Lần đầu tìm việc làm thêm Khi bạn chưa có chút kinh nghiệm nào, bạn có thể thấy khó khăn khi lần đầu tiên tìm việc làm thêm. Nhưng luôn có những chỉ dẫn hữu ích giúp bạn thành công. Chuẩn bị kế hoạch tìm việc Đây là bước không thể thiếu và phải được làm ngay trước khi bạn bước chân ra cửa. Không chỉ là giấy tờ, hồ sơ cần thiết, bạn còn phải xác định tâm lý mình đã thực sự sẵn sàng chấp nhận thử thách hay chưa. Một bản tóm tắt cá nhân đơn giản Rất nhiều bạn lần đầu tiên đi tìm việc không nghĩ rằng mình cần phải có một bản tóm tắt cá nhân quá trình làm việc và kinh nghiệm (resume). Lý do đơn giản là: "Mình chưa có kinh nghiệm đi làm ở đâu, vậy cần gì đến resume?". Nhưng có 2 lý do khiến bạn thực sự phải quan tâm đến việc hoàn thành một resume trong hồ sơ xin việc của mình nếu muốn thành công ngay từ lần tìm việc đầu tiên. Thông qua bản tóm tắt đó, bạn có thể giúp các nhà tuyển dụng thấy được những nỗ lực của bạn trong quá trình tìm kiếm công việc như thế nào. Resume cho phép bạn thể hiện những nét tiêu biểu của bản thân mà bạn muốn nhà tuyển dụng ghi nhớ. Ngay cả khi bạn chưa từng có chút kinh nghiệm nào, bạn vẫn có thể giới thiệu với họ bạn là ai, điểm mạnh của bạn là gì. Nếu tất cả những gì bạn làm mới chỉ là các công việc gia đình như trông em, đừng ngần ngại viết vào mục tóm tắt quá trình làm việc. Bạn có thể liệt kê những khó khăn và kinh nghiệm thu được khi làm nhiệm vụ chăm nom này. Ngoại hình Hãy chắc chắn rằng khi bạn bước ra cửa lớn, bạn phải trông thật gọn gàng, lịch sự. Không cần thiết phải trang bị cho mình một bộ comple quá sang trọng, chỉ cần bạn trông thật chỉnh tề. Chuẩn bị danh sách những nơi bạn sẽ xin việc Có rất nhiều cách để tìm kiếm các nhà tuyển dụng và danh sách việc làm: các trang web giới thiệu việc làm, các tờ báo địa phương, trung tâm tư vấn nghề nghiệp của trường hay hỏi thăm những người xung quanh. Thậm chí, bạn có thể thêm vào danh sách tìm việc những công việc mà bạn thấy thích như làm ở vườn thú, trông coi quán điện tử… Bạn có thể trực tiếp đến hỏi người quản lý và thể hiện bạn sẵn sàng như thế nào ngay cả khi những việc đó không được quảng cáo. Chuẩn bị cho việc bị "từ chối" Trước khi bạn nộp hồ sơ xin việc vào một nơi nào đó, hãy chuẩn bị tâm lý rất có thể bạn nhận được một câu nói "không". Điều đó hoàn toàn bình thường. Không có bất kỳ ai thành công trong mỗi lần họ tìm việc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phản ứng của bạn khi người quản lý nói: "Xin lỗi, chúng tôi không cần tuyển người cho vị trí này nữa". Không bộc lộ thái độ gì khác lạ, hãy nhẹ nhàng trả lời: "Vậy nếu ông/bà cần một nhân viên trong tương lai, ông/bà có thể liên hệ với tôi. Tôi xin gửi lại một bộ hồ sơ. Cảm ơn ông/bà rất nhiều vì đã dành thời gian cho tôi". Điều này sẽ giúp bạn khẳng định với người quản lý đó rằng bạn thực sự nghiêm túc trong khi tìm việc và muốn theo đuổi những gì đang làm. Nếu bạn quay gót bước đi luôn, đó sẽ không phải là giải pháp hay cho một người trưởng thành đi xin việc. Luôn đứng thẳng và tỏ ra thật chững chạc Bước vào công ty nơi bạn muốn nộp hồ sơ xin việc một cách tự tin và hãy giữ đầu thẳng, ánh mắt nhìn đầy hào hứng. Đó là ấn tượng tốt đẹp ban đầu bạn có thể tạo ra. Nếu bạn rụt rè, e ngại, bạn có thể đánh mất cơ hội của mình vì người quản lý sẽ đánh giá khả năng giao tiếp của bạn không tốt. . Lần đầu tìm việc làm thêm Khi bạn chưa có chút kinh nghiệm nào, bạn có thể thấy khó khăn khi lần đầu tiên tìm việc làm thêm. Nhưng luôn có những chỉ dẫn. nhiều bạn lần đầu tiên đi tìm việc không nghĩ rằng mình cần phải có một bản tóm tắt cá nhân quá trình làm việc và kinh nghiệm (resume). Lý do đơn giản là: "Mình chưa có kinh nghiệm đi làm ở. có 2 lý do khiến bạn thực sự phải quan tâm đến việc hoàn thành một resume trong hồ sơ xin việc của mình nếu muốn thành công ngay từ lần tìm việc đầu tiên. Thông qua bản tóm tắt đó, bạn có thể