1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ

12 412 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 125 KB

Nội dung

Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ * Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới • Hoàng Tuệ • Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới • Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ • Nhu cầu mượn từ • Đồng hoá từ mượn • Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết • Nhất quán và không nhất quán Qua các hội nghị chuẩn mực hoá chính tả và thuật ngữ [1] , có thể rút ra một số vấn đề chung, như các vấn đề trình bày dưới đây. Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới Đây là vấn đề về quan điểm tư tưởng và quan điểm chính sách trong công tác chuẩn mực hoá ngôn ngữ nói chung. Thiết tưởng vấn đề này đáng được suy nghĩ nhiều nhất. Trước tiên, cần chú ý tới một sự tổng kết của lịch sử: kẻ bành trướng tràn tới đâu là đem theo ngôn ngữ của chúng tới đó làm công cụ thống trị; và kẻ bị thống trị đấu tranh bảo vệ bảnn ngữ là góp phần rất quan trọng vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước. Tiếng Việt là một chứng minh cho thực tế lịch sử đó và cho tinh thần đấu tranh của dân tộc ta. Cho nên, hiện nay cũng như trong tương lai, “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” là một công tác luôn luôn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, vì bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc là nhiệm vụ lâu dài của nhân dân ta. Nhưng trong ngôn ngữ học, cũng đã đi tới một sự tổng kết như sau: ngôn ngữ tồn tại, hành chức, và do đó phát triển trên cái nền xã hội của nó là nơi đã diễn ra, trong những điều kiện lịch sử nhất định, các quá trình tiếp xúc dân tộc, văn hoá và ngôn ngữ phức tạp và phong phú trên cái thế có thể là bất bình đẳng mà cũng có thể là bình đẳng giữa các dân tộc. Cho nên, thực quả không có dân tộc nào là một cộng đồng ngôn ngữ và văn hoá thuần khiết, tự túc, tự mãn; và không có ngôn ngữ nào phát triển chỉ với chất liệu của mình mà còn với chất liệu tiếp nhận của ngôn ngữ khác trong quá trình tiếp xúc. Lịch sử của tiếng Việt cũng rõ là như vậy. Trong những điều kiện lịch sử trước kia của đất nước, tiếng Việt đã trải qua cả nghìn năm tiếp xúc với tiếng Hán; rồi sau đó, lại tiếp xúc với tiếng Pháp. Hậu quả là trong trạng thái hiện nay, nó có ba thành phần chất liệu: chất liệu vốn của nó (1) , chất liệu tiếp nhận của tiếng Hán và chất liệu tiếp nhận của tiếng Pháp. Cái đáng chú ý là tuy mức độ thâm nhập của tiếng Hán đã khá là sâu, nhưng vẫn tồn tại ranh giới giữa các chất liệu Việt và Hán. Còn đáng chú ý nữa là tiếng Pháp đại diện cho một loại hình ngôn ngữ, kể cả chữ viết, rất khác, và một loại hình văn hoá cũng rất khác: sự tiếp xúc với tiếng Pháp là một biến động lớn đã xẩy ra, và xẩy ra chưa đủ lâu, trong quá trình phát triển của tiếng Việt. Những cái đặc biệt ấy về tiếng Việt khiến cho tính chất thuần nhất cấu trúc của các chất liệu khác nhau đó không phải là cái hễ muốn có là có được ngay. Thực tình, nên thừa nhận rằng tính chất thuần nhất ấy, như sẽ nói sau, là cái có khi có, có khi không, và nên xem xét ảnh hưởng của tình hình ấy đối với người bản ngữ là chúng ta, tức là xem xét mặt tâm lí và xã hội của một quá trình tiếp xúc ngôn ngữ có tính chất đặc biệt như vậy. Nhưng nếu chưa nói riêng đến cái đặc biệt mà chung, cũng cần thấy rằng hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra là diễn ra ở những con người trong xã hội. Đó là những người mà tâm trí, thực vậy, là những chiến trường ngôn ngữ. Ở đó có thể nảy sinh những xung đột bản ngữ – ngoại ngữ. Thí dụ, tại sao đã có từ trăng rồi lại vẫn dùng từ nguyệt? Nên nói là công-tây-nơ hay nói là cái thùng? Vì sao phải viết a-xít, viết acid không được sao?… Những câu hỏi như vậy thể hiện những xung đột. Đó là những xung đột không những giữa các ý thức coi trọng, coi khinh bản ngữ hoặc ngoại ngữ, mà còn là xung đột giữa các ý thực về giá trị, về khả năng hành chức của những chất liệu ngôn ngữ khác nhau, của bản ngữ hoặc của ngoại ngữ, và xung đột giữa những kĩ năng, những thói quen sử dụng những chất liệu đó. Đứng trước những xung đột như thế, mỗi cá nhân phải tìm ra giải pháp, theo ý thức bản ngữ. Ý thức đó, phần cơ bản trong ý thức nói chung của con người, không thể là bẩm sinh, là tự nhiên mà có; mà có được là qua xã hội và qua học tập, rèn luyện. Đối với sự nghiệp bảo vệ bản ngữ và tăng sức phát triển của nó qua sự mở rộng phạm vi hành chức của nó, trong một quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, thì vai trò và cống hiến của ý thức bản ngữ ở trong những cá nhân là nhân tố rất tích cực. Ý thức đó có thể phát triển thành cái bản lĩnh ngôn ngữ ở những cá nhân có hiểu biết sâu sắc về bản ngữ và đạt tới một sự hiểu biết nhất định, cả trình độ sử dụng nhất địng, đối với những ngoại ngữ có tiếp xúc với bản ngữ. Bản lĩnh ấy, về thực chất, là bản lĩnh văn hoá, mà cũng là bản lĩnh tư tưởng và tình cảm dân tộc. Trong lịch sử tiếng Việt và lịch sử văn hoá Việt Nam, chúng ta nhận thấy cái bản lĩnh như vậy ở những người như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du của thoài đại trước, như Hồ Chí Minh của thời đại ngày nay, và cả trăm, cả nghìn những nhà thơ, nhà văn, nhà văn hoá, hữu danh và vô danh, xưa nay, trên đất nước ta. Thiết nghĩ, bản lĩnh ấy là phần rất quý báu trong cái mẫu về con người Việt Nam, trên đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, trong sự tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc văn hoá ngày càng rộng mở, một cách sinh động hơn, phong phú hơn với thế giới, với loài người, trên thế bình đẳng và hợp tác. Thiết nghĩ phải với quan điểm về hướng phát triển đó của xã hội mới, văn hoá mới, con người mới Việt Nam, mà suy nghĩ về hướng phát triển của tiếng Việt và từ đó về các nguyên tắc chuẩn mực hoá tiếng Việt, tiếng Việt ở một giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng. _________________ (1) Trong chất liệu nói là vốn của tiếng Việt, tất nhiên có cả những yếu tố gốc ở các tiếng Môn- Khơme, Thái…, nhưng ở đây, không nói đến những nguồn gốc xa xưa đó. Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ • Hoàng Tuệ • Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới • Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ • Nhu cầu mượn từ • Đồng hoá từ mượn • Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết • Nhất quán và không nhất quán Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Chất liệu ngôn ngữ bao gồm chất liệu hình thức và chất liệu nội dung. Chất liệu nội dung là những sự vật, những khái niệm, những tư tưởng, tình cảm… Những cái đó, làm nên văn hoá vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc, không phải và không thể là do mỗi dân tộc tạo ra tất cả. Có những cái, có cả những bộ phận, do tiếp nhận tự ngoài vào mà có, và cùng với sự tiếp nhận chất liệu nội dung là sự tiếp nhận chất liệu hình thức. Đó là lí do chính vì sao trong một ngôn ngữ có thể có những từ vốn của ngoại ngữ. Yêu cầu chuẩn mực hoá thường được đặt ra chủ yếu đối với những từ này. Vì thế, thiết tưởng cần phải tìm hiểu hiện tượng tiếp nhận từ của ngoại ngữ, phân loại những trường hợp khác nhau, mới có thể xác định giới hạn đối với yêu cầu nói trên. Sự thực, tiếp nhận từ của ngoại ngữ vào bản ngữ là một quá trình và ý thức của người bản ngữ là một nhân tố rất quan trọng đối với quá trình ấy. Cho nên có thể căn cứ vào ý thức đó mà phân thành những trường hợp khác nhau. Trước tiên, có thể nhận thấy hai trường hợp đối lập thành hai cực. Thứ nhất là trường hợp những từ vốn tự ngoài vào và đã đồng hoá về nội dung cũng như về hình thức, tới mức người bản ngữ không còn ý thức về nguồn gốc ngoại của chúng nữa. Như vậy, không còn có xung đột bản ngữ – ngoại ngữ. Thí dụ, trong một câu tục ngữ tiếng Việt như: “coi gió bỏ buồm”, thì không ai trong chúng ta còn chú ý tới gốc ngoại của từ buồm khi gặp nó hay dùng nó trong câu; chỉ nhà khoa học chuyên trị lịch sử tiếng Việt mới biết đến cái tiền thân xa xưa của nó trong tiếng Hán cổ, cái tiền thân đó còn xưah ơn cả từ phàm, là từ thuộc loại quen gọi Hán – Việt. Từ lò xo cũng là một thí dụ về từ đã đồng hoá nhưng lại là gốc ở từ ressort của tiếng Pháp… Hiện tượng đồng hoá thực đáng chú ý và cần được chú ý – như sẽ nói ở sau – ở những tiêu chuẩn mà theo đó một từ vốn của ngoại ngữ được coi là đã đồng hoá. Thứ hai là trường hợp, những từ có thể gọi là từ ngoại, vốn tự ngoại vào, và không có khả năng đồng hoá, mà trái lại sẽ được dùng trong bản ngữ với yêu cầu mãi mãi là ngoại. Ở trường hợp này, nói chung, cũng không nảy sinh xung đột bản ngữ – ngoại ngữ. Về trường hợp này, nên kể trước hết những tên riêng – tên của những người, những sông núi, thành phố không phải ở nước mình mà ở nước ngoài, và tên của những nước đó. Nội dung và hình thức của những tên riêng này là ngoại trong ý thức của người bản ngữ, và giá trị thông tin văn hoá của chúng chính là ở bản chất ngoại đó. Cho nên, trong sự chuẩn mực hoá, cái ý muốn duy trì những tên riêng ấy ở hình thức vốn có của chúng ở trong ngoại ngữ là, về nguyên tắc, một điều hợp lí. Ngoài những tên riêng đó, còn có thể coi là từ ngoại, những từ mà người bản ngữ muốn dùng với hình thức ngoại của chúng để thông tin về những nội dung, mặc dù không phải là ngoại, nhưng có sắc thái ngoại độc đáo. Thí dụ, trong một tiểu thuyết dịch, nếu không dịch nghĩa mà cứ để nguyên những từ của tiếng Mĩ như: “gangster”, “blue-jean”, “hold-up”… nguyên cả cách viết, là không muốn làm mất đi những nét riêng của xã hội nước Mĩ, mặc dù có thể có những từ để đáp ứng những nội dung ấy, vì ở đâu mà chẳng có những loại người, loại quần và loại hành động giống như vậy! Những từ ngoại này có thể gọi là từ ngoại gợi cảm. Thực ra, chúng không khác mấy, về hình thức, với từ mượn sắp nói tới dưới đây. Nhưng cái khác quan trọng nhất là ở chỗ: đã là từ ngoại thì người bản ngữ dùng nó với ý thức về nguồn gốc và cả về chức năng của nó; cho nên, ở đây, cũng có thể coi là không có xung đột bản ngữ – ngoại ngữ. Giữa hai thái cực trên – từ đống hoá và từ ngoại #8211; là trường hợp của những từ mượn. Đây là trường hợp có tính chất trung gian, nhưng vẫn nhận ra được ranh giới. Trước tiên, nội dung của từ mượn không phải ngoại, mà chung hay, đã trở thành chung. Đó là cái khác cơ bản giữa từ ngoại và từ mượn. Thí dụ, xét về nội dung thì “Chicago”, “gangster”… là từ ngoại, còn công-tây-nơ, a-xít… là từ mượn. Nhưng về hình thức, từ mượn vẫn giống từ ngoại. Và người bản ngữ thế nào cũng nhận ra được hình thức ngoại của từ ngoại và từ mượn qua các đặc điểm về âm, hay về cách dùng, từ là về khả năng hành chức của chúng trong bản ngữ. Chính sự đối lập giữa hình thức và nội dung như vừa nói là sự xung đột bản ngữ – ngoại ngữ tập trung ở từ mượn và làm thành vấn đề của nó. Có thể phát biểu vấn đề ấy như sau: tại sao nội dung không phải hay không còn là ngoại mà hình thức lại vẫn là ngoại? Trước vấn đề ấy, nếu cách xử lí của người bản ngữ là vẫn cứ chấp nhận, cứ hoan nghênh hình thức ngoại, mặc dù nội dung không là ngoại, thì cách xử lí ấy là hành động mượn từ và những từ xuất hiện trong bản ngữ do hành động ấy là từ mượn. Như vậy, mỗi hành động mượn từ là một giải pháp có ý thức của người bản ngữ đối với một trường hợp xung đột bản ngữ – ngoại ngữ. Giải pháp ấy đúng hay sai? Câu hỏi này lại là vấn đề của sự chuẩn mực hoá, một vấn đề quan trọng trong sự chuẩn mực hoá ngôn ngữ về mặt từ vựng. Vì lẽ đó, cần nói riêng về từ mượn. Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Nhu cầu mượn từ • Hoàng Tuệ • Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới • Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ • Nhu cầu mượn từ • Đồng hoá từ mượn • Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết • Nhất quán và không nhất quán Nhu cầu mượn từ Hành động mượn từ có thể chẳng có lí do gì chính đáng, chẳng đáp ứng một nhu cầu thực sự nào về ngôn ngữ, mà nhiều khi, chỉ là biểu hiện của ý thức không tôn trọng, không nghiêm túc đối với ngôn ngữ của dân tộc. Ở đâu cũng có sự tình này. Ở ta, rõ ràng là có khi đã như như thế. Thực ra, cái cớ lúc đầu là chưa có sẵn từ trong bản ngữ để đáp ứng ngay một nội dung mới, còn có tính chất ngoại. Thí dụ, chừng nửa thế kỉ trước, cái xe đạp là một trường hợp như thế và có người đã gọi nó là tự hành xa! Thí dụ này đáng chú ý, vì trước đây có lắm người thông tiếng Hán hễ gặp một nội dung mới từ phương Tây đến (đặc biệt là khái niệm trừu tượng về văn hoá, chính trị… nhưng cả khi là sự vật cụ thể cũng thế) thì một mặt, cự tuyệt chất liệu Pháp; mặt khác cũng không chịu tìm chất liệu Việt mà sẵn sàng dùng ngay chất liệu Hán, tức Hán Việt. Sự tình này, như đã nói, có nguyên nhân lịch sử trong quá trình tiếp xúc quá dài giữa tiếng Việt và “chữ Hán”, tức là dạng ngôn ngữ viết của tiếng Hán được tiếp tục dùng ở Việt Nam, từ khi nước ta thoát khỏi ách thống trị của Trung Hoa. Sự tình ấy đã ảnh hưởng khá rõ đến trạng thái chung của từ vựng tiếng Việt. Mặc dù thế, nếu dùng lạm từ Hán Việt, tức là mượn gốc Hán là vẫn gây ra phản ứng chống đối của người Việt Nam. Tự hành xa đã tự lúc đầu tỏ ra là một sự kém cỏi học giả, không chấp nhận được và đã nhanh chóng bị thay thế bằng xe đạp. Từ mượn gốc Pháp cũng có thể gây ra phản ứng đó. Tủ lạnh đã được hoan nghênh để thay thế fri-gi-de. Ti vi chắc chắn rồi sẽ chịu số phận như fri-gi-de và tự hành xa thôi. Những thí dụ trên đây về sự thay thế từ mượn bằng từ Việt chứng tỏ rằng bản ngữ là một nguồn chất liệu hình thức để thay thế, và xu hướng sử dụng chất liệu đó, một cách triệt để và sáng tạo, có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong sự chuẩn mực hoá bản ngữ. Tuy vậy, những thí dụ như thế trong tiếng Việt còn cho thấy là, tự khi mượn nó tới khi không mượn nữa, tức là tới khi thay thế được từ mượn bằng bản ngữ, thường là có thời gian, để nội dung đủ mức đi sâu vào đời sống và để tìm ra hình thức bản ngữ đáp ứng nội dung đó một cách đáng hài lòng. Sự thực, có khi phải tiếp tục dùng từ mượn, vì lẽ đơn giản là chưa có khả năng thay thế. Không dẫn thí dụ nhưng rất dễ thấy là trong tiếng Việt, có những bộ phận của cái xe đạp hay xe máy đã được gọi bằng từ sẵn có, hoặc từ đặt ra để thay thế từ mượn, hoặc từ mượn đồng hoá, nhưng rõ ràng là còn có những bộ phận phải tiếp tục gọi bằng từ mượn. Đó là những sự vật cụ thể. Khi là những khái niệm, những tư tưởng thì sự thay thế lại càng không phải đơn giản. Cho nên, trong hành động mượn từ, và thái độ tiếp tục dùng từ mượn, còn phải thấy rằng có trường hợp, nhu cầu là thực sự. Thường có hai nhu cầu chính: nhu cầu định danh chính xác và nhu cầu gợi cảm. Tất nhiên, hoàn toàn không có căn cứ để nói rằng từ bản ngữ không đủ sức đáp ứng nhu cầu định danh chính xác. Tuy vậy, có những trường hợp, những phạm vi, khi nội dung có tính chất đặc biệt thì mượn, do chỉ có một nghĩa nên đáp ứng được tốt nhất đòi hỏi phải gọi tên cái nội dung ấy mà không gây ra lẫn lộn. Đó là, chẳng hạn trường hợp từ công-tây-nơ dẫn ra ở trên trong tiếng Việt: từ mượn này, vốn ở tiếng Anh là “container” chỉ cái chứa, cái đựng nói chung, và chỉ một loại thùng đặc biệt chuyên dùng trong vận tải; nếu thay thế nó bằng từ thùng cho đơn giản thì không thoả mãn nhu cầu định danh nói trên, bởi vì không phải loại thùng nào cũng là công-tây-nơ cả. Giống như trường hợp từ can cũng có nghĩa như là thùng và gốc ở tiếng Anh là từ “can”; nhưng để đựng dầu hoả của người này là cái can bằng kim khí hay bằng nhựa hẳn hoi, mà của người khác có thể tạm bợ một cái thùng nào đó không gọi là can được. Cái khác nhau là: chuyện can, chuyện đời sống bình thường, còn chuyện công-tây-nơ quan trọng hơn nhiều; đây là chuyện vận tải hàng hoá, theo tiêu chuẩn quốc tế của một ngành hoạt động kinh tế. Từ mượn công-tây-nơ là một thuật ngữ khoa học, một danh từ chuyên môn hay chuyên danh. Thiết nghĩ đối với thuật ngữ thì giá trị định danh chính xác mà nó phải có là một yêu cầu cần để lên hàng đầu. Điều mà các nhà khoa học trong các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội đều muốn tránh, là tình trạng một khái niệm được định danh bằng những từ khác nhau, và một từ dùng để định danh những khái niệm không giống nhau. Cho nên, một mặt, nhà khoa học không thể không thấy yêu cầu của xã hội là chớ làm cho ngôn ngữ khoa học trở thành một thứ ngôn ngữ quá tách biệt khỏi ngôn ngữ chung của dân tộc; nhưng mặc khác, xã hội cũng không thể không thấy yêu cầu của nhà khoa học là chớ gây ra, bằng một quan niệm quá dễ dãi về thuật ngữ, những sự hiểu lầm có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của khoa học. Trong tình hình hiện nay, ngành khoa học nào cũng có trình độ chuyên môn hoá sâu của nó cho nên tiếng nói quyết định trong việc xây dựng hệ thống thuật ngữ của mỗi ngành nói chung, và nói riêng, việc nên hay không nên dùng từ mượn, thay thế hay không thay thế từ mượn bằng từ của bản ngữ cần được dành cho các nhà khoa học của mỗi ngành. Tất nhiên, các nhà khoa học nên có sự cố gắng nhìn đến các nguyên tắc chuẩn mực hoá ngôn ngữ, trong khuôn khổ chuẩn mực hoá từ vựng. Giá trị định danh chính xác của thuật ngữ, hiện nay, cũng có ý nghĩa quốc tế. Một trong các hoạt động của “Hội thuật ngữ học quốc tế” là thu thập thuật ngữ mới, của một số thứ tiếng trên thế giới (trong đó có tiếng Việt) để so sánh và phát hiện những hiểu lầm có thể sinh ra giữa các nhà khoa học ở những nước khác nhau nhưng hoạt động trong cùng một ngành. Tuy vậy, ở diện quốc tế, vấn đề thống nhất hoá hay quốc tế hoá thuật ngữ lại có một khía cạnh tư tưởng đáng chú ý là một số nước đã đi những bước trước trong một ngành khoa học nhất định, có ý muốn dùng thuật ngữ của nước mình là cái cơ sở cho thuật ngữ của những nước khác. Thí dụ, không ít người cho rằng các khái niệm của điều khiển học đã sinh ra và được hoàn chỉnh hoá trước ở Mĩ, cho nên đồng bộ thuật ngữ của ngành này ở bất cứ nước nào cũng nên mượn của Mĩ. Quan điểm ấy không phải đã được tán thành một cách dễ dàng, và cũng không ít người ở những nước khác, những nước có vai vế như Mĩ về mặt khoa học, cho rằng sự tràn lan của những “americanisme” ấy là vô lối, và cần phải nhìn lại. Những quan niệm như thế ở góc độ này hay ở góc độ kia, ở góc độ nào cũng thể hiện quan điểm tư tưởng, với ít hay nhiều màu sắc dân tộc chủ nghĩa, thậm chí sô-vanh chủ nghĩa. Vì thế, một nước đang phát triển về khoa học và đang làm công tác thuật ngữ học, như nước ta, không nên mắc vào sự tranh cãi như thế, và trong trường hợp cần phải dùng từ mượn làm thuật ngữ thì mượn của tiếng nào là chủ động lựa chọn theo tiêu chuẩn về tính chất hệ thống có thể đạt được trong tiếng Việt và theo quan điểm, như đã nói, về sự tiếp xúc ngôn ngữ càng ngày càng rộng mở giữa tiếng Việt với các thứ tiếng khác… Về nhu cầu gợi cảm, cũng cần thấy rằng không phải chỉ từ mượn có khả năng đáp ứng, mà trái lại, ưu thế ở mặt này nói chung thuộc về từ bản ngữ. Nhưng thế nào là sự gợi cảm của từ? Có thể tạm nói rằng từ mà có sức gợi cảm là khi mà ngoài chức năng định danh, nó còn có thể tạo nên những mối liên hệ đặc biệt giữa ý thức với thực tế, trong một hoàn cảnh nhất định. Như vậy, nhu cầu gợi cảm một từ cũng có thể xem là nhu cầu về phong cách ngôn ngữ, và cũng có thể nhận thấy rằng trong những hoàn cảnh nhất định, từ mượn cũng có tác dụng riêng. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, thường có cách khai thác tác dụng gợi cảm của từ mượn gốc Hán, tức là từ Hán Việt. Thí dụ, từ nguyệt không phải “quốc âm” mà rất Đường thi ấy đã được Nguyễn Trãi dùng năm trăm năm trước, trong một câu thơ mà đọc lên ta cảm thấy không những có trăng, có rượu mà còn có tâm tư, có cả phong độ của một con người: “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng nghiêng chén”. Ngày nay, vẫn còn cách dùng từ nguyệt như vậy trong những câu thơ có ánh trăng, tất nhiên với sự thành công không giống nhau, và cả những lí do kĩ thuật có khác nhau, nhưng đều với cái ý thức của nhà thơ là muốn dùng một chất liệu hình thức ngoại, đã có phần đồng hoá, nhưng chưa hoàn toàn, và do đó mà chất liệu nội dung cũng có màu sắc riêng. Ở những hoàn cách khác hẳn, cũng có thể thấy tác dụng gợi cảm của từ mượn. Thí dụ, trong nhiều ngôn ngữ, ở những hoàn cảnh có nói đến thể thao, đến việc ăn, việc mặc là cứ thấy cái thế mạnh khá rõ của từ mượn, của những từ như: gôn, pê-nan-ti… hay rô-ti, mằn thắn, va-li-de… Thực ra, những từ như thế đã rất gần với từ ngoại. Trong phong cách khoa học, thì từ mượn dùng làm thuật ngữ do không có tác dụng gợi cảm riêng của nó, nên chính vì thế mà tạo cho phong cách này tính chất trung hoà, túc là ít gợi cảm, là đặc điểm của nó, so với phong cách thơ, phong cách nghệ thuật. Nếu nói riêng về phong cách báo chí thì có thể khác, bởi vì phong cách này, có khi, cần phát huy tác dụng chiến đấu và thông tin, tức cũng là tác dụng gợi cảm, gợi nhiều mối liên hệ, cho nên loại từ mượn có tính chất thuật ngữ và gần với từ ngoại có thể có giá trị riêng. Thí dụ, nói lại gần như trích dẫn theo bài báo của bọn phản động quốc tế là “nhân quyền”, là “đề-tăng” (hoặc détente) thì thiết tưởng, do khác về chất liệu hình thức, nên khác về chất liệu nội dung, so với quan điểm và cách nói của ta là quyền con người, là làm dịu căng thẳng… Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Đồng hoá từ mượn • Hoàng Tuệ • Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới • Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ • Nhu cầu mượn từ • Đồng hoá từ mượn • Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết • Nhất quán và không nhất quán Đồng hoá từ mượn Một từ mượn, nếu không bị thay thế, thì còn trải qua một quá trình chịu những tác động của người bản ngữ mới có vị trí vững vàng. Quá trình ấy là sự đồng hoá từ mượn. Nói chung, nó biểu thị mặt tích cực, sáng tạo, của người bản ngữ đối với từ mượn để nhằm tạo nên tính chất thuần nhất trong bản ngữ. Cho nên, trong sự chuẩn mực hoá ngôn ngữ, đồng hoá từ mượn là một yêu cầu rất được chú ý. Nếu ta nói đến sự Việt hoá từ mượn trong tiếng Việt thì chẳng hạn, người Pháp cũng nói đến sự Pháp hoá những từ mượn trong tiếng Pháp… Nhưng như thế nào là đồng hoá thì hình như không phải không có lúng túng trong quan niệm, và do đó, trong các quy định chuẩn mực hoá, thí dụ, ở tiếng Pháp có từ mượn pull-over quen thuộc, gốc tiếng Anh: về chính tả thì trong tiếng Pháp bắt viết hoàn toàn như tiếng Anh; về ngữ âm, lại bảo phát âm theo tiếng Pháp (âm tiết cuối phát âm “ve”, không phát âm phát âm “vơ”). Một sự Pháp hoá như vậy là chưa rõ lẽ! Nếu dẫn những thí dụ về sự Anh hoá từ mượn gốc Pháp, cũng có thể nhận thấy tình hình như thế. Chẳng hạn, trong tiếng Anh có từ debt (là nợ) vốn gốc Pháp là dette, mà về phát âm chẳng khác gì nhau mấy, nhưng về chính tả, bên tiếng Anh buộc phải có chữ b, chẳng qua là muốn Anh hoá, nhưng lại Anh hoá bằng các truy tới gốc Latinh là debitum! Tình hình đó ở các ngôn ngữ không cho phép ta, trong sự Việt hoá từ mượn, viện dẫn một cái mẫu nào để theo. Vả lại, đồng hoá có ý nghĩa dân tộc hoá, cho nên thường bao hàm, trong các quy định chuẩn mực hoá theo hướng đồng hoá, một quan điểm dân tộc nào đó, ở một nước nào đó, vào một thời điểm nào đó, mà ta không thể nghĩ là chân lí rồi! Cho nên, yêu cầu nghiêm chỉnh là xem xét lại các tiêu chuẩn mà theo đó, từ mượn có thể được coi là đồng hoá. Thường có sự chú ý nhiều đến tiêu chuẩn ngữ âm. Quả nhiên, trong các ngôn ngữ đều có thể nhận thấy hiện tượng một từ mượn khi đã được chấp nhận, thì cái chất liệu ngữ âm ngoại của nó chuyển dần theo chất liệu ngữ âm bản ngữ. Trong tiếng Việt, nhưng từ như săm, lốp, líp và cái từ lò xo nói trên kia, vốn là từ mượn gốc Pháp, đều thuộc trường hợp đồng hoá về ngữ âm. Từ paquebot hiện nay của tiếng Pháp là kết quả đồng hoá về ngữ âm tự cái tiền thân Anh của nó là packed boat. Nếu phân tích kĩ thì có thể thấy, nói chung, sự đồng hoá như vừa nói là có quy luật ngữ âm. Tuy vậy, cần chú ý rằng hiện tượng thú vị ấy mà có khi, ở ta, một số người đề lên thành cái mẫu mực lí tưởng của sự Việt hoá từ mượn, đã sinh ra qua cái tai của người bản ngữ, thường là người lao động, tức là qua trạng thái tiếp xúc có tính chất tự nhiên. Bây giờ, trong sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Pháp, hoặc giữa tiếng Pháp với tiếng Anh, hiện tượng đồng hoá về ngữ âm như thế không có điều kiện để phát triển, bởi vì sự tiếp xúc ngôn ngữ như vừa nói đã chuyển sang trạng thái tiếp xúc có tính chất văn hoá, tức là chủ yếu qua ngôn ngữ viết… Khi tiếng Anh là một sinh ngữ được học, được phổ biến đến như thế, bây giờ, ở nước Pháp, thì cái quy định phát âm như trên đối với từ pull-over và những khác như bulldozer – một quy định mà trong thực tế được chấp hành rất tuỳ tiện – đã thể hiện một quan điểm Pháp hoá không thuận chiều với xu hướng phát triển của hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ trong xã hội Pháp hiện nay. Ở ta cũng có tình hình đáng suy nghĩ như vậy. Trước nhữg thính giả ở nông thôn thì đối với từ mượn hoặc từ ngoại – vì ở mặt này, từ mượn và từ ngoại không khác nhau – cách phát âm theo lối đồng hoá về ngữ âm, chẳng hạn: bô-bờ-lin hay bố-bơ-lin, Giơ-ne-vơ hay Giơ-neo… có thể được coi là bình thường. Nhưng ở một giảng đường, với sinh viên và trí thức là thính giả, cách phát âm này sẽ bị chú ý, và đánh giá theo cách nghĩ của những người có biết ngoại ngữ, những người song ngữ văn hoá. Tình hình đó rõ ràng là tế nhị và trong sự chuẩn mực hoá, cách xử lí ắt phải linh hoạt. Tuy vậy, thiết nghĩ trong hướng chuẩn mực hoá đối với hiện tượng đó phải coi trọng hướng phát triển của sự tiếp xúc ngôn ngữ ở nước ta, và nó phải là, đối với những lớp người mới, hướng cố gắng. Những thí dụ vừa dẫn là về từ mượn và từ ngoại gốc Pháp, gốc Anh trong tiếng Việt. Về từ mượn gốc Hán, tức từ Hán-Việt, cũng có những vấn đề của nó về sự đồng hoá ngữ âm. Như đã nói, những từ như buồm đã đồng hoá về các mặt, tất nhiên cả mặt ngữ âm. Thời điểm đi vào tiếng Việt của chúng là cổ xưa, và đường vào chủ yếu là con đường tự nhiên. Còn những từ ngữ gọi Hán-Việt đó, như nguyệt, thì vào sau, cho là bắt đầu từ năm 939 lịch sử, và đặc biệt, và đặc biệt, theo con đường văn hoá, sách vở, cho nên đã ổn định. Những từ này, về các mặt khác thì chưa, nhưng về ngữ âm, cũng là đã đồng hoá. Quả vậy, thơ chữ Hán đọc lên nghe không hiểu hết, hay chẳng hiểu gì hết, nhưng về âm thanh, cảm thấy không xa lạ như tiếng phương Tây. Do tính chất không xa, lại có vẻ gần ấy về ngữ âm của từ Hán-Việt mà sinh ra trong tiếng Việt cái xu hướng quá trọng chất liệu ngữ âm Hán-Việt, so với chất liệu ngữ âm tiếng Pháp, tiếng Anh. Xu hướng ấy thể hiện rất rõ ở hiện tượng tên riêng của tiếng nước ngoài nào, phương Tây hay phương Đông, cũng đến Hán-Việt hoá đi cả, vì như vậy dễ nghe hơn. Xu hướng ấy sản sinh ra những cái kì quái như: “Mạnh đức tư cưu”, “Ái nhĩ lan”,… song vẫn được chấp nhận, hoan nghênh trong cái tâm lí của thế hệ những người song ngữ văn hoá Việt-Hán ở đầu thế kỉ này. Nhưng đến những thế hệ sau, với lớp người song ngữ văn hoá không phải Việt-Hán nữa, là sinh ra phản ứng chống đối. “Mông tét ki ơ”, “Iếclăng” hoặc “Ai len”, dù thế nào, cũng thể hiện một tâm lí mới, ở một thời đại mới. Tâm lí ấy đòi hỏi một giải pháp khác, theo nguyên tắc khác; chính vì đến nay chưa chưa định nên giải pháp chưa rõ. Nếu nguyên tắc về “từ ngoại” nói trên được chấp nhận, và cái thói quen “dễ nghe” được coi là một tiêu chuẩn không thể quyết định tất cả thì giải pháp “Montesquieu”, “Ireland”, thiết tưởng mới rõ lẽ; cũng là cái lẽ cố gắng văn hoá, và là cái lẽ thuận theo sự phát triển của con người, của ngôn ngữ, của thời đại. Xu hướng nói trên còn thể hiện ở hiện tượng coi từ vựng Hán-Việt như một nguồn cung ứng tự nhiên của từ vựng tiếng Việt, đặc biệt ở phạm vi thuật ngữ. Chất liệu nội dung mới, tự phương Tây đến với ta, đặc biệt trong phạm vi tư tưởng, chính trị, văn hoá, kinh tế… đều phải thông qua, thực vậy, cái cửa Hán-Việt hoá. Chính thế, philosophie = triết lí, triết học; république = cộng hoà; culture = văn hoá… Những sự đối chiếu, những đẳng thức như vậy chỉ có mặt tiện lợi về hình thức, trong đó mặt ngữ âm là quan trọng, chứ không phải là tất yếu về nguyên tắc, đặc biệt khi xem xét mặt nội dung. Cho nên, những thuật ngữ như o-xy-gen thay dưỡng khí, hi-dro-gen thay khinh khí, lô-gích thay luận lí… và những câu hỏi như nên là điều khiển học hay nên là xi-béc-nê-ltic hoặc cybernelique… đều có ý nghĩa là những phản ứng, băn khoăn có lí do và đã xuất phát tự góc độ khác, nguyên tắc khác. Có lẽ cũng nên chú ý rằng khi nói năng, các cán bộ khoa học ở ta vẫn dùng xen vào lời nói rất nhiều thuật ngữ như cybernetique, génetique, culture, philosophie… và những ngôn ngữ khác như tiếng Thái, tiếng Indonisia… vẫn có khả năng giải quyết vấn đề thuật ngữ bằng cách mượn thẳng, chứ không mượn vòng qua ngôn ngữ trung gian. Hiện nay, cách xử lí chuẩn mực hoá của ta rõ là không nên cực đoan, tức là thay thế tất cả các thuật ngữ Hán-Việt, nhưng chắc là phải dựa trên cơ sở thừa nhận, về mặt hình thức, vai trò của chất liệu Hán-Việt cũng như chất liệu Pháp hoặc phương Tây, để đối xử với chúng một cách ngang nhau, và dựa trên nguyên tắc coi trọng sự đối xứng giữa chất liệu hình thức với chất liệu nội dung, để đạt yêu cầu chính xác trong sự định danh, nhất là các khái niệm khoa học. Nếu quả thực là hình thức Pháp, Anh hay Nga mà tốt hơn theo yêu cầu này thì thiết tưởng hình thức Hán-Việt không thể có ưu thế hơn, chỉ vì thuận tai hơn, và đặc biệt không thể nào coi hình thức Hán-Việt là đã có đầy đủ tính cách bản ngữ. Nếu cách nhìn của ta đối với những chất liệu đó mà được xác định lại thì cũng có cách nhìn khác, đối với cả những hiện tượng đồng hoá về ngữ pháp. Sự thực, ngoài hiện tượng đồng hoá về ngữ âm nói trên, còn có hiện tượng đồng hoá về ngữ pháp, một hiện tượng có chiều phát triển mạnh hơn trong tiếng Việt cũng như trong một số ngôn ngữ khác. Có thể dẫn một thí dụ khá quen thuộc sau đây: trong tiếng Anh có từ sprint mà giới thể thao ở ta chuyển rất hay thành nước rút, nhưng ở nhiều tiếng đề dùng thành từ mượn; trong tiếng Pháp từ mượn sprint phát âm theo Anh (-inh) hay theo Pháp (-anh) thì còn tranh cãi, nhưng dứt khoát phải thừa nhận có động từ sprinter. Nhưng cái kiểu cấu tạo từ sprint + er đó, có khi, đã bị xem, một cách nghiệt ngã, là lai. Thực ra, một yếu tố Anh mà kết hợp với một yếu tố Pháp là lai, hay là nó đã bị đồng hoá về ngữ pháp? Vì các kiểu lai tương tự cứ sinh ra càng nhiều, cho nên cuối cùng cách nhìn này rộng rãi hơn, đúng hơn về sự đồng hoá đã được nhiều người chấp nhận. Và sự thay đổi cách nhìn ấy dẫn người ta đến một nhận thức mới hơn nữa: sự đồng hoá về ngữ pháp có ý nghĩa một tác động sáng tạo của người bản ngữ đối với từ mượn. Trong tiếng Việt có thể dẫn thí dụ sau: tha hoá, hủ hoá là từ Hán-Việt thì được chấp nhận dễ dàng, nhưng đối với nhưng từ mới như môi hoá (“cách phát âm môi hoá”), xanh hoá (“xanh hoá đồi trọc”), axít hoá (“sự axít hoá”)… thì bây giờ, cuối cùng đành phải chấp nhận, nhưng còn băn khoăn, và trước đây không lâu, thì đã gây ra mỉa mai, thậm chí phẫn nộ; chẳng qua cũng tại cách nhìn như đã nói: yếu tố Hán-Việt kết với yếu tố Hán-Việt hay yếu tố Việt với yếu tố Việt là điều tất nhiên, là thuần khiết; còn yếu tố Việt với yếu tố Hán, và tệ hơn, yếu tố Pháp với yếu tố Hán là lai, là lộn xộn, bừa bãi! Cách nhìn đó quả là có hẹp hòi và bị thực tế của ngôn ngữ, của cuộc sống vượt qua. Những từ mới cứ tiếp tục hiện ra: trẻ hoá (“trẻ hoá đội ngũ cán bộ”)! Ngoài các hiện tượng đồng hoá về ngữ âm và đồng hoá về ngữ pháp, còn có hiện tượng đồng hoá về ngữ nghĩa. Một từ mượn khi mới được chấp nhận thì chỉ có một nghĩa và có thể giữ mãi cái nghĩa đó, thường là trong trường hợp thuật ngữ. Nhưng, ngoài trường hợp ấy, nó có thể biến đổi nghĩa, sự biến đổi nghĩa cũng là một hình thái đồng hoá của từ mượn, mà lại ở mức độ sâu sắc, tế nhị. Trong tiếng Việt, từ mượn gốc Pháp có thể đồng hoá về nghĩa mà kết hợp với đồng hoá về ngữ âm và ngữ pháp. Một thí dụ: từ phớt là mượn của tiếng Pháp: flegmen, tiếng Pháp vốn mượn của tiếng Anh: phlegm; nhưng ở tiếng Anh, tiếng Pháp, thì chỉ có nghĩa như trong “nó phớt tỉnh” mà không có cái nghĩa sinh ra ở tiếng Việt, như trong: “nó phớt tôi”. Tuy vậy, trong tiếng Việt, hiện tượng đồng hoá về ngữ nghĩa là chủ yếu ở những từ Hán-Việt. Những thí dụ như sau thường được dẫn: tử tế vốn có nghĩa là cẩn thận, nhưng hiện nay được dùng theo nghĩa khác; lịch sự vốn có nghĩa là từng trải, như lịch duyệt, nhưng hiện nay không còn được dùng theo nghĩa ấy nữa. Về những trường hợp như trên thì ai cũng thấy và chấp nhận sự biến đổi nghĩa. Nhưng có rất nhiều trường hợp tế nhị ít được chú ý hơn, thường là những từ đơn, vào tiếng Việt cũng đã lâu và hay được dùng làm những yếu tố cấu tạo từ. Thí dụ: yếu tố lạc trong những từ siêu lạc, lệch lạc, lạc lõng… của tiếng Việt là đã chuyển đi khá xa về ngữ nghĩa tự cái gốc lạc Hán-Việt, cho nên đối với những trường hợp như lạc đề, lạc đơn vị dùng trong tiếng Việt hiện nay cũng không còn cái nghĩa là cái sai phạm lớn (bỏ đề, bỏ đơn vị) giống như lạc đề, lạc ngũ trong tiếng Hán… Nếu trở lại trường hợp yếu tố hoá nói trên, cũng có thể thấy là có sự biến đổi nghĩa tế nhị: yếu tố hoá trong hoá xanh, hoá thành axít… không nên xem là giống hoàn toàn về ngữ nghĩa với yếu tố hoá trong xanh hoá, axít hoá… Ở những trường hợp sau, nên thấy cái ý nghĩa ngữ pháp của hoá rất quan trọng và rất có lợi về mặt hình thức hoá chất liệu nội dung, trong tiếng Việt. Cuối cùng là hiện tượng đồng hoá về chính tả. Ở ta, hiện tượng này rất được chú ý và đề cao. Quả vậy, khi yêu cầu viết a-xít,đừng viết a xít hay axít… thì có người cho rằng như thế dễ đọc hơn, nhưng cũng có người nói đến cái lẽ về tính cách dân tộc, đến sự cần thiết phải Việt hoá cách viết những thuật ngữ hoá học đó. Thực ra, mặt chữ viết vẫn tất nhiên phải có quy tắc riêng và yêu cầu đồng hoá từ mượn về chính tả vẫn là có lí do. Tuy vậy, sự đồng hoá về chính tả không thể làm thay đổi được tính cách của từ mượn khi nó được đồng hoá ở các mặt ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Ngoài ra, thiết tưởng còn phải thấy ở mặt chữ viết những đặc điểm của nó và đây cũng là vấn đề được xem xét riêng. Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết • Hoàng Tuệ • Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới • Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ • Nhu cầu mượn từ • Đồng hoá từ mượn • Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết • Nhất quán và không nhất quán Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Vấn đề này rất rộng, nếu bàn tới các khác nhau giữa nói và viết ở tất cả các mặt; nên ở đây chỉ trình bày những điều có liên quan tới cải tiếng chữ viết và chuẩn mực hoá chính tả. Ngày xưa, trong truyền thống ngữ văn học thì văn bản là đối tượng nghiên cứu, và lời nói, tức là ngôn ngữ nói, không thể coi là có giá trị để nghiên cứu như ngôn ngữ viết được. Quan niệm ấy có lí do: ngôn ngữ viết tức là ngôn ngữ đã thành văn chương, thành những tác phẩm biểu hiện cái hay, cái đẹp, cái tinh hoa đã có giá trị định hình của một ngôn ngữ; ngôn ngữ thì biến dộng, cho nên rất dễ trở thành “pha tạp”, “hư hỏng”. Vì thế, trước đây, sự chuẩn mực hoá cũng dựa trên ngôn ngữ viết để quy định cái đúng, cái sai. Như vậy, mặt chữ có uy thế hơn hẳn mặt âm. Vả lại, trong đời sống trước đây thì ở đâu sách cũng là công cụ chủ yếu của sự truyền đạt tư tưởng, văn hoá. Vai trò quan trọng như vậy của sách cũng là vai trò quan trọng của mặt chữ. Sự chuyển biến lớn trong quan niệm về giá trị của mặt chữ đã xảy ra với ngôn ngữ học hiện đại: không, ngôn ngữ nói mới là cái cơ bản, và mặt chữ chỉ để biển hiện mặt âm mà thôi. Mặc chữ còn nguy hiểm ở chỗ nó gây ra nhận thức sai lạc về ngôn ngữ. Quả nhiêm, trong phạm vi nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt về mặt ngữ âm lịch sử, nếu lấy mặt chữ làm căn cứ thì sai lệch là khó tránh, và cũng khó xử lí, theo yêu cầu chuẩn mực hoá, đối với những biến đổi ngữ âm đang diễn ra. Trong đời sống xã hội hiện nay, ngôn ngữ nói lại càng có vai trò quan trọng hơn. Không phải chỉ có sách, có báo, mà còn có sân khấu, điện ảnh; không phải chỉ gặp nhau mới nói được với nhau được mà còn nói qua các thứ máy móc, truyền âm, truyền hình; không phải chỉ viết để truyền đạt tư tưởng mà còn phải nói, phải vận động quần chúng nhân dân bằng lời nói trực tiếp. Tuy vậy, những sự thay đổi như vừa kể không thể dẫn tới kết luận rằng ưu thế đã hoàn toàn thuộc về ngôn ngữ nói rồi, và xử lí mọi chuẩn mực hoá đều phải dựa vào ưu thế đó. Kết luận đúng đắn, được thừa nhận rộng rãi hiện nay là mặc dù không có một thứ chữ viết nào hoàn toàn độc lập với mặc ngữ âm mà từ đó sinh ra, nhưng vẫn phải thấy ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, mặt chữ và mặt âm, có đặc điểm khác nhau, chức năng khác nhau, và do đó, sự tồn tại cùng sự hành chức và phát triển không giống nhau. Trong chất liệu hình thức của ngôn ngữ, có thể phân biệt chất liệu âm và chất liệu chữ. Xét về mặt vật chất của tín hiệu, thì chất liệu âm được tiếp nhận bằng tai là rất tiện, so với những loại chất liệu khác, trong đó có chất liệu chữ, phải tiếp nhận bằng mắt. Nhưng chất liệu âm vẫn bất tiện là sau khi đi được phát ra, thì không có ai hay có ai nghe, nó cũng tan biến. “Lời nói gió bay”! Trái lại, chất liệu chữ thì bền hơn nhiều. Cho nên, viết ra, tức là dùng chữ thì về mục đích là khác với dùng âm, tức là nói ra. Một mục đích hết sức quan trọng của chữ, của ngôn ngữ viết là truyền lại những thông điệp cho tương lai, vì thế tuy chỉ là mặt hình hức, chữ viết cũng mang ý nghĩa di sản của những đời trước để lại cho những đời sau. Mục đích cơ bản và khái quát ấy của chữ viết làm cho nó trở thành một thực thể được coi là tồn tại riêng, chứ không phải chỉ là cái chuyển thân tự mặt âm mà có. Thái độ quý trọng, chăm sóc đến chữ viết, chứ không phải quá tuỳ tiện với nó, cũng từ đó mà hình thành trong một xã hội có truyền thống văn hoá. Tuy vậy, trong thái độ ấy, có những màu sắc khác nhau và rõ ràng là có những màu sắc không thể nào nói khác hơn là sai lệch, ở nhà tu hành chỉ thấy chữ viết trên bản kinh linh thiêng, ở nhà học giả chỉ thấy chữ viết trên văn bản cổ điển, ở nhà pháp luật chung và nhà pháp luật ngôn ngữ chỉ thấy những quy chế đã ban hành và cần được giữ vững (có khi đó là quy chế của chính mình đã làm ra), và ở cả nhà nghệ sĩ có quá nhiều tưởng tượng và nghĩ ngợi kiểu Rim-bô về chữ viết… Thực tế là trong lịch sử vẫn có những dân tộc đã chấp nhận một sự li khai gian khổ với truyền thống và cương quyết tiến hành cải cách chữ viết. Dân tộc ta là một trường hợp như vậy. Và phải thừa nhận rằng đối với dân tộc ta, cũng như đối với những dân tộc đã cải cách chữ viết của mình theo chữ La tinh, sự kiện ấy đều có tác dụng hết sức quan trọng. Điều này cho thấy là còn phải nhìn tới mục đích thiết thực của chữ viết. Nhằm vào mục đích ấy là phải làm cho chữ viết trở thành một công cụ văn hoá dễ học, dễ dùng đối với quần chúng nhân dân. Sự La tinh hoá chữ viết của các dân tộc thuộc địa đã có một tác dụng dân chủ hoá, ngoài ý muốn của các vị giáo sĩ và các vị toàn quyền! Nhìn lại lịch sử của “chữ quốc ngữ” ở nước ta, có thể thấy rằng nhân dân ta, sau một thời gian do dự, đã nhận ra cái lợi mà thứ chữ này có thể đem lại cho đất nước và đã chấp nhận nó. Quả nhiên, trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên các mặt chính trị, văn hoá, “chữ quốc ngữ” là một công cụ lợi hại, và đúng thế, thực là ngoài ý đồ của những người làm ra nó và khuyến khích dùng nó lúc đầu. Nhưng đối với nhân dân ta, vấn đề lại còn là làm cho nó trở thành một công cụ hoàn hảo hơn, có hiệu lực hơn. Cho nên, từ trước Cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương, một mặt, triệt để sử dụng và truyền bá chữ quốc ngữ; mặt khác, chuẩn bị cải tiến nó. Những cách viết như “kách mệnh” mà đồng chí Hồ Chí Minh đã viết là nhưng gợi ý về một nhiệm vụ chính trị và văn hoá mà nhân dân ta phải hoàn thành, vì lợi ích lâu dài, lớn lao của đất nước, của những thế hệ mai sau. “Chữ quốc ngữ” cần được cải tiến là vì thế; đó là nhiệm vụ mà ngày nay, chúng ta phải thực hiện. Công lao của những người làm ra nó là rất đáng kể, và cũng rất đáng kể, phương pháp của họ. Tuy vậy, từ bấy giờ tới nay, trải qua một thời gian sử dụng, đặc biệt từ khi được sử dụng rộng rãi, nó đã có phần biến đổi, và chính đông đảo những người sử dụng nó đã bằng kinh nghiệm và suy nghĩ của mình góp phần tạo nên những biến đổi ấy. Cho nên, ngày nay, “chữ quốc ngữ” cần được cải tiến và đồng thời chuẩn mực hoá cho thực sự trở thành chữ Việt, tức là đúng đắn chữ viết của tiếng Việt hiện đại, của thời đại chúng ta. Muốn vậy, sự suy nghĩ để tiến hành chuẩn mực hoá chữ viết cần phải toàn diện. Không những có yêu cầu đưa ra giải pháp cụ thể cho các trường hợp mà còn có yêu cầu định ra những nguyên tắc theo những quan điểm chỉ đạo chung. Quả vậy, quan điểm chưa rõ, thì không thể rõ các nguyên tắc, và giải pháp đưa ra khó có hiệu lực. Chẳng hạn, viết Sếch-xpia, viết axit phải chăng là vừa dễ, vừa đảm bảo tính cách bản ngữ, mà trái lại, viết Shakespeare viết a-xít hay (acid) là vừa khó, vừa xúc phạm tính cách bản ngữ? Đổi chữ cái ghép ph thành f phải chăng chỉ là gây ra một phiền toái vô ích, mặc dù quả là có phiền lúc đầu trong thực [...]... đã có sự nhất trí về những nguyên tắc và những quan điểm, quan điểm chính trị về một nhiệm vụ quan trọng, quan điểm khoa học về những hiện tượng ngôn ngữ không thể không phân tích kĩ, về cả những quá trình nhận thức của con người đối với ngôn ngữ, và đối với chữ viết… Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Nhất quán và không nhất quán • Hoàng Tuệ • Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người... quán • Hoàng Tuệ • Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới • Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ • Nhu cầu mượn từ • Đồng hoá từ mượn • Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết • Nhất quán và không nhất quán Nhất quán và không nhất quán Trong sự chuẩn mực hoá ở các mặt của ngôn ngữ, thường có xu hướng muốn đạt tới, thậm chí đòi hỏi phải đạt tới cái nhất quán Thú dụ, trong... có một quan điểm khác, quan điểm thừa nhận, chấp nhận và tôn trọng cái thực tế không nhất quán trong ngôn ngữ, trong bất kì ngôn ngữ nào Đó là quan điểm của phái dị biệt luận Trong ngôn ngữ học hiện đại, cấu trúc luận là rất gần gũi với nhất quán luận Sự thực, cái nhất quán vẫn là cơ bản nhất của ngôn ngữ Ngôn ngữ không thể nào là một sự hỗn loạn Cái hỗn loạn chỉ là cái chi tiết và cái nhất thời ở một. .. vous diles Quả nhiên, đối với việc sử dụng ngôn ngữ, cái nhất quán có phần thuận tiện Nhưng nên thấy rằng đó là cái thuận tiện đối với một trình độ phát triển của ý thức Trẻ con nước Pháp vẫn thường phạm lỗi “vous disez” vì đã từng nói vous lisez, vous visez Và trẻ con ta có em đã nói “rửa áo quần” vì quen nói rửa mặt, và rửa bát Trong sự chuẩn mực hoá ngôn ngữ xưa nay ở các nước, kể từ thời cổ Hi lạpLa... lẽ biện chứng của sự phát triển Trong ngôn ngữ, lại cần thấy rằng cái nhất quán không phải chỉ là cái bày ra trước mắt ta trên văn bản Cái nhất quán trong ngôn ngữ hiện ra là thông qua ý thức của con người Và có người nhìn mà không thấy, nhưng cũng có người nhìn mà thấy cái nhất quán đó Nhìn mà thấy được chính là nhờ có ý thức ngôn ngữ chung, và ý thức về bản ngữ của mình, do học tập mà thành Cũng... nên, trong sự chuẩn mực hoá chính tả và thuật ngữ, tưởng không nên quá ngại rằng viết Shakespeare viết axit hoặc acid là không nhất quán với cách viết các từ thuộc loại khác trong tiếng Việt Sự thực quả có không nhất quán, xét về một mặt nào đó, nhưng cũng có thể cho là nhất quán trong ý thức biết phân biệt các loại, các lớp từ khác nhau như đã trình bày Cũng chính nhờ có ý thức đó, một ý thức được... những tên riêng như Shakespeare, những thuật ngữ như acid, phénol… cũng trở thành không khó, vì cái khó do cái không nhất quán đó sẽ được phân biệt trên cơ sở đã có ý thức về cái nhất quán Thực vậy, đọc và phát âm không phải là “đánh vần” theo cách hiểu đơn giản, mà đó là một hoạt động tổng hợp của trí tuệ, với sự chỉ đạo ngày một có hiệu quả của ý thức, của một ý thức ngày càng phát triển, tất nhiên... được; như thế là nhất quán Nhưng sự thực, không thể không thấy là trong tiếng Việt, vẫn có những hiện tượng về cái không nhất quán, thí dụ: trong sự đối lập có tài và bất tài, các nghĩa khẳng định và phủ định được phân biệt rõ, nhưng ở thình lình và bất thình lình thì nghĩa lại như nhau Có thể dẫn một ví dụ khác: đổi Ý thành Italia và Úc thành Ốt-xtrây-li-a… là nhất quán, nhưng chưa đổi Pháp thành Phơ-răng-xơ . này lại là vấn đề của sự chuẩn mực hoá, một vấn đề quan trọng trong sự chuẩn mực hoá ngôn ngữ về mặt từ vựng. Vì lẽ đó, cần nói riêng về từ mượn. Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Nhu cầu. Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ * Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới • Hoàng Tuệ • Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới • Tiếp nhận từ của ngoại ngữ. vấn đề được xem xét riêng. Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết • Hoàng Tuệ • Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới • Tiếp nhận từ của ngoại ngữ

Ngày đăng: 10/07/2014, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w