1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

9 sai lầm người tìm việc thường mắc doc

4 368 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 86,12 KB

Nội dung

9 sai lầm người tìm việc thường mắc 1. Không kiểm tra kỹ tài liệu tham khảo Theo Mike Barefoot, một quản lý cấp cao tại công ty tuyển dụng Red Zone Resources, nhiều ứng viên đến phỏng vấn với những thông tin tham khảo cũ rích, những con số thống kê hoạt động công ty từ cách đây nhiều năm. Ngay cả cơ cấu tổ chức trong công ty đã thay đổi, ứng viên cũng không kịp cập nhật. Sự sai sót đó khiến các nhà tuyển dụng rất khó chịu, bởi việc tìm hiểu thông tin cũng không đến nơi đến chốn đồng nghĩa với sự quan tâm hời hợt và không mấy thiết tha của ứng viên với công ty. 2. Tiết kiệm lời cảm ơn Barefoot cho rằng, đừng quá tiết kiệm lời cảm ơn với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn. "Chúng tôi khuyến khích ứng viên gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng và bức thư đó không quá ngắn, ít nhất cũng dao động từ 4-8 câu". Nếu chỉ nói một câu cảm ơn không, nhà tuyển dụng sẽ có cảm giác ứng viên cư xử khiếm nhã. 3. Từ chối cộc lốc Khi không đồng ý với đề nghị của nhà tuyển dụng, về mức lương hoặc trách nhiệm công việc, nhiều ứng viên chỉ trả lời cộc lốc là không làm. Bruce Hurwitz, chủ tịch và là GĐĐH của công ty chiến lược về nhân sự Hurwitz Strategic Staffing, LTD., khuyên rằng, "nếu muốn từ chối, bạn nên gửi một lá thư cảm ơn và bày tỏ hy vọng có sự hợp tác lần sau. Khi có vị trí phù hợp, chắc chắn, họ sẽ nhớ đến bạn. Sự từ chối cộc lốc chỉ khiến nhà tuyển dụng mất cảm tình và cơ hội việc làm cho bạn càng bị thu hẹp hơn mà thôi". 4. Sử dụng email công ty vào việc riêng Ngay trên CV, nhiều người ghi địa chỉ email ở công ty cũ, chứ không phải là email cá nhân. Đây là do thói quen của một số ứng viên, không thường xuyên kiểm tra hòm thư cá nhân nên sử dụng luôn email công ty hiện tại vào việc riêng. "Điều nay khiến nhà tuyển dụng có suy nghĩ ứng viên thường để việc công tư lần lộn, sẵn sàng sử dụng thiết bị của công ty vào việc riêng. Chẳng có nhà tuyển dụng nào thích những ứng viên như thế". 5. Thái độ không tốt Qua cuộc trò chuyện trên điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp, bạn tỏ thái độ thiếu thiện chí và tinh thần hợp tác. Bởi bạn cho rằng, nhà tuyển dụng đang cần, còn bạn thì làm cũng được mà không cũng chẳng sao. Vì thế, từ thái độ đến lời ăn tiếng nói, bạn đều tỏ ra bất cần. Đó là điều khiến nhà tuyển dụng cực kỳ dị ứng. Thực tế, thị trường việc làm hiện nay rất nhiều ứng viên tiềm năng. Ngay cả vị trí bạn đang ứng tuyển cũng rất nhiều người "nhòm ngó" và bạn phải vượt qua nhiều đối thử cạnh tranh. Thái độ hời hợt hoặc khó chịu chỉ làm bạn mất cơ hội nhanh chóng. 6. Thiếu tế nhị Bạn liên tục gọi điện nhắc nhở nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ của bạn hoặc hỏi han về kết quả phỏng vấn. Theo Rod Hughes, GĐ truyền thông của Oxford Communications, sự theo dõi thường xuyên với vị trí ứng tuyển là điều nên làm. Nhưng nếu cứ gọi điện hay gửi email quá nhiều, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy phiền và bạn dễ dàng bị loại khỏi cuộc chơi. 7. Phân tán tư tưởng Tìm việc ở nhiều lĩnh vực với nhiều hồ sơ khác nhau gửi đến các nhà tuyển dụng, điều đó khiến ứng viên đang ở trong một chiến dịch tìm việc mang tính phân tán cao. Khi các nhà tuyển dụng thấy hồ sơ của bạn gửi khắp nơi, với nhiều ngành nghề, họ sẽ cảm thấy ái ngại và phân vân vì sự "đa di năng" ấy. Tốt nhất là nên tập trung tìm việc ở cùng một lĩnh vực, đầu từ thời gian, công sức cho đến khi có kết quả cuối cùng. 8. Không tìm việc qua Internet Đa số các nhà tuyển dụng đều muốn tìm kiếm thêm thông tin ứng viên qua Internet. Bởi vậy, thật sai lầm nếu bạn nghĩ rằng, không cần thiết đưa hồ sơ lên mạng, hoặc có đưa cũng chỉ là hình thức, chẳng cần phải cập nhật. Điều đó tạo cho nhà tuyển dụng suy nghĩ, bạn thiếu nhanh nhạy và không tạo lập được nhiều mối quan hệ trong cuộc sống cũng như công việc. 9. Chấp nhận làm mọi việc Nhiều ứng viên nhầm lẫn rằng, họ sẽ là ứng viên hấp dẫn nếu họ chấp nhận bất kỳ loại công việc nào nhà tuyển dụng đưa ra bởi vì họ đã thất nghiệp một khoảng thời gian khá dài. Nếu điều này là thật, bạn cũng nên thông báo rõ ràng với nhà tuyển dụng những việc bạn có thể làm, kèm theo yêu cầu về quyền lợi, mức lương để họ cân đối. . 9 sai lầm người tìm việc thường mắc 1. Không kiểm tra kỹ tài liệu tham khảo Theo Mike Barefoot, một quản lý. nên tập trung tìm việc ở cùng một lĩnh vực, đầu từ thời gian, công sức cho đến khi có kết quả cuối cùng. 8. Không tìm việc qua Internet Đa số các nhà tuyển dụng đều muốn tìm kiếm thêm. 7. Phân tán tư tưởng Tìm việc ở nhiều lĩnh vực với nhiều hồ sơ khác nhau gửi đến các nhà tuyển dụng, điều đó khiến ứng viên đang ở trong một chiến dịch tìm việc mang tính phân tán cao.

Ngày đăng: 30/03/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w