Vìsaobịchóngmặt?
Chóng mặt là một triệu chứng chung của nhiều bệnh rất khác nhau, cơ
chế rất đa dạng mà một số cơ chế còn chưa được biết rõ. Chóng mặt là một
trong những triệu chứng mơ hồ, làm bệnh nhân và thầy thuốc phải lo lắng.
Một số nghiên cứu cho thấy khoảng trên 30% những người trên 60 tuổi và
gần 50% những người trên, dưới 80 tuổi mắc chứng chóng mặt. Ở độ tuổi
càng cao, số người chóng mặt càng nhiều. Chóng mặt là một bệnh làm mất
khả năng dần dần của người bệnh.
Những nguyên nhân gây chóngmặt?
Các bệnh nhiễm virut như: Cảm cúm, viêm dạ dày- ruột do virut, nhiễm
khuẩn đường hô hấp trên, sốt xuất huyết, viêm gan do virut, quai bị
Nhiễm khuẩn: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, giang mai, viêm
màng nhện- màng não, viêm phổi
Nhiễm độc các loại thuốc: phenytoin, barbiturat, cocain, quinin,
aminoglycosid, nitroglycerin, an thần, thuốc ngủ, chống trầm cảm, hạ huyết áp,
vitamin A, oxyd carbon, rượu
Bệnh chuyển hóa: Đái tháo đường, thiếu vitamin B1, hạ đường huyết, tăng
urê máu, cường tuyến cận giáp
Tổn thương thần kinh trung ương: Chấn động não, chấn thương sọ não,
động kinh, bệnh Parkinson, bệnh xơ não tủy rải rác, thoái hóa tiểu não, tụ máu
dưới màng cứng, u thần kinh thính giác, u tiểu não, các tổn thương u màng não, di
căn ung thư, nang mạng nhện
Tai biến mạch máu não: Thoái hóa đốt sống cổ, đột quỵ, phình mạch não
Bệnh thần kinh ngoại biên: Bệnh rỗng hành não, lo lắng khiếp sợ, trầm
cảm, quá nhạy cảm với những tác động tâm lý, môi trường
Bệnh tim: Nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, hẹp do phì đại dưới động mạch
chủ, các bệnh van tim như hẹp hở van 2 lá, van 3 lá
Bệnh tai: Viêm thần kinh mê đạo, bệnh Méniere, chảy máu ống bán
khuyên, rò dịch tiết tai trong, chóng mặt do tư thế, viêm tai giữa, viêm xoang
Các bệnh về mắt: Sau đục thủy tinh thể, mất cân đối các cơ vận nhãn cầu,
các tật khúc xạ, kích thích vận mắt bất thường
Các bệnh khác: Tăng huyết áp, ngất do ho, bệnh sarcoid, hội chứng cogan,
bệnh Paget- liệt Bell
Như vậy chóng mặt có một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra Tuy đa số các
trường hợp chóng mặt là lành tính, nhưng cũng có những trường hợp chóng mặt là
triệu chứng đe dọa đến tính mạng như: chảy máu cấp tính, nhồi máu cơ tim, viêm
phổi và các nhiễm khuẩn toàn thân khác, hẹp động mạch chủ, loạn nhịp tim, u não,
tác dụng phụ của thuốc, trầm cảm, viêm thần kinh do giang mai và đột quỵ.
Biểu hiện của chóng mặt như thế nào?
Tùy theo nguyên nhân mà người bệnh thấy các biểu hiện của chóng mặt và
triệu chứng của bệnh gây chóng mặt. Chóng mặt biểu hiện là: đứng, ngồi không
vững, mở mắt thấy cảnh vật quay cuồng, hoa mắt, người bệnh không thể ngồi lâu
hay đứng lâu được mà phải nằm xuống, hoặc nặng hơn là bị ngã nhào, vô hướng
rất nguy hiểm nếu ngã phải lửa hay ngã phải vật sắc nhọn, ngã xuống nước Đồng
thời với chóng mặt, các triệu chứng của bệnh gây chóng mặt cũng xuất hiện như:
sốc nhiễm khuẩn, nhức đầu, đau vùng cơ quan bị bệnh (tim, gan, ngực, tai, mắt,
tăng huyết áp, viêm long đường hô hấp trên).
Các triệu chứng cận lâm sàng, kết quả một số xét nghiệm cũng giúp ích cho
chẩn đoán bệnh gây chóng mặt như: các xét nghiệm chuẩn về sinh hóa: calci,
creatinin, điện giải đồ, các nghiệm pháp thăm dò chức năng tuyến giáp, điện tâm
đồ, điện não đồ, nghiệm pháp tinh vi hơn như ghi điện rung giật nhãn cầu, đo
thính lực, chụp cắt lớp vi tính, hoặc MRI scanning não
Những lưu ý trong điều trị
Việc điều trị chóng mặt phải bao gồm điều trị triệu chứng chóng mặt và
điều trị bệnh gây nên chóng mặt.
Các bệnh gây chóng mặt có thể chữa khỏi bao gồm: thiếu máu, loạn nhịp
tim, ráy tai lèn chặt màng nhĩ, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh van tim
và thiếu máu cơ tim, viêm thần kinh giang mai, lỗ rò ngoại dịch tai trong, giảm thể
tích tuần hoàn, suy thượng thận, đái tháo đường và các bệnh chuyển hóa khác,
nhiễm độc (thí dụ nhiễm độc vitamin A), tác dụng phụ của thuốc, lo lắng và trầm
cảm
Việc điều trị một cơn chóng mặt cấp tính phụ thuộc vào nguyên nhân nghi
ngờ. Thí dụ các rối loạn của cơ quan thính giác như viêm thần kinh mê đạo có thể
được điều trị hỗ trợ bằng thuốc. Có thể dùng một trong các thuốc sau đây:
meclizin với liều 25-50mg x 3-4 lần/ngày, diazepam với liều 2,5-5mg x 3
lần/ngày. Những nguyên nhân khác của chóng mặt cấp, bệnh tiềm ẩn có cách điều
trị đặc hiệu; kháng sinh dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn. Cơn kịch phát lành tính
chóng mặt theo tư thế là đáng chú ý vì các bệnh nhân này biểu lộ đáp ứng với các
bài tập luyện đặc hiệu nhằm làm tái xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Các bài
tập luyện cho cơn kịch phát lành tính chóng mặt tư thế bao gồm việc thực hiện
nhắc đi nhắc lại các vận động chính xác dẫn tới chóng mặt, bằng cách đó tập cho
não không đáp ứng với kích thích nữa. Bệnh nhân có chóng mặt mạn tính còn
chưa được chẩn đoán chắc chắn thì được quản lý theo dõi và điều trị triệu chứng,
trợ giúp về tâm lý và ngăn ngừa sự mất khả năng thứ phát do suy giảm thể lực.
Nhiều bệnh nhân có chóng mặt mạn tính cần được quản lý theo cách này, đặc biệt
là những người có tuổi với các bệnh như suy giảm đa cảm giác, mất thăng bằng
thứ phát sau đột quỵ, hoặc chóng mặt tư thế tự phát. Việc cho thuốc cần được thử
nghiệm thận trọng với những bệnh nhân này. Chú ý rằng, thông thường các triệu
chứng và chức năng của những bệnh nhân này tiến triển xấu đi, ít trường hợp có
chuyển biến tốt.
. Vì sao bị chóng mặt?
Chóng mặt là một triệu chứng chung của nhiều bệnh rất khác nhau, cơ
chế rất đa dạng mà một số cơ chế còn chưa được biết rõ. Chóng. chóng mặt. Ở độ tuổi
càng cao, số người chóng mặt càng nhiều. Chóng mặt là một bệnh làm mất
khả năng dần dần của người bệnh.
Những nguyên nhân gây chóng