2007_Sử- De&Da-lần1-Kpb-TN THPT Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2007- không phân ban Thí sinh thi tốt nghiệ p THPT năm 2007 tại Hội đồng thi Trườn g Minh Đức (quận 1, TP.H CM) chưa đến giờ làm bài -31/0 5/200 7 ĐỀ VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ SỐ 1 A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Vì sao nói sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam ? Câu 2 (4.0 điểm): Trình bày âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh. Những thắng lợi quân sự chủ yếu trên các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia của quân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chống Mỹ (từ năm 1969 đến năm 1972) B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3.0 điểm) Diễn biến chính của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949). Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý: A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): 1. Nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930: - Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình thế giới và trong nước, phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức Cộng sản và đề nghị thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất. - Các đại biểu nhất trí thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất, tên Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. - Cử ban chấp hành Trung ương Đảng lâm thời. - Ngày 24-2-1930: Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: a. Đảng ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo cách mạng nước ta kéo dài hàng mấy chục năm trời. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một chính Đảng chân chính duy nhất lãnh đạo, chính Đảng của giai cấp công nhân. Đó là nhân tố đầu tiên quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. b. Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam để đề ra đường lối đúng đắn, đưa cách mạng nước ta tiến lên giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vì vậy, Đảng ra đời đã mở ra giai đoạn thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. c. Đảng ra đời đã đánh dấu cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần mình cho cách mạng thế giới. Câu 2 (4.0 điểm) a. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh: - Chiến lược “Việt Nam hóa” rồi mở rộng thành “Đông Dương hóa” chiến tranh. - “Việt Nam hóa” chiến tranh là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu cộng với một bộ phận lực lượng chiến đấu Mỹ và do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự, vũ khí phương tiện chiến đấu của Mỹ để chống lại lực lượng cách mạng của nhân dân ta. - Thực chất của “Việt Nam hóa” chiến tranh là “dùng người Việt đánh người Việt”, hạn chế xương máu người Mỹ. Xương sống của chiến lược này là kế hoạch “bình định”. * Các thủ đoạn “Việt Nam hóa” chiến tranh: - Tăng viện trợ quân sự để quân đội tay sai tự đứng vững và tự gánh vác chiến tranh, rút dần quân Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt Nam. - Tăng viện trợ kinh tế để quân ngụy đẩy mạnh “bình định nông thôn” nhằm chiếm đất giành dân; tăng đầu tư vốn, kĩ thuật, phát triển kinh tế Miền Nam để giảm gánh nặng cho Mỹ. - Mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc và xâm lược Lào, Campuchia. - Câu kết với các nước lớn nhằm cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta. b. Những thắng lợi quân sự chủ yếu của quân dân 3 nước Đông Dương (từ 1969 đến 1972): - 30-4-1970: phối hợp với dân quân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mĩ - ngụy. - Nửa đầu 1970: phối hợp với dân quân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm cánh đồng Chum và giải phóng Nam Lào. - Từ tháng 2 đến 3-1971: đập tan cuộc hành quân chiếm giữ đường 9 Nam Lào của Mĩ - ngụy. - Ngày 30-3-1972: mở cuộc tiến công chiến lược chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. - Những thắng lợi quân sự này đã làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của đế quốc Mỹ. B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3.0 điểm) 1. Diễn biến chính: - Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, lực lượng quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc phát triển mạnh. - Liên Xô giúp chuyển giao vùng đông bắc của Trung Quốc, vùng công nghiệp có vị trí chiến lược. Giúp toàn bộ vũ khí thu được của hơn 1 triệu quân Quan Đông. - Tập đoàn Tưởng Giới Thạch phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và phong trào cách mạng Trung Quốc. Họ cấu kết chặt chẽ với Mỹ. Mỹ âm mưu biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới. - Ngày 20-7-1946, Tưởng Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. - Từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947, quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự. - Từ tháng 6-1947, quân giải phóng chuyển sang phản công. - Từ tháng 9-1948 đến tháng 1-1949, quân giải phóng lần lượt mở ba chiến lược lớn. - Tháng 4-1949, Quân giải phóng vượt sông Trường Giang. Ngày 23-4, Nam Kinh - trung tâm thống trị tập đoàn quốc dân được giải phóng, nền thống trị quốc dân Đảng chính thức sụp đổ. - 1-10-1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập, cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hình thành. 2. Ý nghĩa: - Đánh dấu sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc. - Với diện tích bằng 1/4 châu Á và chiếm gần 1/4 dân số thế giới thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. - Ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. ĐỀ VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CÁCH LÀM ĐỀ SỐ 2 A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Câu 2 (4,0 điểm): Khái quát diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân dân ta ở miền Nam. B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3.0 điểm) Diễn biến chính của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949). Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý: A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, có nhiều khó khăn hiểm nghèo: - 10 ngày sau cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, những đội quân của các nước trong phe Đồng minh đã lũ lượt kéo vào nước ta dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ồ ạt vào Hà Nội và hầu khắp các tỉnh. Dã tâm của quân Tưởng là: tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng và lập một chính quyền phản động làm tay sai cho chúng. Các tổ chức phản động: Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) hùa theo làm tay sai cho quân Tưởng, lập chính quyền phản động ở một số nơi như: Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái, tuyên truyền kích động chống chính quyền cách mạng, gây ra các vụ cướp bóc, giết người… + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân đội của đế quốc Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương. Các lực lượng phản cách mạng ở miền Nam như: Đại Việt, Tờrốtxkít, bọn phản động trong các giáo phái ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp. - Trên đất nước ta lúc bấy giờ còn 6 vạn quân Nhật. Một bộ phận lực lượng này đã theo lệnh của đế quốc Anh chống lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng. - Nhà nước cách mạng mới thành lập gặp thêm nhiều khó khăn. Ngân sách trung ương lúc này chỉ có 1.230.000 đồng, trong đó gần một nửa là tiền rách nát, không lưu hành được. Nhà nước chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương. Quân Tưởng tung ra các loại tiền “quốc tệ”, “quan tệ”, “quan kim” đã mất giá trị, càng làm nhiễu loạn thị trường tài chính của nước ta. - Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói do Nhật - Pháp gây ra cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục. Nạn lụt lớn tháng 8-1945 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, mùa màng thất thu. Tiếp đó là nạn hạn hán kéo dài, làm cho 50% ruộng đất không cày cấy được. Sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt. Nguy cơ về nạn đói mới đe dọa đời sống người dân. - Di sản văn hóa của chế độ thực dân và phong kiến để lại rất nặng nề: hơn 90% dân số không biết chữ; cùng với các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút… còn rất phổ biến. Câu 2: (4,0 điểm) Diễn biến: a. Chiến dịch Tây Nguyên: - Khu vực và mục tiêu tiến công lớn của ta là Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột. - Đầu tháng 3-1975, đánh nghi binh vào Plây Cu, Kon Tum. - 10-3-1975, với cách đánh táo bạo, thọc sâu, ta bất ngờ tiến công Buôn Ma Thuột. Sau 2 ngày, ta tiêu diêt toàn bộ quân địch và làm chủ thị xã. - 14-3-1975, sau các cuộc phản công thất bại, địch rút chạy hoảng loạn khỏi Tây Nguyên. Ta chặn đánh, truy kích, tiêu diệt toàn bộ quân rút chạy và giải phóng Tây Nguyên (24-3-1975). - Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền. - Chớp lấy thời cơ, ngày 25-3-1975, Bộ chính trị đã sáng suốt đề ra quyết định giải phóng Miền Nam trước tháng 5. - Từ cuộc tiến công chiến lược, ta phát triển thành tổng tiến công chiến lược. b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: - 19-3-1975, giải phóng toàn bộ Quảng Trị. - 21-3-1975, ta tấn công Huế và ngăn chặn đường rút chạy của địch, giải phóng Huế (25-3- 1975). - Cùng thời gian này ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quản Ngãi, Chu Lai… để uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. - Sáng ngày 29-3-1975, ta tấn công Đà Nẵng, sau 32 giờ, ta tiêu diệt trên 10 vạn quân địch, giải phóng Đà Nẵng. - Trong thời gian chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, ta giải phóng một số tỉnh còn lại ven biển miền Trung, phía Nam Tây Nguyên, Nam Bộ và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. c. Chiến dịch Hồ Chí Minh: - Cuối tháng 3-1975, Bộ chính trị đã quyết định giải phóng miền Nam trước tháng 5. - Từ ngày 14-4-1975 đến 16-4-1975, ta chiếm Phan Rang tiếp đó giải phóng Bình Thuận, Bình Tuy. - 18-4-1975, tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ. - 21-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống. Đến 28-4-1975, Dương Văn Minh lên làm tổng thống - 17 giờ ngày 26-4-1975, ta nổ súng mở chiến dịch Hồ Chí Minh, năm cánh quân tiến vào Sài Gòn. - Từ 27-4-1975 đến 28-4-1975, ta bao vây tiêu diệt địch ở vòng ngoài vừa đánh thọc sâu vào trung tâm Thành phố, chiếm các cơ quan đầu não của chúng. - 29-4-1975, tổng công kích vào sào huyệt cuối cùng của địch. - 11 giờ 30, ngày 30-4-1975, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, hoàn thành chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. - Đến ngày 2-5-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3.0 điểm) Cách giải như Đề I NHÓM GIÁO VIÊN TRUNG TÂM . 2007_ Sử- De&Da-lần1-Kpb-TN THPT Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2007- không phân ban Thí sinh thi tốt nghiệ p THPT năm 2007 tại Hội đồng