1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non potx

5 408 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 159,72 KB

Nội dung

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Bé K. (Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, Kiên Giang) sinh non bảy tháng, cân nặng chỉ 1,2kg, sau một tháng điều trị tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Kiên Giang sức khỏe tạm ổn, bé xuất viện. Tuy nhiên, bé phải lên TP.HCM để khám mắt, bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh lý ROP. Bác sĩ Trương Quốc Dũng, người nghiên cứu đề tài “Tần suất và các yếu tố nguy cơ đến bệnh võng mạc trẻ sinh non nhẹ cân tại BV Kiên Giang”, cho biết: “Bé K. là một trong những trường hợp bị ROP. Nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể bị mù lòa vĩnh viễn. Nguyên nhân là trong quá trình phát triển của thai nhi, mạch máu ở võng mạc xuất phát từ phần trung tâm phía sau rồi phát triển dần về phía trước và kết thúc lúc cháu bé được đủ tháng. Ở trẻ sinh non quá trình này chưa hoàn thành. Sau khi được sinh ra, nếu các mạch máu phát triển bình thường trẻ sẽ không mắc bệnh, còn phát triển bất bình thường trẻ sẽ mắc bệnh”. Bác sĩ Dũng cho biết ROP là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu, đang trở thành vấn đề chính ở các quốc gia đang phát triển. Qua nghiên cứu 116 ca sinh non điều trị tại khoa nhi BV Đa khoa Kiên Giang năm 2008, trẻ bị ROP chiếm tỉ lệ 26,72%. Cho đến nay người ta chưa xác định được chính xác yếu tố nào là nguyên nhân gây bệnh ROP, nhưng thở oxy nồng độ cao và kéo dài được xem là một trong những yếu tố nghi ngờ có liên quan đến bệnh. Trẻ sinh non càng nhẹ cân, tỉ lệ mắc bệnh ROP càng cao. Bác sĩ Dũng cảnh báo ROP ở giai đoạn sớm nhìn bằng mắt thường sẽ không thể phát hiện được, đến khi có biểu hiện bên ngoài thì đã muộn. Không ít cháu bé chỉ được người nhà đưa đến BV chuyên khoa khi thấy trẻ phản xạ kém với ánh sáng, tuy nhiên lúc này thường đã muộn, không thể can thiệp được nữa. Tốt nhất là đưa trẻ đi khám mắt ngay từ tuần thứ ba hoặc thứ tư sau khi sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm phát hiện, điều trị kịp thời. Một số thành công tại TP.HCM Trong năm năm gần đây, tỉ lệ trẻ non tháng và cực non được cứu sống ngày càng nhiều. Song song đó, chương trình tầm soát bệnh lý ROP hiện nay hợp tác giữa khoa sơ sinh BV Từ Dũ, BV Mắt TP.HCM và BV Nhi Đồng 1 TP.HCM đã phát triển và thu được nhiều thành tựu quan trọng. Tất cả các bé sinh non dưới 32 tuần thai hoặc có cân nặng lúc sinh dưới 2.000 gam đều được bác sĩ chuyên khoa của BV Mắt TP.HCM khám tầm soát ROP. Các bé có bệnh sẽ được điều trị tại khoa mắt của BV Nhi Đồng 1, sau đó được tiếp tục theo dõi tại BV Mắt TP.HCM. Việc điều trị ROP do đó thuận lợi hơn rất nhiều. Trước đây các bé phải qua Thái Lan hoặc Singapore để điều trị. Những năm kế tiếp khi ở VN điều trị được thì cũng phải ra tận Hà Nội. Có nhiều yếu tố liên quan đến ROP, trong đó đặc biệt là việc điều trị oxy nồng độ cao và kéo dài. Tại khoa sơ sinh BV Từ Dũ, việc điều trị oxy cho trẻ sơ sinh được theo dõi bằng các máy đo độ bão hòa oxy trong máu (tốt nhất là giữ SpO2 từ 88-92%) và giảm nồng độ oxy trong khí thở vào càng sớm càng tốt. Nhờ vậy, tỉ lệ trẻ bị ROP nặng đã giảm đáng kể. Điều quan trọng là bác sĩ và gia đình bệnh nhi phải tuân thủ chặt chẽ lịch khám tầm soát cũng như lịch điều trị bệnh lý võng mạc, vì đã có những trường hợp bé bị bong võng mạc dẫn đến mù lòa do gia đình đưa đến BV không đúng hẹn. . Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị được nếu. mạch máu ở võng mạc xuất phát từ phần trung tâm phía sau rồi phát triển dần về phía trước và kết thúc lúc cháu bé được đủ tháng. Ở trẻ sinh non quá trình này chưa hoàn thành. Sau khi được sinh. khám mắt, bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh lý ROP. Bác sĩ Trương Quốc Dũng, người nghiên cứu đề tài “Tần suất và các yếu tố nguy cơ đến bệnh võng mạc trẻ sinh non nhẹ cân tại BV Kiên Giang”, cho

Ngày đăng: 10/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN