tủa hoá nâu; D. Natri tan, có khí thóat ra, có kết tủa màu xanh. Câu 47: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tao của nhau có cùng công thức phân tử C 4 H 8 O 2 đều tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 48: Chuẩn độ 25ml dung dịch H 2 SO 4 chưa biết nồng độ đã dùng hết 32,63 ml dung dịch NaOH 0,164 M. Nồng độ mol của dung dịch H 2 SO 4 là: A. 0,214M B. 0,107M C. 0,428M D. 0,126M HẾT . đặc,dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Câu 20: Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là. A. Tính khử; B. Tính oxi hóa và tính khử; C. Tính oxi hóa; D. Không xác định được. Câu 21: Hòa tan hoàn. ? A. Natri tan, có khí thóat ra, có kết tủa trắng keo, và không tan; B. Natri tan, có khí thóat ra, có kết tủa trắng keo và sau đó kết tủa tan; C. Natri tan, có khí thóat ra , có kết tủa trắng. THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP MÔN HOÁ THPT NĂM 2010 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Để