Các viêm nhiễm tại mi mắt potx

7 259 2
Các viêm nhiễm tại mi mắt potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các viêm nhiễm tại mi mắt Mi mắt là bộ phận che chắn và bảo vệ nhãn cầu, thế nhưng bản thân chúng lại bị các tác nhân gây bệnh tấn công dữ dội. Vì vậy các bệnh nhiễm trùng và viêm tại chỗ của mi mắt cũng thật đa dạng. Triệu chứng bệnh thì có giảm nhưng những hệ lụy mà nó đem lại thật nguy hiểm khôn lường: bội nhiễm nấm, vi khuẩn, glôcôm do dùng cortizol kéo dài, đục thể thuỷ tinh Chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận nhóm bệnh lý này như một cố gắng nâng cao chất lượng cuộc sống chứ không phải là một cuộc chiến sống còn như đối với những căn bệnh gây mù loà khác như đục thể thuỷ tinh hay glôcôm. Trong số chúng ta, ai cũng đã từng ít nhất một lần bị lên chắp, lên lẹo. Có thể thấy rằng tỷ lệ mắc của nhóm bệnh này thực sự không hề nhỏ.Có chăng là chúng bị xem thường bởi chúng không gây mù loà, không gây chết người; thế nhưng, những khó chịu mà chúng gây ra cho bệnh nhân, lượng thuốc men mà vì nó người bệnh hao tiền tốn của, lại không thể xem thường. Hơn thế nữa, nhiều người còn tự mua thuốc hoặc mách bảo nhau dùng những thuốc có chứa cortizol kéo dài vô tội vạ. Về phương diện giải phẫu, một người bình thường sẽ có 4 mi: 2 mi trên và 2 mi dưới. Mỗi mi đều có chung những đặc tính sau: chúng tiếp giáp với da mặt, trên bờ tự do đều có lông mi, chúng tạo nên các phần giới hạn của khe mi. Cấu trúc của mỗi mi, từ nông vào sâu, bao gồm: - da mi - tổ chức chun giãn dưới da - bình diện cơ: cơ vòng mi và cơ nâng mi - tổ chức mô bào - diện sợi trắng, đậm đặc hay còn gọi là diện sụn, nó được ví như là khung xương cho mi - sau cùng và sâu nhất là kết mạc mi, kết mạc mi liên tiếp với kết mạc nhãn cầu Trong sụn mi có tuyến Meibomius, là những tuyến tiết bã nhờn đổ ra bờ tự do của mi. Các lỗ ra của tuyến này nằm ngay sau chân lông mi. Các chất tiết của tuyến này có vai trò quan trọng tới sự bình ổn và chất lượng của phim nước mắt. Về phương diện bệnh học, các tác giả Anh, Mỹ chia các bệnh viêm nhiễm tại mi làm 4 nhóm chính: lẹo, chắp, viêm phần trước mi (viêm bờ mi), viêm phần sau mi (viêm và loạn năng tuyến Meibomius). Thế nào là viêm mi? Đó là tất cả những viêm nhiễm có liên quan đến mi. Người ta cố gắng phân biệt hình thái của viêm mi: mạn tính lan toả hay viêm mi mạn tính khu trú (chắp, lẹo) Những dấu hiệu của viêm mi mạn tính: Bệnh nhân thường than phiền về cảm giác nóng rát trong mắt, cộm như có cát ở trong mắt, chảy nước mắt, đau mức độ trung bình tại mắt và mi, đôi khi bệnh nhân cảm giác nhìn mờ, nhất là vào buổi sáng. Khi thăm khám lâm sàng, chúng ta thấy bờ mi đỏ, quanh chân lông mi có nhiều chất bẩn và vảy tiết, kèm theo đó là tình trạng giãn mao mạch dọc theo phần trước của bờ tự do. Các lỗ ra của tuyến giãn rộng và nhiều chất bã nhờn. Cũng có thể có tình trạng bài tiết các chất bọt. Thường thì viêm bờ mi sẽ đi kèm với viêm kết mạc, gọi là viêm bờ mi - kết mạc. Những yếu tố gây bệnh: Có rất nhiều yếu tố khả dĩ gây viêm mi, có thể là do ta vệ sinh kém hay bội nhiễm các vi khuẩn gây bệnh trong các vật dụng hàng ngày như mùi xoa chẳng hạn. Cũng có thể là các yếu tố môi trường như bụi, ô nhiễm, sử dụng máy điều hoà, hay các yếu tố bất lợi tại mắt sẵn có như khô mắt, đái tháo đường, vảy nến. Nên lưu ý, chính thày thuốc cũng có thể góp phần gây viêm bờ mi cho bệnh nhân khi dùng các nội tiết tố như oetrogene, androgene, hay điều trị tia xạ kéo dài Có một vài nguyên nhân đặc hiệu gây viêm bờ mi. Trong đó phải kết đến tụ cầu, một vài loại ký sinh trùng như nấm hay demodex. Viêm mi do tụ cầu thường gây chắp hay lẹo sau đó, loét trợt bờ mi, nặng hơn có thể gây viêm giác mạc ở diện 1/3 dưới. Những dạng viêm bờ mi phần sau và mạn tính: Về cơ bản gồm: viêm mi tăng tiết bã nhờn, loạn năng tuyến Meibomius và một bệnh hiếm gặp khác - bệnh trứng cá đỏ. - Bệnh viêm mi tăng tiết bã nhờn: chính tên bệnh đã phản ánh bản chất của nó. Thường là bệnh thứ phát trên cơ địa viêm da tăng tiết bã nhờn. Các tổn thương tại da: ban đỏ và đóng vảy ở chân tóc và vùng mặt thường có trước những tổn thương tại mi. Các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển đó là khí hậu lạnh, nghiện rượu, bệnh lý thần kinh, tình trạng stress hay AIDS. Tiến triển của viêm mi thường song song với tình trạng tổn thương ở da (thoái triển hoặc kịch phát). - Bệnh trứng cá đỏ: trứng cá đỏ gây phiền toái cho khoảng 10% dân số thế giới, trong đó 50% có biểu hiện tại mắt. Các yếu tố khơi mào cho bệnh phát triển có thể là nhiệt độ bất thường (quá nóng hoặc quá lạnh), da sáng màu, ăn nhiều gia vị hoặc các chất cay, nóng, bia, rượu, thuốc lá Những biểu hiện của bệnh trứng cá đỏ rất đa dạng: viêm mi, phình giãn mao mạch ở bờ mi, đa chắp tái phát, kết mạc cương tụ, viêm thượng củng mạc, tân mạch giác mạc, mụn nước và loét bờ mi. Trứng cá đỏ thường đi kèm với loạn năng tuyến Meibomius. - Viêm mi do loạn năng tuyến Meibomius: tuyến Meibomius là một tuyến ngoại tiết mà các lỗ mở ra bờ tự do của mi, phía sau các chân lông mi. Chức năng của nó: tạo ra lớp lipid của phim nước mắt, lớp này có tác dụng chống bay hơi cho phim nước mắt và quyết định chất lượng của phim nước mắt. Viêm, nhiễm trùng, quá mẫn cảm là những yếu tố có thể thay đổi chất lượng của phim nước mắt và cũng là nguyên nhân viêm bờ mi. Hậu quả của viêm bờ mi: Chủ yếu là cảm giác khô rát mắt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nước mắt bị bay hơi quá nhanh do lớp mỡ của phim nước mắt có chất lượng kém - một hệ quả tất yếu của loạn năng tuyến Meibomius. Cách điều trị: Như phần đầu chúng ta đã nói, viêm bờ mi có xu hướng mạn tính và kèm theo nó là các biến chứng tiêm tàng và khó tránh khỏi. Điều trị sẽ giúp chúng ta kiểm soát tình hình chứ gần như không thể khỏi hoàn toàn được. Phương pháp điều trị bao gồm: vệ sinh cá nhân, chủ yếu là rửa tay, dùng khăn lau loại một lần, massage nhiều lần trong ngày lên bờ mi có dùng găng tay và gạc chườm nóng hoặc dùng gel đặc trị đánh lên bờ mi bằng tăm bông. Các biện pháp trên chủ yếu để dẫn lưu tuyến Meibomius. Điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc đường toàn thân đôi khi rất hữu ích. Các kháng sinh được khuyên dùng thuộc nhóm Tetracycline và Oxytetracycline như mỡ tetracycline, mỡ posicycline và nhóm Sunfamide như Bacitracine. Chắp có biểu hiện như thế nào? Đó là một khối u lành tính trên mi. Chắp chính là vùng sưng phồng xuất hiện ngay trên vùng bị tắc nghẽn các ống tuyến Meibomius. Trên lâm sàng, chắp biểu hiện như một khối tròn nhỏ, sưng đỏ. Vị trí thường ở ngay sát bờ tự do của mi. Chắp có 3 hình thái lâm sàng: ở phía trong, ở phía ngoài và ngay trên bờ tự do. Tiến triển của chắp có thể theo nhiều hình thức: - nang hoá, gây khó chịu cho mắt và bắt buộc phải chích tháo mủ - hoá mủ và áp-xe hoá - tự vỡ mủ hoặc dò mủ ra ngoài da - tự khỏi Dù là tiến trình nào thì chắp cũng có thể tái phát. Điều trị thường là chườm nóng, dùng kháng sinh kết hợp với corticoide tại chỗ trong 7 ngày. Có tới 50% các trường hợp phải giải quyết bằng thủ thuật ngoại khoa, khi chắp đã ở giai đoạn “nguội”- ngoài giai đoạn viêm cấp. Còn lẹo thì sao? Đó là hiện tượng viêm cấp của tuyến bã quanh chân lông mi - tuyến Zeiss, tuyến lệ phụ ở chân các lông mi hướng ra phía bờ mi - tuyến Moll. Nguyên nhân thường do tụ cầu. Ban đầu chỉ là phù mi rồi thì xuất hiện một ổ sưng, đỏ và rất đau khi chạm vào. Sau vài ngày cảm giác đau sẽ trở thành cảm giác nhức buốt kèm theo sự hoá mủ vàng tại chân lông mi. Những khó chịu này sẽ biến mất nếu lẹo vỡ mủ và thoát ra ngoài cùng với lông mi. Điều trị thường bằng chườm nóng, mỡ kháng sinh có phối hợp với corticoide trong 48h đầu. Sau đó chỉ định chích tháo mủ sẽ được xem xét. Những trường hợp nặng có phù nề mạnh, phản ứng viêm hạch lân cận thì bắt buộc phải dùng kháng sinh đường uống. Để đề phòng lẹo thì chỉ có một cách là vệ sinh bờ mi thật tốt. Bs.Ths. Hoàng Cương . của phim nước mắt. Về phương diện bệnh học, các tác giả Anh, Mỹ chia các bệnh viêm nhiễm tại mi làm 4 nhóm chính: lẹo, chắp, viêm phần trước mi (viêm bờ mi) , viêm phần sau mi (viêm và loạn. Các viêm nhiễm tại mi mắt Mi mắt là bộ phận che chắn và bảo vệ nhãn cầu, thế nhưng bản thân chúng lại bị các tác nhân gây bệnh tấn công dữ dội. Vì vậy các bệnh nhiễm trùng và viêm tại. loạn năng tuyến Meibomius). Thế nào là viêm mi? Đó là tất cả những viêm nhiễm có liên quan đến mi. Người ta cố gắng phân biệt hình thái của viêm mi: mạn tính lan toả hay viêm mi mạn tính khu trú

Ngày đăng: 10/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan