Chóng mặt Chóng mặt là rối loạn thăng bằng cơ thể trong không gian, biểu hiện là người bệnh cảm thấy mình hoặc cảnh vật xung quanh quay nghiêng, chao đảo trong khi thực tế mọi vật vẫn bình thường. Người bị chóng mặt cảm thấy mọi vật xung quanh đều quay cuồng hoặc chính bản thân mình quay tít như đứng giữa một cơn lốc; có thể thấy mất thăng bằng, đi đứng không vững, cảm giác bồng bềnh như đang đứng trên thuyền, cảm giác bước hụt hoặc lâng lâng như không có trọng lượng, nôn nao, khó chịu, ruột gan như đảo lộn. Các từ có nghĩa tương đương chóng mặt: choáng váng, xây xẩm, quay cuồng. Chóng mặt diễn ra như thế nào? Có cơn chóng mặt có thể ngắn (vài phút) hoặc dài (một vài ngày hoặc hàng tuần). Bị đi bị lại nhiều lần (tái diễn). Chóng mặt có thể xuất hiện theo mùa và người bệnh có thể biết trước. Các triệu chứng khác kèm theo chóng mặt: Ù tai như tiếng ve kêu, tiếng còi tàu một hoặc hai bên Nghe kém, thay đổi tùy theo từng thời gian, trong cơn nghe kém tăng lên, nhìn chung nghe kém có chiều hướng tăng dần, nghe kém kiểu tiếp nhận. Đau đầu: toàn bộ đầu hoặc vùng đỉnh, chẩm, thường cùng lúc với sự xuất hiện của chóng mặt. Buồn nôn hoặc nôn. Rối loạn thần kinh giao cảm: mặt nóng đỏ bừng từng cơn. Ngất, xỉu. Nguyên nhân: Sinh lý: có thai, hành kinh, do tật ở mắt như nhìn đôi hoặc do thay đổi cảm xúc như sợ hãi, đau buồn, căng thẳng. Bệnh lý: - Nhiễm trùng: viêm tai giữa (cấp hoặc mạn tính [lâu ngày]), viêm tuyến nước bọt do virus, viêm màng não; - Nhiễm độc (nicotin, chì, thạch tín ); - Bệnh mạch máu não (đau nửa đầu, xơ vữa động mạch đốt sống – thân nền, co thắt mạch máu, tăng hoặc giảm huyết áp); - Tổn thương tiền đình và ốc tai: chấn thương xương đá, chảy máu tai trong, viêm mê đạo; - Tổn thương thần kinh trung ương (u tiểu não, áp-xe tiểu não, xơ hóa nhiều nơi, bệnh rỗng hành não, động kinh kiểu Jackson); - Do thuốc: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm, đặc biệt do kháng sinh như streptomycin; Chóng mặt rất hay xảy ra, đa số do nguyên nhân lành, song thỉnh thoảng do nguyên nhân nguy hiểm. Chóng mặt nguy hiểm như thế nào? Người bệnh dễ bị tai nạn sinh hoạt, lao động và giao thông gây thương tật hoặc chết. Ngăn cản người bệnh tham gia các sinh hoạt thường lệ, bỏ các thú tiêu khiển. Khi nào cần đi khám? Cơn nhức đầu bất thình lình; Đau ngực hoặc nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm; Thấy tê dại các đầu ngón chân tay; Cảm thấy lảo đảo muốn té ngã;. Mờ mắt nhìn sự vật không rõ; Giảm thính giác; Mất định hướng với không gian và thời gian; Nói khó khăn; Tay chân run rẩy, yếu; Bất tỉnh; Chóng mặt tái diễn Làm gì để giảm chóng mặt và thương tổn? Tránh thay đổi tư thế đột ngột, tránh xoay đầu quá mức như cúi xuống, ngửa lên hoặc xoay qua hai bên. Tránh các chất có thể làm giảm tuần hoàn não như cà phê, thuốc lá, ăn mặn. . ruột gan như đảo lộn. Các từ có nghĩa tương đương chóng mặt: choáng váng, xây xẩm, quay cuồng. Chóng mặt diễn ra như thế nào? Có cơn chóng mặt có thể ngắn (vài phút) hoặc dài (một vài ngày. Chóng mặt Chóng mặt là rối loạn thăng bằng cơ thể trong không gian, biểu hiện là người bệnh cảm thấy mình. tuần). Bị đi bị lại nhiều lần (tái diễn). Chóng mặt có thể xuất hiện theo mùa và người bệnh có thể biết trước. Các triệu chứng khác kèm theo chóng mặt: Ù tai như tiếng ve kêu, tiếng còi