1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CÁC VIÊM NHIỄM CỦA MI MẮT (Kỳ 3) pot

5 468 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 131,36 KB

Nội dung

CÁC VIÊM NHIỄM CỦA MI MẮT (Kỳ 3) 2. Chắp. 2.1. Định nghĩa. Chắp là một loại viêm khu trú của mi mắt, thường sinh ra từ bên trong hoặc xung quanh tuyến Meibomius. Về mặt mô bệnh học, đó là những tổn thương u hạt – mỡ mạn tính. 2.2. Lâm sàng. Chắp biểu hiện bằng một nốt dưới da mi trên hoặc mi dưới, ít đau hoặc không đau, nằm sâu trong mi, có thể nắn thấy trong bề dày của mi. Biểu bì viêm vừa phải trừ trường hợp bội nhiễm hoặc dò chắp, ngược lại, khi lộn mi thấy kết mạc sụn đỏ. Chắp có thể có nhiều hình thái tuỳ theo vị trí mọc: - Chắp ngoài: Nốt hình bán cầu chắc, không đau, nổi lên dưới da. - Chắp trong: Nốt đau hơn, thấy rõ khi lộn mi. - Chắp ở bờ tự do: Cục hình nón nhô lên ở kết mạc bờ tự do của mi. - Viêm sụn tuyến Meibomius: Là sự hợp nhất của nhiều chắp. Trước mọi trường hợp chắp, cần tìm kiếm bệnh đái tháo đường. Chắp thường phối hợp với viêm mi hoặc viêm mi – kết mạc cần được điều trị. 2.3. Tiến triển. - Thoái triển ở người trẻ nhưng có nguy cơ tái phát nhiều lần. - Không tiến triển khi u hạt đã nang hoá. - Đôi khi biến chứng với phản ứng viêm, viêm kết mạc phản ứng, dò qua da hoặc kết mạc, u hạt trên mặt chắp trong, bội nhiễm trong trường hợp đè ép vào lệ quản dưới… 2.4. Điều trị. * Trong giai đoạn viêm cấp tính điều trị bao gồm: - Chườm nóng 15 – 20 phút, 4 lần/ngày. + Vệ sinh mi mắt, day ấn và ép cho chất viêm của tuyến Meibomius thoát ra. + Dùng kháng sinh, chống viêm toàn thân và tại chỗ. * Điều trị như trên sau 2 – 4 tuần mà chắp không khỏi, cần phải rạch và nạo bỏ chắp để giúp cho nang chắp tiêu đi. + Nếu viêm mạnh nhất ở mặt sau mi: Rạch qua kết mạc và sụn để dẫn lưu chắp. + Nếu viêm mạnh nhất ở mặt trước: Rạch qua da và cơ vòng cung mi để lấy kết mô u hạt. * Trong một số trường hợp, nhất là khi chắp ở kề bên lệ đạo, có thể tiêm Steroid vào trong tổn thương (0,2ml Triamcinolon 10mg/ml). Việc tiêm Steroid tại chỗ có thể gây bạc màu da ở phía trên và không hiệu quả bằng rạch và nạo tổn thương. 3. Lẹo. 3.1. Định nghĩa. Lẹo là một nhiễm trùng cấp tính của tuyến bờ mi. 3.2. Lâm sàng. Lúc đầu có cảm giác nóng ở bờ mi kèm theo đau khi sờ nắn ngoài da. Lẹo là một nhọt bao quanh một nang lông nên đau nhức, rất nhạy cảm khi nắn tay. Đôi khi lẹo bị che lấp bởi phù mi nhưng luôn luôn có đau khi ấn chính xác vào bờ tự do của mi, Thường sau 4 – 6 ngày, mủ vỡ ra và các triệu chứng tại chỗ giảm đi, tiến triển dẫn tới rụng lông mi. 3.3. Điều trị. Điều trị thích hợp là chườm nóng và kháng sinh tại chỗ. Chích rạch và nạo sạch ổ khi lẹo đã hoá mủ. Châm cứu huyệt phế du cũng là cách làm tốt để góp phần thúc đẩy quá trình tiêu viêm, khu trú ổ mủ./ . CÁC VIÊM NHIỄM CỦA MI MẮT (Kỳ 3) 2. Chắp. 2.1. Định nghĩa. Chắp là một loại viêm khu trú của mi mắt, thường sinh ra từ bên trong hoặc xung quanh tuyến Meibomius. Về mặt. dưới da mi trên hoặc mi dưới, ít đau hoặc không đau, nằm sâu trong mi, có thể nắn thấy trong bề dày của mi. Biểu bì viêm vừa phải trừ trường hợp bội nhiễm hoặc dò chắp, ngược lại, khi lộn mi thấy. Chắp trong: Nốt đau hơn, thấy rõ khi lộn mi. - Chắp ở bờ tự do: Cục hình nón nhô lên ở kết mạc bờ tự do của mi. - Viêm sụn tuyến Meibomius: Là sự hợp nhất của nhiều chắp. Trước mọi trường hợp

Ngày đăng: 03/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN