BàihọcvềPR,điềungườiViệtđang
thiếu?
Trích: Tôi nghĩ rằng đó là nghệ thuật PR của những tập đoàn đa quốc gia
hay thậm chí nghệ thuật PR của cả một quốc gia. Điều này nói lên rằng việc
những thương hiệu nước ngoài, trước khi có mặt tại Việt Nam thì sức ảnh
hưởng về hình ảnh lẫn thương hiệu đã in sâu vào tâm trí những người tiêu
dùng Việt.
Nhiều khi tôi tự hỏi rằng: Khi nào thì người nước ngoài sẽ xếp hàng ăn Phở và uống cà phê Trung
Nguyên. Như ngườiViệt xếp hàng để ăn McDonald’s hay uống cà phê Starbucks?
Gần đây, sự xuất hiện và bành trướng của những thương hiệu nổi tiếng mang tầm cỡ quốc tế đến
Việt Nam. Một phần tất yếu của sự hội nhập và xu thế toàn cầu hóa. Điều này ít nhiều cũng ảnh
hưởng tới văn hóa, con người và cả những thương hiệu Việt. Vậy tại sao, khi mà những thứ đó
chưa hề có mặt tại Việt Nam, thì người dân Việt Nam lại háo hức để đón nhận nó và được một lần
trải nghiệm nó?
Tôi nghĩ rằng đó là nghệ thuật PR của những tập đoàn đa quốc gia hay thậm chí nghệ thuật PR của
cả một quốc gia. Điều này nói lên rằng việc những thương hiệu nước ngoài, trước khi có mặt tại Việt
Nam thì sức ảnh hưởng về hình ảnh lẫn thương hiệu đã in sâu vào tâm trí những người tiêu dùng
Việt.
Tại sao chúng ta cũng có những thương hiệu lớn mạnh tầm cỡ quốc tế như Phở 24, Cà phê Trung
Nguyên… và các thương hiệu của các lĩnh vực khác lại không được ngườiViệt quảng bá, hay nói
cách khác tại sao không thể khiến người nước ngoài phải xếp hàng để có được nó?
Khi được hỏi rằng: “Nếu được dùng hình ảnh để đại diện
Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế, bạn sẽ chọn
điều gì?”
Rất nhiều ngườiViệt sẽ lựa chọn chiếc nón lá, tà áo dài hay cả những ruộng đồng bát ngát… Vậy
điều đó có giá trị về thương hiệu Việt Nam. Người ta chỉ nhớ đến bạn khi bạn quảng bá về nó,
nhưng nếu bạn quảng bá hình ảnh đất nước nhưng không tạo ra giá trị thật sự cho đất nước thì có
phải bạn đang lãng phí sự quảng bá.
Hãy học tập Mỹ, một đất nước coi trọng hình ảnh, công chúng hay quảng bá thương hiệu. Họ luôn
cho rằng họ là nhất, là trung tâm của nhân loại. Là cái nôi sản sinh ra những tập đoàn đa quốc gia
lớn. Hãy tự hỏi xem, tại sao chúng ta dễ dàng biết tới hình ảnh một ông Obama thân thiện, trong khi
đó chúng ta không thật sự quan tâm đến những chính trị gia của Việt Nam. Điều này không hề liên
quan đến chính trị, nó liên quan đến việc dùng hình ảnh để tạo ra tiếng vang trong cộng đồng quốc
tế. Nó là cả một quá trình hình thành hình ảnh của cả một quốc gia.
Người Việt nghĩ rằng chúng ta cần khiêm tốn, không được tự cao tự đại và cứ thế với phong cách
một đất nước trọng những giá trị truyền thống phong kiến. Nên dần dần chúng ta chẳng thể nào cho
cả thế giới biết chúng ta là ai? Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta đã làm ra được điều gì?
Hiện tượng game Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông gây
sốt
Lại nhắc về câu chuyện quảng bá hình ảnh, khi game Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông gây sốt trên
các trang báo quốc tế cũng như báo Việt. Thay vì đi quảng bá thương hiệu Việt, đi ủng hộ những
sản phẩm trí tuệ Việt thì chúng ta lại đi “ném đá”, ghen tị với những gì anh ấy đã đạt được. Để rồi
những gì chúng ta nhận lại bởi sự quan tâm của giới truyền thông quốc tế là sự vùi dập nhân tài của
người Việt trên chính đất nước Việt.
Không phải ngẫu nhiên người ta biết đến iPhone, Facebook hay Starbuck… mà chính là một quá
trình quan hệ công chúng. Việc đó có ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của thương hiệu hay của cả
một đất nước.
Gangnam Style, một điệu nhảy đơn giản, nhưng được sự quảng bá của người Hàn Quốc thì nó đã
lan rộng ra toàn thế giới. Đến nỗi tổng thống của Hàn cũng đứng lên mà nhảy điệu nhảy đó. Dường
như văn hóa Hàn Quốc hay làn sóng Hallyu cũng đang ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa, con
người Việt. Vậy cho tôi hỏi rằng “Tại sao nước khác có thể gây ảnh hưởng lên Việt Nam, mà tại sao
Việt Nam lại không thể gây ảnh hưởng lên các nước khác?”
Bài họcvề quan hệ công chúng là điều mà tất cả ngườiViệt nên học và cần học. Bởi vì, nếu người
Việt muốn để cho đất nước khác hay cộng động quốc tế biết đến đất nước mình thì trước tiên phải
cho họ biết mình là ai. Đừng để cho thế giới biết tới Việt Nam bằng chiến tranh, tham nhũng, hôi của
hay những trò lố lăng khác.
Giới trẻ Việt Nam nói riêng hay ngườiViệt nói chung hãy học bàihọcvề quan hệ công chúng. Hay
chỉ đơn giản là bộ môn Marketing bản thân. Để một ngày nào đó, chúng ta có thể tự hào mà nói
rằng “Tôi là ngườiViệt Nam, tôi yêu những thứ thuộc vềViệt Nam.”
. hưởng lên các nước khác?”
Bài học về quan hệ công chúng là điều mà tất cả người Việt nên học và cần học. Bởi vì, nếu người
Việt muốn để cho đất nước khác. Bài học về PR, điều người Việt đang
thiếu?
Trích: Tôi nghĩ rằng đó là nghệ thuật PR của những