Trường THPT Lấp Vò 1 Giáo viên: Huỳnh Phước Hùng TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG CÂN BẰNG HÓA HỌC Câu 1: Cho các phát biểu sau: 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau. 2. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định. 3. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn. 4. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi. 5. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại. Các phát biểu sai: A. 2, 3. B. 3, 4. C. 3, 5. D. 4, 5. Câu 2: Cho các phát biểu sau: 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo một chiều xác định. 2. Cân bằng hóa học là cân bằng động. 3. Khi thay đổi trạng thái cân bằng hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi ấy. 4. Phản ứng thuận nghịch 2NO 2 ↔ N 2 O 4 không phụ thuộc sự thay đổi áp suất. Các phát biểu đúng: A. 2, 3. B. 3, 4. C. 1, 4 D. 2, 4. Câu 3: So sánh tốc độ 2 phản ứng sau ( thực hiện ở cùng nhiệt độ ): Zn (bột) + dd CuSO 4 1M ( 1) Zn ( hạt) + dd CuSO 4 1M (2). Kết quả thu được: A. (1) nhanh hơn (2) B. (2) nhanh hơn (1) C. như nhau D. không xác định được. Câu 4: So sánh tốc độ 2 phản ứng sau: Zn + dd CuSO 4 1M (1) Zn + dd CuSO 4 2M (2). ( thực hiện ở cùng nhiệt độ, thành phần Zn như nhau). Kết quả thu được: A. 1 nhanh hơn 2 B. 2 nhanh hơn 1 C. như nhau D. không xác định. Câu 5: So sánh tốc độ 2 phản ứng sau: Zn ( bột) + dd CuSO 4 1M ở 25 o C (1) Zn (hạt) + dd CuSO 4 1M ở 60 o C Kết quả thu được: A. (1) nhanh hơn (2) B. (2) nhanh hơn (1) C. như nhau D. không xác định. Câu 6: Cho phản ứng A (k) + 2B(k) → C(k) + D(k) khi tăng nồng độ B 2 lần, nồng độ A không đổi vận tốc phản ứng ( thuận) sẽ tăng lên A. 2 lần B. 4 lần C. 6 lần D. 8 lần. Câu 7: Cho hệ cân bằng 2CO + O 2 ↔ 2CO 2 trong bình kín, nhiệt độ không đổi. Nếu áp suất hệ tăng 2 lần, vận tốc phản ứng thuận sẽ tăng lên A. 2 lần B. 4 lần C. 6 lần D. 8 lần. Câu 8: Cho hệ cân bằng 2CO + O 2 ↔ 2CO 2 trong bình kín, nhiệt độ không đổi. Nếu giảm thể tích của hệ 3 lần, tốc độ phản ứng nghịch sẽ tăng lên A. 3 lần B. 6 lần C. 9 lần D. 12 lần Câu 9: Cho phản ứng A + α B → AB α . Khi tăng nồng độ các chất lên 2 lần thấy tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần. Giá trị của α là A. 2 B. 3 C. 4 D. 6. Câu 10: Xét phản ứng thuận nghịch A (k) + B (k) ↔ C (k) + D (k). Trộn 4 chất A, B, C, D mỗi chất 1 mol vào bình kín thể tích không đổi V. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng có 1,5 mol C. Hằng số cân bằng là A. 9 B. 15 C. 7 D. 6. Câu 11: Trong bình kín 2 lít chứa 2 mol N 2 và 8 mol H 2 . Thực hiện phản ứng tổng hợp NH 3 đến khi đạt trạng thái cân bằng thấy áp suất sau bằng 0,8 lần áp suất ban đầu ( nhiệt độ không đổi). Hằng số cân bằng của hệ là A. 0,128 B. 0,75 C. 0,25 D. 1,25 Câu 12: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt: N 2 + 3H 2 ↔ 2NH 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ). Khi thêm N 2 , H 2 cân bằng sẽ chuyển dịch A. trái sang phải B. phải sang trái C.không đổi D. không xác định. Câu 13: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt N 2 + 3H 2 ↔ 2NH 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ). Khi thêm NH 3 cân bằng sẽ chuyển dịch A. trái sang phải B. phải sang trái C.không đổi D. không xác định. Câu 14: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt N 2 + 3H 2 ↔ 2NH 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ). Khi tăng áp suất hệ cân bằng sẽ chuyển dịch A. trái sang phải B. phải sang trái C.không đổi D. không xác định. Câu 15: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt ( xúc tác V 2 O 5 ): 2SO 2 + O 2 ↔ 2SO 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ). Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch sang chiều nghịch trong trường hợp nào sau đây? A. hạ nhiệt độ của bình B. tăng áp suất chung của hỗn hợp. C. tăng nồng độ khí oxi D. thêm SO 3 . Câu 16: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt: N 2 + 3H 2 ↔ 2NH 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ).Khi thêm xúc tác, cân bằng sẽ chuyển dịch A. trái sang phải B. phải sang trái C. không đổi D. không xác định. Câu 17: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt: N 2 + 3H 2 ↔ 2NH 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ).Để thu được nhiều NH 3 người ta thực hiện A. hạ nhiệt độ của bình phản ứng B. hạ áp suất chung của hỗn hợp. C. thêm xúc tác D. giảm nồng độ N 2 , H 2 . Câu 18: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt H 2 + I 2 ↔ 2HI. Khi tăng áp suất hệ cân bằng sẽ chuyển dịch A. trái sang phải B. phải sang trái C.không đổi D. không xác định. Câu 19: Cho hệ cân bằng : C (rắn) + CO 2 ↔ 2CO. Khi tăng áp suất hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều A. trái sang phải B. phải sang trái C.không đổi D. không xác định. Câu 20: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt: N 2 + 3H 2 ↔ 2NH 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ).Khi tách NH 3 khỏi hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch A. trái sang phải B. phải sang trái C. không đổi D. không xác định. Câu 21: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt: N 2 + 3H 2 ↔ 2NH 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ).Khi hạ nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch A. trái sang phải B. phải sang trái C. không đổi D. không xác định. Câu 22: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt: 2SO 2 + O 2 ↔ 2SO 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ).Khi tăng áp suất hệ , cân bằng sẽ chuyển dịch A. không đổi B. phải sang trái C. trái sang phải D. không xác định. Câu 23: Trong bình kín chứa SO 2 và SO 3 , ít V 2 O 5 ( xúc tác). Nung nóng bình một thời gian áp suất trong bình sẽ A. tăng B. giảm C. không đổi D. không xác định. Câu 24: Trong bình kín chứa H 2 và NH 3 , ít ( xúc tác). Nung nóng bình một thời gian áp suất trong bình sẽ A. tăng B. giảm C. không đổi D. không xác định. Câu 25: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt: N 2 + 3H 2 ↔ 2NH 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ). Khi hạ nhiệt độ hệ, số mol các chất trong bình sẽ thay đổi: A. n(N 2 , H 2 , NH 3 ) đều tăng B. n(N 2 , H 2 ) đều tăng, n(NH 3 ) giảm. C. n(N 2 , H 2 , NH 3 ) đều giảm. D. n(N 2 , H 2 ) đều giảm, n(NH 3 ) tăng. Câu 26: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt: N 2 + 3H 2 ↔ 2NH 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ). Khi tăng áp suất hệ, số mol các chất trong bình A. mol (N 2 , H 2 , NH 3 ) đều tăng B. mol(N 2 , H 2 ) đều tăng, mol NH 3 giảm. C. mol (N 2 , H 2 , NH 3 ) đều giảm D. mol (N 2 , H 2 ) đều giảm, mol NH 3 tăng. Câu 27: Cho hệ cân bằng tỏa nhiệt: N 2 + 3H 2 ↔ 2NH 3 + Q ( hay ∆ H < 0 ). Khi giảm áp suất hệ, số mol các chất trong bình sẽ thay đổi: A. n(N 2 , H 2 , NH 3 ) đều tăng B. n(N 2 , H 2 ) đều tăng, n(NH 3 ) giảm. C. n(N 2 , H 2 , NH 3 ) đều giảm. D. n(N 2 , H 2 ) đều giảm, n(NH 3 ) tăng. Câu 28: Trong bình kín chứa SO 2 và O 2 , ít V 2 O 5 ( xúc tác). Nung nóng bình một thời gian áp suất trong bình sẽ A. tăng B. giảm C. không đổi D. không xác định. Câu 29: Trong quá trình nung vôi, CaCO 3 ↔ CaO + CO 2 – Q ( hay ∆ H > 0). Để thu được nhiều sản phẩm người ta thực hiện nhiều biện pháp. Biện pháp nào sau đây không đúng? A. tăng nhiệt độ hệ. B. nghiền nhỏ quặng. C. tách nhanh CO 2 . D. tăng áp suất ( thêm CO 2 ). . là phản ứng xảy ra theo một chiều xác định. 2. Cân bằng hóa học là cân bằng động. 3. Khi thay đổi trạng thái cân bằng hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự. trạng thái cân bằng thấy áp suất sau bằng 0,8 lần áp suất ban đầu ( nhiệt độ không đổi). Hằng số cân bằng của hệ là A. 0,128 B. 0,75 C. 0,25 D. 1,25 Câu 12: Cho hệ cân bằng. hệ cân bằng tỏa nhiệt H 2 + I 2 ↔ 2HI. Khi tăng áp suất hệ cân bằng sẽ chuyển dịch A. trái sang phải B. phải sang trái C.không đổi D. không xác định. Câu 19: Cho hệ cân