Ebook Người việt kỳ diệu

29 410 0
Ebook Người việt kỳ diệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ebook Người việt kỳ diệu tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kin...

Người Việt Kỳ Diệu Quyển thứ nhất trong tủ sách “Kiến thức mới” nguyên tác của A. Pazzi Bản Việt-văn của Vũ Hạnh. Nhà xuất bản Lạc Việt Nam Cường phát hành Mục lục Chương 01 : Người Việt qua ánh mắt, nụ cười Chương 02 : Nền tảng quý báu của tinh thần Việt: óc thực tế Chương 03 : Đặc tính uyển chuyển và tinh tế trong tâm hồn Việt Nam Chương 04 : Căn bản đạo đức của người Việt Chương 05 : Ý chí kiên cường bất khuất của người Việt Nam Người Việt qua ánh mắt, nụ cười Tôi đã sống ở Việt-nam trên hai mươi năm và trong cái thời khoáng đó, tôi đã không ngừng tìm hiểu con người Việt-nam đáng yêu cùng cái xứ sở Việt-nam đáng khâm phục này. Tôi cũng hy vọng với cái tính cách là người ngoại quốc và với tình yêu chan chứa trong lòng, những điều mà tôi ghi lại sau đây, về dân tộc đó, có giá trị của một sự thực lớn mà bất kỳ ai không mang thành kiến sai lầm về quốc gia hay chủng tộc, không mang định kiến lệch lạc về chính trị hay văn hóa, có dịp hòa mình vào trong sinh hoạt của dân tộc này, đều phải chấp nhận. Thoạt đầu, tôi không có ý ở lâu trên xứ sở này. Từ Ý-đại-lợi, quê hương của tôi, sang đến Việt-nam là một con đường dài dặc, là sự đổi khác cả về phong tục, tập quán cũng như sinh hoạt thời tiết. Tôi tưởng mình không thể nào chịu nổi khí hậu của miền nhiệt đới, ẩm ướt và oi bức này. Tôi cũng ngại tinh thần văn hóa phương Đông sẽ khiến cho tôi ngỡ ngàng không ít trong những sinh hoạt hàng ngày. Tôi nhớ một người bạn Pháp đã nói với tôi về cái ánh nắng độc hại của miền đất này, ánh nắng không đốt cháy mạnh như ở châu Phi nhưng làm chết người một cách nhanh chóng, và đã khuyên tôi phải nên giữ luôn chiếc mũ trên đầu khi bước ra ngoài. Quả thật, tôi đến Việt-nam với những ý tình dè dặt, vì đã từ lâu nhiều người ngoại quốc cũng không nói tốt về xứ sở này qua những sách vở mà tôi đọc được từ nhiều năm trước. Nhưng ngày đầu tiên mà tôi đến đây, trong cái ánh nắng đầu tiên mà tôi hứng lấy, tôi đã được thấy những người Việt-nam bằng xương bằng thịt, và thật hoàn toàn khác xa với những nhưng ảnh về con người đó mà tôi đã thấy qua các sách báo hàng ngày. Tôi cho rằng người Việt-nam thật đẹp, và tôi có đủ lý lẽ về mặt thẩm mỹ, vật chất cũng như tinh thần, để mà xác định như thế. Cũng có một số bạn hữu của tôi không chịu chia xẻ cái quan niệm đó và họ đã mỉm cười nghi hoặc hay chỉ chấp nhận gượng gạo, chừng như cho rằng ý kiến của tôi chỉ có giá trị về mặt xã giao cốt để lấy lòng những người bản xứ, hoặc chỉ là một nhận xét chủ quan không tránh được phần nông nổi. Nhưng tôi đã từng giao tiếp với nhiều dân tộc trên địa cầu này, tôi cũng đã từng có dịp so sánh để tìm hiểu họ nên tôi tin rằng mình đã có sự thận trọng cần thiết để mà phát biểu sự thực. Cố nhiên mỗi một dân tộc đều có một vẻ đẹp riêng mà không có dân tộc nào là thuần túy xấu hay thuần túy đẹp. Thường thường, khi nói đẹp, xấu người ta hay đứng ở trên cương vị chủ quan, cục bộ, để mà phá đoán nên dễ lệch lạc một cách quái đản. Nhưng hẳn ai cũng đồng ý là người Trung-Hoa có vẻ đáng yêu của họcũng như người Nhật có một vẻ đáng mến riêng mà chỉ những người sinh trưởng ở xứ Phù-tang mới có, và vẻ khả ái của họ lại không giống với những vẻ khả ái của các dân Á-đông khác. Dầu sao cũng phải nhận rằng đa số các người Á-đông không có cái vẻ linh hoạt của người Việt-nam. Trong ánh mắt nhìn, cũng như trong cái miệng cười của họ có hàm chứa một sinh lực khác thường và một vẻ quyến rũ riêng hết sức đặc biệt. Mắt họ nhìn mau đồng thời phóng được tia nhìn rất sâu như có khả năng ghi nhận sự vật thực là nhanh bén, và qua đôi mắt khá thông minh ấy chúng ta nghĩ đến một người thợ săn trầm tĩnh vừa phóng mũi tên trúng đích đã thoáng biến dạng. Đa số người Việt đều có cặp mắt nhìn ấy, dù trẻ hay già, dù nghèo hay giàu, họ đã được hưởng đồng đều cái phần gia sản về nhãn lực này. Kể ra người Việt không chịu chăm sóc cặp mắt của họ và những bệnh mắt thật là phổ biến, nhưng không vì thế mà ta không thấy cái vẻ riêng biệt về ánh mắt nhìn của họ, ánh mắt vừa nói lên sự rộng rãi, bao dung, vừa chứng tỏ được tinh thần bất khuất. Tất nhiên, cặp mắt là cánh cửa ngõ đi vào tâm hồn và qua những cặp mắt nhìn Việt-nam, ta có thể đọc thấy những gì là vốn liếng sâu xa của dân tộc ấy. Buổi đầu, sau những quan sát, qua những tiếp xúc, tôi đã thấy họ không phải là một dân tộc tầm thường, và về sau này, tôi được biết thêm rằng người Việt-nam là một dân tộc có nền văn minh độc đáo, một loại dân tộc ưu đẳng, có những sắc thái riêng biệt không tìm thấy trong những dân tộc khác trên đại cầu này. Dù không có đủ phương tiện, khả năng để đi sâu hơn vào nền văn minh của dân tộc Việt, tôi vẫn cố gắng để tìm hiểu nó trong những nét chính sau đây. Và tôi nghĩ rằng, chỉ qua ánh mắt của dân tộc này, ta cũng thấy được người Việt có niềm tự tin ở cái tiềm năng văn hóa của mình: nền văn hóa có chiều sâu và sức biến động lạ lùng ở trong lịch sử. Nhưng đã nói đến ánh mắt là phải nói đến nụ cười, vì đó là hai hình thể linh hoạt hơn hết trên một khuôn diện. Mắt và miệng thường cho ta thấy nhiều hơn về một con người vì nó có thể nói lên giá trị trí thức, tinh thần đạo đức của một cá nhân, hơn cả những gì cá nhân ấy muốn phô bày. Vầng trán nằm ở trên cao, lỗ mũi ở ngay giữa mặt, dù có lộ hiện thật là rõ ràng cũng không chứng tỏ gì nhiều về một con người. Có thể nói rằng nụ cười Việt-nam cũng như nụ cười của các dân tộc phương Đông đều có một vẻ kỳ bí, chừng như sau vành môi ấy, vẫn có ẩn tàng một sự kiện gì buộc ta tìm hiểu băn khoăn. Ở người Viêt-nam, dù đôi môi họ mím lại hay là nhếch lên, cái nhìn của họ cũng được hòa điệu theo cùng, và trong nụ cười có vẻ hững hờ, hồn nhiên của họ, người ta cũng thấy được một khả năng nhạy cảm khác thường và một khả năng thẩm định sự vật rất là sắc sảo. Nhiều khi người ta dễ có cảm tưởng những điều mà họ nói ra đã không phát biểu đầy đủ bằng đôi mắt nhìn và nụ cười kia. Cũng có thể hiểu về sự kiện đó như sau: trí thức chưa được phát triển kịp thời với cái vốn liếng lâu dài mà giống nòi họ đã xây dựng nên trong một tiềm thức cộng đồng, và tiềm thức ấy là cái gia tài vô cùng to tát của một dân tộc, do chính lịch sử của dân tộc ấy tạo nên, không thể một sớm một chiều làm cho thay đổi bản chất. Tiềm thức cộng đồng của một dân tộc là cái thành quả của cuộc phát triển trường kỳ làm bằng máu xương của dân tộc ấy, làm bằng thịnh vượng và bằng suy vong, bằng những tủi nhục cũng như vinh quang, và tất cả được phối hợp, được thâm nhập vào thành sức phản xạ sâu thẳm ở trong não tủy của mỗi một người trong dân tộc ấy, khiến cho sinh hoạt hàng ngày, dù làm một động tác nào, nói lên một ngôn từ nào cũng vẫn bị sự chi phối của tiềm thức ấy. Dĩ vãng vẫn được hiện diện thường xuyên bằng thế cách này hay thế cách khác, và sự đoạn tuyệt quá khứ một cách máy móc là điều khó lòng mà quan niệm được. Tiềm thức cộng đồng của người Việt-nam có thể nhận định là thật sâu rộng, lớn lao, dấu chứng của những dân tộc có nền văn minh độc đáo, lâu dài. Tất nhiên vẫn có những người Viêt-nam hời hợt, quên đi bản sắc của dân tộc mình, ưa thích đua đòi, bắt chước theo người nước ngoài một cách nguy hại đã làm cho họ mất đi duyên dáng tự nhiên của mình. Sự đua đòi ấy thường dễ nhận thấy nơi các đô thị đông đúc trong những thời kỳ ngoại bang có những ảnh hưởng sâu đậm đối với nền chính trị của xứ sở này. Đúng ra, những đám thị dân của các quốc gia trên thế giới này nơi đâu lại chẳng tiêm nhiễm cái thói xấu ấy? Nhưng trên căn bản thì dân tộc Việt rõ ràng là một dân tộc không có những sự đua đòi rồ dại, mà chính niềm tin đối với truyền thống của họ vẫn được một tầng lớp người bảo vệ hết lòng. Người Việt cũng như hầu hết con người trên thế giới này chưa tìm thấy được nụ cười vui vẻ hoàn toàn. Cả nhân loại này đang trên con đường tìm kiếm nụ cười- nụ cười hân hoan không có chút dư vị nào cay đắng – như tìm một sự giải thoát, một lý tưởng sống. Tôi không biết rằng người Việt khi họ nhếch môi, mỉm một nụ cười, họ có thấy chăng được niềm an ủi nào không, nhưng tôi chắc rằng họ phải lo nghĩ nhiều hơn là được hưởng thụ trong những nụ cười như vậy. khi cười, tinh thần hướng nội của họ đã được dung hòa với sự hướng ngoại, nên họ tạo được một thể quân bình đặc biệt về mặt tâm lý. Theo quan điểm của y học, quân bình tạo ra sự sống, và khi quân bình không còn giữ được là khởi điểm của bệnh hoạn, là bắt đầu của sự chết. Chúng ta có thể suy đoán từ nụ cười ấy của người Việt-nam để nhìn thấy rằng họ đã luôn luôn tạo được quân bình ở trong sinh hoạt khiến họ biết cách tiếp thu được nhiều quan điểm khác nhau, dung hòa được nhiều ý kiến dị đồng, thoát ra được những cảnh ngộ khó khăn ở trong lịch sử. Có lẽ vì thế mà dân tộc họ dù có chiến thắng vẻ vang vẫn không có những hoan lạc tột cùng, và dù gặp những chiến bại bi thảm vẫn không có những bi thảm quá mức. Tìm hiểu lịch sử Việt-nam, tôi đã thấy rõ điều này nhiều hơn. Nhiều lần sau khi đánh bại kẻ thù xâm lược, họ vẫn vui vẻ làm người triều cống nhu mì cũng như khi bị ràng buộc trong những xích xiềng nô lệ, họ vẫn bình thản tìm một lối thoát. Tinh thần yêu chuộng hòa bình cũng như tinh thần kiên cường chiến đấu của họ đã được hợp nhất trong sự bảo vệ lẽ sống cao cả của dân tộc. Vì thế, trải qua bao nhiêu cuộc chiến đấu oai hùng, suốt trong lịch sử dài dặc, mà không thấy họ lưu lại những anh hùng ca. Và đã từng trải biết mấy lầm than khổ nhục, mà dân tộc họ cũng không lưu lại những áng văn chương kêu khóc não nùng. Tinh thần Việt-nam thực sự không muốn nuôi dưỡng bi thảm và không chấp nhận tuyệt vọng, dù học phải sống bất cứ trong cảnh ngộ nào. Nụ cười của người Việt, ngoài cái ý nghĩa phát biểu một niềm tự tin sâu xa vào tiềm năng của giống nòi, còn có ý nghĩa bày tỏ tinh thần khoan dung, độ lượng. Nhiều người, kể cả những người Việt-nam, đã quá chú trọng đến mặt chống đối của nụ cười ấy mà gần như quên hẳn đi ý nghĩa khoan dung của nó. Người Việt tha thứ dễ dàng những sự lầm lỗi cũng như mọi điều khác biệt, bởi họ không phải là một dân tộc cố chấp. Khoan dung, xét cho đến cùng, là một giá trị tinh thần dung hợp được những yêu cầu thực tế của một ý thức luân lý sâu xa. Cũng có những người Việt-nam mất gốc vì nhiễm quá sâu văn hóa nước ngoài nên không thể nào hiểu được những giá trị riêng đáng nên tự hào của dân tộc họ. Khi đã mất sự cảm thông với dân tộc rồi làm sao họ có thể nhìn thấy được những gì gọi là bản sắc sâu xa của dân tộc được? Khi đã mang một lối nhìn lệch lạc, làm sao mà đánh giá đúng sự việc chung quanh? Tôi nhớ có lần được đọc một bài tiểu luận của một trí thức Việt-nam đồng thời là một dịch giả có nhiều tài năng là Nguyễn Văn Vĩnh nói về nụ cười của người Việt-nam. Ông này đã nói về dân tộc mình một cách hết sức hời hợt nên không tránh khỏi những điều lầm lỗi nặng nề. Với một cái nhìn khinh bỉ, trịch thượng, ông Vĩnh cho rằng nụ cười của người Việt-nam chứa đầy tà ý xấu xa, độc ác, mang đầy tính cách phá hoại, ngụ những ẩn tình thấp kém. Rõ ràng ông Vĩnh đã đứng trên cái quan điểm hình thức, quen thuộc trong lối suy luận Tây-phương để mà nhận định về các trạng thái sinh hoạt của đồng bào mình. Thái độ của ông nào có khác gì quan điểm nông nổi, đầy lòng ngờ vực của một tên quan thuộc địa nhìn dân bản xứ như lớp tôi đòi hèn hạ. Hình như ở trong trường học những bài tiểu luận thuộc loại ông Vĩnh vẫn được đem ra truyền dạy cho các học sinh nhỏ tuổi và hình như nhiều thầy dạy cũng không nghĩ rằng ông Vĩnh đã nói những điều lầm lạc, xúc phạm nặng nề đến dân tộc mình. Nhiều người Việt-nam có một nhận định sáng suốt và có tinh thần quốc gia đứng đắn cũng đã lên tiếng nhiều lần về một tầng lớp trí thức Việt-nam có văn bằng lớn, có học thức nhiều, nhưng nguy hiểm thay, lại không có một căn bản dân tộc. Đó là lớp người lấy làm hãnh diện vì nói được tiếng ngoại quốc, và coi một chuyến xuất dương, dù là đi vào rừng rú châu Phi, châu Mỹ, là một vinh dự lớn lao. Những trí thức ấy đã quên vụ xới vườn nhà như là linh hồn đích thực của họ và họ đã giống anh chàng nào đó ở trong vở kịch La-mã thời xưa, anh chàng mua được một cái mặt nạ rẻ tiền đã cố đeo vào để khỏi chường khuôn mặt đẹp của mình giữa nơi đông đảo. Có lẽ chưa có một dân tộc nào mà nhiều người trí thức trong khi phát biểu lại pha trộn lắm ngôn ngữ nước ngoài như thế và thích dùng những đồ ngoài như thế. Nhưng điều may mắn là nếu ở trên mặt hồ có những đám bèo không bám rễ sâu xa xuống lòng đáy thẳm thì đại đa số quần chúng Việt-nam đã biết quý yêu dân tộc của mình và biết tự hào về nó. Nói về nụ cười Việt-nam, chừng như tôi đã đi quá giới hạn cần thiết của vấn đề này. Hơn nữa, dừng bước quá lâu ở cái bề ngoài, chúng ta không sao nói hết được những sự thực sâu xa của cái bề trong. Dù sao, người Việt phải biết tự hào về khuôn diện mình. Tất nhiên chúng ta không muốn nói đến khuôn diện của những lớp ngoài no đủ, béo mập, chỉ biết nằm xa xỉ trong sự che chở của các tiện nghi. Ở bất kỳ đâu, lớp người như thế thường rất giống nhau và họ không có gì để phải nói, ngoài sự tự mãn và lòng ích kỷ, ngoài sự nhạt nhẽo và sự tầm thường. Trong những lớp người ích kỷ, chỉ có mỗi cái thái độ tự mình chiêm ngưỡng lấy mình là được coi như một thứ giá trị cao nhất. Lại thêm chúng ta không còn ở vào thời kỳ nheo mắt nhìn vào bề ngoài của các sự vật để mà định giá, vì thời kỳ ấy thực sự đã thuộc về dĩ vãng rồi. Phải mất bao nhiêu nghìn năm gian khổ, nhân loại ngày nay mới rời bỏ được mảnh đất thuần túy hình thức, để mà khởi sự đi vào lãnh vực nội dung như là khởi điểm của mọi giá trị. Lẽ nào chúng ta ngày nay còn mang cái nhìn lỗi thời để mà dán mắt vào phần hình thức trong sự tìm tòi cái đẹp? Bởi thế tưởng nên hiểu rằng khi ta nói về vẻ đẹp ở trên khuôn mặt người Việt, là nói về cái vẻ đẹp đã do cuộc đời gian khổ mà dân tộc họ làm nên, trong đó bừng sáng tinh thần quật cường lớn lao của họ. Vẻ đẹp ở trong đôi mắt biết nhìn, biết đến giận dữ mà không biết đến bạo tàn, vẻ đẹp ở trong đôi mắt biết mím chặt lại, biết đến hận thù mà không từ chối khoan dung. Tiếng nói Việt-nam là ngôn ngữ riêng của âm nhạc vì có nhiều dấu, nhiều giọng, không phải là tiếng nói của tàn ác và hỗn loạn. Ở nơi vừng trán, ở trong đôi mắt, đôi môi, ở trên màu da và trong tiếng, vết hằn lịch sự và của người Việt-nam thật là rõ rệt, đậm đà. Chúng ta không ai lại muốn đòi hỏi một vẻ trắng trẻo, hồng hào ở một lớp người thuộc dân da vàng. Hơn nữa, người dân của một xứ nắng, của những bờ biển bao la, của những núi rừng trùng điệp và của đầm lầy mênh mông làm sao có được màu da của kẻ nằm trong bóng mát, ngồi giữa yên lành? Nền tảng quý báu của tinh thần Việt: óc thực tế Đi vào giá trị nội dung của người Việt-nam, điều mà ta phải lưu ý trước nhất ở trong truyền thống sinh động phong phú của họ, là óc thực tế. Có thể tìm thấy tinh thần thực tế biểu hiện trong mọi sinh hoạt. Tôi đã nghĩ đến chiếc áo dài đen thích hợp với những sinh hoạt ruộng vườn và cái không khí cổ kính của một xã hội vua quan sống bằng nông nghiệp. Cái áo dài ấy thật là giản dị một cách bi thảm, có thể dùng để che đậy từ một miếng thịt giữa làng cho đến những bộ đồ lót rách nát, đồng thời chịu đựng một cách gan lì suốt cả bốn mùa mưa nắng. Bây giờ hẳn không có mấy người Việt còn tha thiết với chiếc áo dài ấy vì trong điều kiện sinh hoạt đổi thay nó đã trở thành mốn đồ cổ lỗ, dù nó đã có vai trò lịch sử lâu dài ở trong sinh hoạt của dân tộc này. Nói chung, trong cách ăn mặc, tinh thần thực tế của người Việt-nam biểu lộ thật là rõ rệt. Không những chẳng thích phô trương bằng loại áo quần rực rỡ như các đám người thiểu số còn sống rải rác trong những núi rừng mà người Việt-nam cũng không có những kiểu lối ăn mặc nặng nề, phiền phức của những dân tộc tự coi như có trình độ văn minh. Không kể đến sự dễ dãi đối với con trẻ mà những màu sắc bao giờ cũng được thích ứng một cách dễ dàng, người Việt hầu như là một dân tộc không thích những gì sặc sỡ, những gì biểu lộ rõ rệt đến mức ồn ào. Để cho thích hợp với những điều kiện sinh hoạt đầy những khó khăn, họ đã chọn lựa một cách ăn mặc tương xứng, trong đó hòa hợp được cái tính cách điều độ, nghiêm chỉnh và những giá trị tinh thần cố hữu. Có thể nói rằng, trong lối phục sức hàng ngày người Việt cũng đã thể hiện được cái lịch sử lâu dài đầy những chiến đấu gian lao cũng như oanh liệt của dân tộc mình. Từ khi tiếp xúc với nền văn minh Tây-phương, người Việt cũng đã chấp nhận lề lối trang phục mới mẻ của những dân tộc xứ lạnh ở cách xa họ không biết bao nhiêu dặm đường, nhưng sự đổi mới này được đặt trên căn bản hoàn toàn thực tế. Chỉ những lớp trẻ sống trên những đô thị lớn là còn đua đòi theo những lề lối trang phục mới lạ, nhiều khi phóng túng lố lăng, nhưng đấy chỉ là một số rất nhỏ và số loại này vẫn bị người lớn coi như một lũ mất gốc. Do những lẽ đó, ít khi chúng ta nhìn thấy một người phụ nữ Việt-nam mặc một chiếc quần lòe loẹt khi ra ngoài đường. Bất cứ những thiếu nữ nào đã lớn, nếu đi ra đường với bộ y phục cùng màu, ngoại trừ màu đen, màu trắng, đều bị số đông phán đoán bằng những cặp mắt ngờ vực. Ăn mặc ra ngoài thể cách thanh đạm, khiêm tốn bình thường đều được người Việt coi đó là sự suy đồi nhân cách. Có lẽ trong các dân tộc, người Việt được xem như một lớp người có một quan niệm nghiêm khắc về sự ăn mặc, và bởi vì họ tôn trọng truyền thống trang phục nghiêm chỉnh của mình nên không cho phép mọi sự dễ dãi ở trong quần áo như khá nhiều dân tộc khác, nhất là các xứ Âu Mỹ. Nhiều người thường nói Việt-nam đã chịu ảnh hưởng sâu xa văn hóa Trung-quốc, nhưng ảnh hưởng ấy nhất định không sao tìm thấy ở nơi chiếc quần của người phụ nữ. Bởi người đàn bà Trung-hoa có thể mặc những quần xanh, quần đỏ đi lại tự nhiên ngoài đường hoặc dùng những thứ trang phục đồng màu, với những hoa hòe rực rỡ để mà hiện diện ở giữa đám đông, một cách thoải mái, tự nhiên. Điều đó nhất định không thể tìm thấy ở trong sinh hoạt của phụ nữ Việt. Chúng ta còn tìm thấy sự nghiêm chỉnh của người Việt-nam thể hiện nhiều cách trong quần áo họ. Dầu ở xứ nóng mà người đàn bà Việt-nam không có kiểu áo hở cổ của người phụ nữ xứ lạnh Tây-phương, cũng không có những áo quần hở tay, hở chân như người Trung-hoa vốn cũng là dân xứ lạnh. Từ những quần áo suy luận ra đến những thể cách sinh hoạt khác nữa, chúng ta còn tìm thấy được tinh thần thực tế - đồng thời cũng là căn bản đạo đức – của người Việt-nam thể hiện trên nhiều mức độ khác nhau. Nhiều nhà văn hóa Việt-nam đã trình bày rằng lời thơ của họ theien về nhịp chẵn, thật là khác với nhịp lẻ lửng lơ của người Trung-hoa, và các mái chùa, mái đình, lăng tẩm miếu mạo của họ dầu có vay mượn kiến trúc Trung-hoa chăng nữa, cũng không hề có những nét uống cong theo cái thể cách nghệ thuật của người Hán-tộc. Qua những biểu hiện như thế, người Việt xác nhận rằng cái bản tính của dân tộc mình không thích phiêu lưu, không ưa mơ mộng, và luôn luôn tìm thấy cái điểm tựa cần thiết để tự bảo vệ lấy mình hầu được tồn tại, phát triển. Dù trong điều kiện khó khăn đến thế nào nữa, người Việt vẫn có một cái trực giác, một thứ lương tri đã biến thành những phản ứng vô cùng kỳ diệu giúp họ thích hợp được với hoàn cảnh để mà giành quyền chủ động. Lần đầu nghe câu ngạn ngữ Việt-nam: “Khôn ăn cái, dại húp nước”, người ta có thể ngờ vực nghĩ đây chỉ là câu nói của kẻ tham lam những muốn lừa gạt người khác để giành lấy phần béo bổ cho mình, bởi cái phần cái còn gì béo bổ đâu? Nhưng người Tây-phương quen ăn món xúp, nên không thể nào hiểu được tinh thần Việt- nam qua những ngạn ngữ nêu trên. Sau này, nghiên cứu văn học bình dân của họ, tôi lại gặp câu: “Ăn lấy đặc, mặc lấy bền” và tôi mới hiểu trong cách ăn uống thường xuyên của họ, tinh thần thực tế đã được chứng tỏ rõ rệt. Đa số người Việt, trong những từng lớp đông đảo làm nền tảng của dân tộc, bao giờ cũng ưa thích những cái gì vững chắc, có thể giúp họ chịu đựng bề bỉ cuộc sống, và vì lẽ đó họ vẫn thích sự no bụng hơn là dùng đồ lỏng lẻo, dù rằng béo bổ, ngọt ngào. Tiếng cái trong câu ngạn ngữ trên đây dùng để chỉ định thể đặc của các món ăn để phân biệt với phần nước, là một tiếng dùng thật có ý nghĩa. Ở trong nguồn gốc, tiếng cái có nghĩa là mẹ, đồng thời lại có nghĩa rộng để chỉ cái gì căn bản, lớn lao, tiêu biểu. Nói về người mẹ, người Việt có câu: “Con dại, cái mang” và những cái gì lớn nhất, to nhất, quý nhất đã được dùng với tiếng cái, như con đường cái, con sông cái, ngón tay cái. Ở trong món ăn, tiếng cái đã được dành để chỉ định cho phần thực phẩm quan trọng hơn hết, vì thế chỉ có người khôn mới ăn cái vậy. Nhân nói đến sự ăn uống, chúng ta có thể suy diễn tinh thần thực tế của người Việt-nam một cách rộng rãi hơn nhiều qua mỗi tiếng ăn. Người Việt hay dùng tiếng động tự ăn ghép với những động từ khác, chẳng hạn ăn ở, ăn nói, ăn mặc, vân vân Đứng trên tinh thần phân tích máy móc, có lẽ người ta cảm thấy ngộ nghĩnh khi thấy tiếng ăn đã được sử dụng một cách lạ lùng như thế. Nhưng ai cũng biết tiếng ăn, trong trường hợp này chỉ còn là một ý nghĩa tượng trưng, một cái nền tảng thiết thực trong mọi công việc. Người ta không thể ở được nếu không có được cái gì để ăn, tức là cái gì để sống. Người ta không thể nói được nếu không có những điều kiện thiết thực bảo đảm cho sinh hoạt mình. Và sự may mặc cũng vậy, phải là cái gì đến sau sự sống. Khi lấy tiếng ăn để làm nền tảng cho những sinh hoạt như thế, không phải là người Việt-nam tỏ ra quá trọng miếng ăn, miếng uống, nhưng chỉ có nghĩa là họ luôn luôn băn khoăn trước hết đến một nền tảng thực tế. Có lẽ ít có dân tộc nào trên thế giới có một quan niệm thiết thực biểu lộ rõ ràng như thế ở trong ngôn ngữ thường ngày. Và trong sinh hoạt nhiều đời, người ta quá quen với cái tiếng ấy đến nỗi gần như không ai để tâm đến sự kiện ấy, bởi nó đã thành một thứ phản ứng tự nhiên như hơi thở vậy. Tinh thần thực tế đã khiến người Việt không tha thiết nhiều đến những công trình kiến trúc chỉ có cái phần phô trương, kiểu cách bên ngoài. Đa số kiến trúc của người Việt-nam đều rất thô sơ và giản dị. Người ta sẽ không tìm thấy cái gì thực sự quy mô trong đền chùa họ, và kể cả sự vững bền cũng không có nữa. Có lẽ điều thiết thực nhất vẫn là lấy sự thờ phụng trong lòng làm chính, hơn là đặt lòng tin tưởng vào trong gạch đá vốn không thể nào chịu đựng trước sức phá hoại của dòng thời gian vô thủy vô chung. Người Việt biết dành sinh lực cũng như vật lực của mình cho những xây dựng gần gũi hoặc khẩn trương khác hơn là phí phạm năng lượng dân tộc trong những công trình xây cất công phu. Khi nói như thế, không phải chúng ta phủ nhận khả năng kiến trúc tinh diệu của dân tộc này. Lịch sử Việt-nam vẫn còn nhắc nhở về một kỳ công kiến trúc của tổ tiên họ là thành Cổ-loa đã được dựng lên ở một miền đất luôn luôn khuấy động vì những địa chấn bất thường. Thành Thăng-long, chùa Một Cột, đều là di tích của một khả năng kiến trúc độc đáo, tuyệt vời. Lịch sử còn nhắc nhở lại tòa Cửu-trùng-đài được một nghệ sĩ tài hoa là Vũ Như Tô xây cất từ đời Hậu Lê đã bị dân chúng nổi loạn đập phá tan thành, và điều đó càng chứng minh rằng trên cơ sở của óc thực tế, người Việt không muốn chấp nhận những gì vĩ đại, quy mô khi chính sự lớn lao ấy đi ngược lại những nhu cầu chính đáng của đời sống họ. Nếu có những điều kiện tốt, mà một trong những điều kiện tốt ấy là nền hòa bình dài lâu, thì người Việt-nam có đủ khả năng sáng tạo để mà phát biểu tài nghệ kiến trúc tuyệt vời của họ. Ở trong đời sống Việt-nam hẳn vẫn có những con người lãng mạn, viển vông, nhưng trên bản chất của dân tộc Việt, những trạng thái đó thật là xa lạ với truyền thống họ. Tính cách quân bình là cái đặc tính tạo nên sức mạnh của giống nòi Việt. Người dân Chiêm-thành sống trên những vùng đất đai cằn cỗi bao nhiêu lại xây dựng nhiều đền tháp công phu ngày nay vẫn còn chịu đựng tang thương để mà bám lấy những sườn đồi núi miền Trung, là lời giải thích gián tiếp vì sao người Việt đã là những kẻ chiến thắng trong lịch sử. Nhà cửa của người Việt-nam hầu hết đều quá đơn giản để có một sự quân bình với các điều kiện thực tế của sinh hoạt họ, ngoại trừ ở trong đôi vùng Bình- định còn thấy nhiều ngôi nhà tranh kiến trúc cầu kỳ, vững chắc, ảnh hưởng sót lại của nền kiến trúc Chiêm-thành. Như thể, nghệ thuật dù có đạt đến tân kỳ công phu đến mức đô nào chăng nữa, mà không phù hợp với thực tế sinh hoạt của một dân tộc thì chỉ làm cho tiềm năng của dân tộc ấy bị suy kiệt đi một cách phi lý và biến thành mối cản trở lớn lao cho sự tồn tại của dân tộc ấy. Tôi có nhắc đến tinh thần thực tế của người Việt-nam qua nhịn chẵn của thi ca, như thơ bốn tiếng, thơ sáu tám, và cả điệu thơ sau này gọi là thơ mới cũng có thể điệu tiêu biểu ở trong tám tiếng. Nhịp chẵn cho ta ý niệm về sự có đôi, có cặp, về một ý nghĩa vuông tròn, về một tâm trạng không thích phiêu lưu, về một bản chất chung thủy, đôn hâu, vốn là nền tảng của tâm hồn Việt. Ngoài nhịp chẵn này, điểm đặc biệt còn tìm thấy ở một nơi khác, đó là cách gieo vần ở lưng câu, trong điệu lục bát, thể thơ hết sức phổ biến và rất tiêu biểu của người Việt-nam. (Cũng có đôi người trí thức Việt-nam cho rằng thơ lục bát này đã được tìm thấy dấu vết trong đôi kinh sách Trung-hoa ngày xưa, hoặc cũng là một điệu thơ phổ biến trong các dân tộc láng giềng như Chàm, như Thái. Nhưng điều đáng tiếc là những chứng minh của họ thực là rời rạc, mơ hồ, không có căn bản khoa học cũng như căn bản lịch sử. Đồng thời họ không chứng minh một cách cụ thể được sự tương quan cũng như ảnh hưởng của các dân tộc nói trên với dân tộc Việt về mặt văn hóa. Họ cũng không nhìn thấy được tính cách phổ biến, tiêu biểu của thể thơ ấy ở trong đời sống hàng ngày của dân tộc Việt. Do đó, dù có tìm thấy thể điệu lục bát trong vài dân tộc láng giềng của dân tộc Việt, thì lục bát cũng vẫn là điệu thơ thuần túy của người Việt-nam, tiêu biểu cho nền thi ca Việt-nam). Trong điệu thơ ấy, tinh thần thực tế Việt-nam còn được thể hiện ở lối yêu vận, tức là gieo vần ở lưng chừng câu: tiếng cuối cùng của câu lục được vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cho thấy một sự bám víu thật là vững chắc, một cho nghỉ ngơi cho được yên lòng rồi mới dám bước xa thêm. Trên con đường dài gồm tám chữ ấy, tiếng vần ở lưng chừng câu có cái ý nghĩ như một trạm nghỉ, một chỗ đổi thay sức ngựa, kiếm thêm cỏ nước, chuẩn bị hành trang trở lại để mà nối tiếp con đường. Như vậy thể lục bát này có thể kéo dài cho đến bát tận, và tùy thuộc ở khả năng tác giả mà nó có thể ngắn đi hay lại dài ra cho đến vô cùng. Đoạn trường tân thanh là một tuyệt tác được kể như là tác phẩm bất bủ trong nền văn học Việt-nam, được viết bằng thể thơ ấy, và được kéo dài trên ba nghìn câu mà không hề gây một nhàm chán nào cho người thưởng thức. thật cũng tương tự như dân tộc Việt đã từng đi mãi không ngừng từ Bắc vào Nam, và suốt lịch sử kéo dài trên mấy nghìn năm, dân tộc ấy đã ruổi hết con đường dài dặc ở trước mắt mình, cho đến khi đặt chân đến biển cả, chót mũi Cà-mau, họ mới chịu dừng chân lại. Nghỉ ngơi không phải là để chùn bước, thực tế không phải là để từ chối tất cả lý tưởng cao xa, đó là đặc điểm của tinh thần Việt, và đó là cái giá trị qus nhất của một tinh thần thực tế tích cực. Óc thực tế ấy còn được thể hiện trong nhiều thể cách sinh hoạt, và qua lề lối kiến trúc những ngôi nhà cổ vừa thấp lại vừa nhiều cột, người ta thấy óc thực tế biểu hiện một cách đậm đà. Hia mái nhà lớn như cái thân người cúi xuống trên mặt đất liền để mà bám vào một cách quyết liệt bằng những ngón tay là dãy cột chống nặng nề. Những ngôi nhà xưa kiểu ấy dần dần đã được thay thế bằng những kiểu lối xây cất theo người Tây-phương, cao hơn và thoáng khí hơn, nhưng hầu như người Việt-nam chỉ tìm thấy sự ấm cúng và sự yên ổn thực sự trong những ngôi nhà cổ kính của mình. Bên những hàng cột vững chắc, trong cái bóng mát tỏa dày, người Việt tìm lại ở nơi lòng mình tấc lòng sùng kính đối với những gì đã thuộc về những giá trị dĩ vãng, và trong không khí yên lành như thể họ sẽ gặp lại bao nhiêu kỷ niệm như những cánh dơi chập chờn ở trên đầu mình, dẫn dắt họ về lịch sử xa xưa. Đặc tính uyển chuyển và tinh tế trong tâm hồn Việt Nam Người ta có thể nghĩ rằng chính óc thực tế đã làm nổi bật thêm hai đặc tính ở trong tâm hồn người Việt, sự uyển chuyển và sự tinh tế. Ngôn ngữ Việt-nam được coi như thứ ngôn ngữ đặc biệt có nhiều âm thanh như những cung bậc phong phú. Tiếng nói Việt-nam được dựa trên hai thanh gốc, là bằng và trắc, nhưng mỗi thanh lại có nhiều giọng điệu cao hay thấp, hoặc ngắn hay dài. Khi người Việt nói, được kể như họ đang hát, đường gân phát thanh của họ hẳn được kiến trúc một cách tinh vi. Người ta sẽ không ngạc nhiên khi biết các điệu hát hò phổ biến ở trong quần chúng Việt-nam đã vận dụng được tất cả những âm thanh ấy một cáh rõ ràng, còn những bản nhạc, điệu hát chịu ảnh hưởng của Tây-phương đều không có được cái khả năng ấy. Chỉ có nghe được người dân mỗi miền, dù Bắc, dù Trung hay Nam, trình bày những điệu dân ca quen thuộc của họ, chúng ta mới cảm nhận được sâu xa sự phong phú ấy về mặt âm thanh và cái ý vị đậm đà của giọng nói ấy ra sao. Tính cách phong phú trong âm thanh này đã được tìm thấy qua nhiều miền đất của quê hương Việt. Tùy mỗi địa phương, dấu bằng hay dấu trắc lại được biến đổi, và sự pha trộn khá nhiều cung bậc khác nhau ở các miền này làm cho giọng nói luôn luôn thay đổi với những màu sắc hấp dẫn riêng biệt. Nếu có thể cho các âm thanh ấy một thứ màu sắc thích hợp, người ta có thể hình dung một bản địa đồ Việt-nam về mặt ngôn ngữ thật là đẹp đẽ chừng nào. Tính cách uyển chuyển khá phong phú ấy nảy sinh một tính cách khác là sự tinh tế. Chỉ nhìn vào mỗi câu hát, ở trong thể điệu lục bát, người ta có thể thấy rằng khó lòng tìm được ở trong thi ca thế giới một sự phân biệt nào tinh vi hơn. Trong câu thơ này, tuy tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám cùng là thanh bình, nhưng phải khác loại, nghĩa là một tiếng nếu thuộc vào thanh đoản bình (không có dấu) thì tiếng kia phải thuộc về trường bình (có dấu huyền), hoặc ngược lại thế, thì câu thơ mới thành âm điệu được. Tôi chưa tìm thấy có lối thơ nào mà trong một câu dung nạp đến hai tiếng vần ở hia vị thể khác nhau với những âm thanh khác nhau tinh tế như vậy. Ta có thể nêu ở đây một câu của nhà thi hào bậc nhất của dân tộc Việt - thi hào được coi như là thành quả tinh anh của mấy nghìn năm văn học cổ điển – để mà trình bày cho cụ thể hơn điều nhận xét trên. Nguyễn Du đã viết: Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Sự tinh tế ấy tìm thấy ở trong thi ca đã nói lên sự tinh tế ở trong ngôn ngữ và trong tâm hồn Việt-nam. Ngoài cái giá trị âm nhạc như là nền tảng của ngôn ngữ ấy, tiếng Việt còn là ngôn ngữ của các hình thể và các màu sắc cũng như của những cảm xúc. Những vần, những âm trong tiếng Việt-nam đều có khả năng gợi tả rất là cụ thể, vì xuyên qua đó người ta có thể hình dung sự vật hết sức dễ dàng. Chẳng hạn vần i gợi lên các vật bé nhỏ (li ti) và nếu biến giọng, nó lại gợi tả một trạng thái khác (lí nhí) hay một động tác (rỉ tai, nhỉ giọt). Cứ thế chúng ta có thể xét đến vần ô qua tiếng lô nhô, lốn nhố, lỗ chỗ, v.v và vần khác tiếp tục. Riêng về điểm này người ta có thể phát hiện được khá nhiều điểm lý thú, nhưng tưởng nên dành sự khai triển ấy cho những trí thức Việt-nam chuyên về khảo cứu ngôn ngữ của dân tộc họ. Điều thật đáng tiếc là tôi chưa đọc được một quyển văn phạm nào về tiếng Việt-nam phân tích được hết đặc tính của ngôn ngữ này. Nhiều nhà trí thức Việt-nam vẫn chưa thoát khỏi lối nhìn Tây-phương, qua những ảnh hưởng sâu đậm về bệnh hình thức ở trong văn hóa, nên họ khó lòng khám phá được hết những nét độc đáo của dân tộc mình về mặt ngôn ngữ. Tưởng nên thêm một câu nhận xét sau đây: tiếng nói Việt-nam, khác hơn tiếng nói nào trên thế giới, đòi hỏi người nghe một sự chú ý toàn diện, bởi không chỉ nghe thuần bằng lý trí mà còn phải nghe bằng cả cảm xúc và tưởng tượng nữa. Tiếng nói Việt-nam, ngoài cái nhiệm vụ thông thường của nó là vận chuyển các ý tưởng, còn là ngôn ngữ phong phú âm điệu, phong phú khả năng tượng hình, tượng thanh. Chúng ta hy vọng những nhà ngữ học chuyên môn sẽ khai triển nó một cách triệt để và khoa học hơn. Ở đây, trong cái phạm vi hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi phải hạn chế những sự khai triển đáng lẽ phải được đào sâu về mặt chuyên môn. Nếu được nói thêm về ngôn ngữ ấy, tôi xin mạn phép bày tỏ một lời nhận xết về sự uyển chuyển đặc biệt của ngôn ngữ Việt về mặt văn phạm và sự biến hóa âm từ. Đây là một loại văn phạm thuộc loại phan tích, tuy rất sáng sủa nhưng lại có nhiều tính cách tương đối, vì dù không có biến dạng nhưng nhiệm vụ của ngữ loại luôn luôn thay đổi theo từng câu một. Một tiếng có thể vừa là túc từ vừa là chủ từ, có khi vừa là danh từ hay là động từ. Người ta chỉ có thể hiểu hoàn toàn tiếng Việt qua những câu nói, phải chăng đó cũng là cái dấu hiệu của một tinh thần cộng đồng vốn là đặc tính cố hữu của người Việt-nam. Tuy không phiền phức như tiếng La-tinh, nhưng ngôn ngữ Việt vẫn có khả năng biến đổi dồi dào bằng những tiếng đệm thêm vào sau các tiếng chính (chẳng hạn đất đai, nước nôi) hoặc cách chuyển vận phía sau như học được đổi thành hiếc, nói thành niếc, một cách hết sức dễ dãi, để biểu thị sự chỉ trích hay một thái độ phê phán nào đó. Tiếng Việt có thể được xem như một ngôn ngữ của những xúc cảm, thiên nhiều về mặt đối kháng. Tính cách phân tích và sự uyển chuyển của ngôn ngữ này dễ khiến hco nó cụ thể và tinh tế hơn. Nhiều người Việt-nam thử đem so sánh động từ porter có một ý nghĩa tổng quát ở trong Pháp-ngữ, với một loạt dài tiếng Việt có một nội dung tương tự, nhưng lại thích ứng trong từng trường hợp khác nhau, chẳng hạn: bế, bồng, ẵm, mang, nách, xách, khiêng, v.v mỗi tiếng như thế bao gồm một số cử điệu và những trạng thái khác biệt. Tuy nhiên, người Việt quả có nhiều tiếng để dịch một tiếng porter, nhưng lại không có tiếng nào tổng quát, tiện dụng như là tiếng ấy. Những cái ví dụ này có thể tìm thấy dồi dào ở trong ngôn ngữ Việt-nam, chẳng hạn về một nụ cười, người Việt có nhiều từ ngữ khác nhau để mà giới thiệu cái cười với những trạng thái tâm lý riêng biệt: cười mỉm, cười ruồi, cười trừ, cười gằn, cười nịnh, cười rửa bát, v.v Phải nhận đặc tính phân tích trong ngôn ngữ này có sự liên hệ rất mật thiết đến óc thực tế của người Việt-nam, vì có gắn chặt vào trong sinh hoạt lời nói mới đạt đến sự tỉ mỉ, cụ thể như thế. Những tiếng xưng hô trong cách đối xử thường ngày của người Việt-nam cũng khiến chúng ta bối rối chừng nào. Một nhà trí thức Việt-nam từng viết rằng người Anh có tiếng You, người Pháp có tiếng Vous, thì người Việt-nam phải tùy từng đối tượng một, từng loại hạng người, theo từng thứ bậc ở trong gia đình và từng vị trí ở ngoài xã hội mà gọi khác nhau, hoặc là bằng Anh, bằng ông, bằng Ngài, bằng Chị, bằng Bà, hay là Bác, Dì, Cô, Thím, v.v Mỗi sự lầm lẫn trong cách xưng hô như thế có thể gây nên khá nhiều hậu quả lơn slao ở trong tình nghĩa gia đình, ảnh hưởng nhiều đến nhân cách, trình độ học vấn cũng như đạo đức cá nhân. Không thể giải thích điều này một cách sơ sài và vội kết luận là tại sinh hoạt xã hội Việt-nam đặt trên cơ sở nông nghiệp và thiếu sự khoa học để có trình độ tổng quát đối với sự vật. Có lẽ phải lấy khiếu năng thực tế, tính cách tinh tế ở trong tâm hồn Việt-nam, làm cái cơ sở để mà giải thích thì mơi shy vọng đến gần sự thực. Không chỉ ở trong ngôn ngữ hay trong giao tiếp tính cách uyển chuyển của người Việt- nam mới được lộ hiện mà chính sự lộ hiện ấy đã được nâng lên thành một chính sách rất là linh động ở trong lịch sử. Vốn bị áp lực thường xuyên của các thế lực bên ngoài, người Việt bao giờ cũng can đảm chống lại những kẻ thù xâm lược, nhưng sau khi đã đánh bại kẻ thù, họ luôn nhớ mình là một dân tộc nhỏ bé cần phải tự tồn, nên lại sẵn sàng tìm những vật quý làm đồ triều cống. Nếu ta hiểu rằng đó là thái độ của những con người giàu lòng tjw trọng cũng như ý chí bất khuất; đó là thái độ của những con người đã từng chiến thắng oanh liệt, thì ta sẽ thấy những quà triều cống như thế thật đáng suy nghĩ, nhất là đối với bao nhiêu dân tộc Tây-phương hầu như thiếu hẳn một cái đạo sống uyển chuyển và mềm dẻo ấy. Mềm dẻo mà cương nghị, khuất phục mà tự cười, đó cũng là những đặc tính của người Việt-nam. Tất cả là những biểu hiện linh động để duy trì sự tồn tại được xem như cái lý [...]... trong nước giếng trong Như thế không phải là người Việt- nam thiếu những lý tưởng cao cả điều này họ đã tỏ ra quá mức dư thừa – nhưng chỉ chứng minh rằng người Việt trước sau là một lớp người không muốn thoát ly thực tế và rất hiếu hòa Vì vậy, trong mọi giao tiếp, người Việt thích sự liên kết, hòa đồng đầy niềm thân ái, khoan dung Thực sự, người Việt không nuôi kỳ thị đối với chủng tộc hay dân tộc khác... đình người Việt phải chịu ảnh hưởng quan niệm chồng chúa vợ tôi, phổ biến ở trong xã hội phong kiến Trung-hoa, nhưng người phụ nữ Việtnam không bị lệ thuộc quá đáng, không chịu trói buộc trong những luật lệ khắc nghiệt như người phụ nữ ở trong xã hội Trung-hoa cổ thời Nhiều bậc vua chúa Việt- nam vẫn thường đặc biệt quan tâm cả đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người phụ nữ và người phụ nữ Việt- nam... này là ở đoạn kết, vì nàng công chúa rồi được cướp về, như tuồng người Việt vẫn không thể nào chấp một cuộc ra đi dứt khoát của người đàn bà xứ họ với một người dân xứ khác Kể ra, xét về mặt này, người Việt cũng có một lòng tự ái thật là đặc biệt Có thể hiểu rằng, trải qua trường kỳ lịch sử đối đầu với những thế lực ngoại xâm, người Việt đã tìm thấy sự khôn ngoan là phải ngăn cản mọi sự liên hệ sâu... sống lẻ loi, không thể mãnh liệt nếu chịu rời rạc, điều này người Việt phải hiểu rõ hơn bất cứ là dân tộc nào trên quả đất này Tinh thần cộng đồng sinh hoạt của người Việt- nam thể hiện thật rõ trong chén nước mắm đặt giữa mâm cơm Mắm là thức ăn căn bản, giản dị và bổ dưỡng, phổ biến trong mọi gia đình người Việt Khi phải sống xa đất nước, người Việt bao giờ cũng tưởng nhớ tới nước mắm một cách đậm đà... cách ngăn người Trung-hoa sinh sống như là đề phòng một sự phá hoại lớn lao, thì ta càng thấm thía hơn tinh thần liên kết dân tộc của người Việt- nam Hẳn người Việt đã hiểu rõ rằng những người Trung-hoa này tìm đến xứ sở của họ không với tính cách xâm lược nhưng là những người tị nạn, hoặc vì nghèo khổ tìm đến mưu sinh, nên họ vẫn cảm thông được một cách dễ dàng Nhưng, không chỉ riêng với người Trung-hoa... có một ý niệm tương đối rõ rệt về giá trị của con người nên trong mọi sự giao tiếp, tương quan, vẫn có tôn trọng lẫn nhau hết sức đặc biệt Tục lệ mà người ngoại quốc chú ý trong khi giao tiếp với họ, là người Việt- nam vẫn thường gọi nhau bằng cái tên con đầu lòng Qua lối xưng hô đặc biệt Việt- nam như thế, người ta thấy có một sự nể trọng giữa những người lớn với nhau khi họ đã lập gia đình, đã có con... nặng nề ở trong sinh hoạt tinh thần cho người Việt- nam Nhiều người bảo rằng dân tộc Việt- nam đã chịu ảnh hưởng đậm đà của nền văn minh Trung-quốc, nhưng chính trong sự hôn phối, ta cần thấy rõ người Việt vẫn giữ bản sắc riêng biệt của mình Nếu trong đời sống Trung-hoa, con cô, con cậu, con dì có thể tiến tới hôn nhân như một cách chính thức, thì ngược hẳn lại xã hội Việt- nam kết án một cách khắc nghiệt... Bắc – thuộc dài dặc, ngót cả nghìn năm, dù vẫn chống lại quân thù phong kiến Trung-hoa, người Việt vẫn niềm nở tiếp người Tàu tìm đến định cư và buôn bán tại quê hương của họ Và những người này lại là những tay thương mãi rành nghề đã xây dựng được khá nhiều tài sản quý giá ở trên đất nước Việt- nam Với họ, người Việt vẫn gọi bằng các danh xưng các chú, như gọi bà con quyến thuộc mình Nếu ta biết rằng... thân bằng quyến thuộc gần xa Nhiều người Việt- nam cũng nhận thấy rằng dân tộc họ tồn tại được, giống nòi họ phát triển được, phần lớn nhờ những nỗ lực hy sinh của các bà mẹ Việt- nam Thế hệ của những người mẹ như thế, đã sống lặng lẽ cao cả như thế, vẫn chưa được các sử gia, các nhà văn học Việt- nam nói đến một cách đầy đủ với lòng biết ơn tương xứng Dù sao, những người Việt- nam có ý thức rõ về sức mạnh... với người Trung-hoa mà đối với mọi dân tộc, thái độ người Việt cũng rất hòa đồng, nếu họ tìm đến không phải với những ý đồ xâm lược Người Việt vẫn gọi các người bạn hữu Ấn-độ tìm đến định cư tại đây bằng cái danh xưng anh Bảy hết sức thân mật, như đã dùng tiếng chú Ba gọi người Trung-hoa Anh Bảy, chú Ba, đúng là những tiếng quen thân để gọi những người cùng chung trong một gia đình Nghĩ về các đại . Người Việt Kỳ Diệu Quyển thứ nhất trong tủ sách “Kiến thức mới” nguyên tác của A. Pazzi Bản Việt- văn của Vũ Hạnh. Nhà xuất bản Lạc Việt Nam Cường phát hành Mục lục Chương 01 : Người. Chương 04 : Căn bản đạo đức của người Việt Chương 05 : Ý chí kiên cường bất khuất của người Việt Nam Người Việt qua ánh mắt, nụ cười Tôi đã sống ở Việt- nam trên hai mươi năm và trong cái. của phụ nữ Việt. Chúng ta còn tìm thấy sự nghiêm chỉnh của người Việt- nam thể hiện nhiều cách trong quần áo họ. Dầu ở xứ nóng mà người đàn bà Việt- nam không có kiểu áo hở cổ của người phụ

Ngày đăng: 10/07/2014, 09:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan