Hồ Xuân Hương - Đà Lạt Hồ Xuân Hương rộng 38ha, có độ sâu trung bình 1,5m, nằm trên độ cao 1478m, là trái tim của thành phố Đà Lạt. Ngày xưa, nơi đây vốn là vùng đầm lầy mọc cỏ lác dùng để dệt chiếu và ruộng lúa của người Lạch sản xuất ven dòng suối Đạ Lạch (nay gọi là suối Cam Ly). Gần góc đường Nguyên Tử Lực- Bà Huyện Thanh Quan có một buôn của người Lạch. Hồ Xuân hương - Đà Lạt Năm 1919, theo sáng kiến của công sứ Cunhac trong chương trình xây dựng Đà Lạt , kỹ sư công chánh Labbé xây dựng một đập nước từ nhà Thủy Tạ đến gần ngã tư các đường Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thái Học, Bùi Thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng tạo thành một hồ nước. Người Pháp gọi hồ này là Grand Lac (Hồ Lớn) để phân biệt với hồ nước ở cư xá Saint Benoit (khu Chi Lăng ngày nay) gọi là hồ Saint Benoit. Ruộng lúa nằm trong lòng hồ, do đó người Lạch phải dời đến buôn Rơhàng Kròc (Rơhàng: buôn cũ, kròc: cam; người Pháp phiên âm là Ankroet). Đến năm 1942, khi xây dựng đập Suối Vàng, người Lạch lại phải dời đến buôn Đờng Tiang Đe (Đờng: lớn, Tiang: đuôi, đe: con chuột) ở trung tâm huyện Lạc Dương hiện nay. Mặt hồ Xuân Hương Năm 1921-1922, theo lệnh của công sứ Garnier, đập nước được dâng cao và nối dài thêm. Năm 1923, một đập thứ hai được xây dựng ở phía dưới đập đầu tiên tạo thành hai hồ nước. Cả hai đập này không có đập tràn kiên cố nên bị cơn bão dữ dội tháng 5 năm 1932 phá vỡ. Ngay sau đó, đập nước được xây dựng lại. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đất có chiều cao 6,9m, chiều dài 50m, xi phông xả lũ và cầu giao thông dài 37,5m. Cầu thường gọi là cầu Ông Đạo vì gần văn phòng viên quản đạo. Từ năm 1953, Grand Lac được đổi thành hồ Xuân Hương và hồ Saint Benoit thành hồ Mê Linh. Công trình hồ Xuân Hương đã trải qua nhiều lần sửa chữa vào các năm : 1947, 1953, 1979, 1984, 1996. Năm 1984, đáy hồ được nạo vét chủ yếu bằng thủ công và gia cố xi phông. Từ năm 1996, hồ Xuân Hương được tôn tạo theo dự án gồm 4 hạng mục chính : • Sửa chữa gia cố công trình xi phông tháo lũ kết hợp với cầu giao thông; • Nạo vét hồ bằng phương tiện cơ giới, khôi phục diện tích mặt nước và dung tích hồ; • Tôn tạo bờ hồ chống sạt lở, xây dựng các vườn hoa nhỏ, đường đi dạo quanh hồ; • Xây dựng 4 hồ chứa ngăn chặn bồi lắng và chống ô nhiễm nguồn nước. Vào mùa nắng, mặt hồ Xuân Hương trong xanh, phẳng lặng, nhưng vào mùa mưa, thỉnh thoảng nước đỏ ngầu do phù sa các dòng suối chảy về. Trên mặt hồ đã tổ chức đua thuyền buồm, thuyền độc mộc, ca-nô, lướt ván, biểu diễn máy bay điều khiển từ xa, bắn pháo hoa,… Các con đường chạy quanh hồ Xuân Hương (Nguyễn Thái Học, Bà Huyện Thanh Quan, Yersin, Trần Quốc Toản, Lê Đại Hành) dài 5,1km, tương đối bằng phẳng, là nơi thường diễn ra đua xe đạp cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 30-4, đi bộ vào buổi sáng và chạy việt dã trong những dịp lễ hội. Du khách có thể thuê xe đạp đôi chạy quanh hồ. Chung quanh hồ Xuân Hương có nhà Thuỷ Tạ, khách sạn Sofitel Dalat Palace, công viên Xuân Hương, nhà hàng Xuân Hương, nhà hàng Thanh Thuỷ, đài phun nước, khách sạn Empress, khách sạn Hương Trà, toà giám mục giáo phận Đà Lạt, khu vui chơi giải trí Đà Lạt, đồi Cù, vườn hoa thành phố, chùa Quan Thế Âm, khách sạn Du lịch Công đoàn, công viên Yersin, quảng trường (sân vận động), Trung tâm Văn hoá - Thông tin Lâm Đồng, Trung tâm Lễ hội Văn hoá Du lịch Lâm Đồng. Nhà hàng Thanh Thuỷ Nhà Thuỷ tạ nguyên là Câu lạc bộ thể thao dưới nước dành cho những người thích bơi lội và những người yêu thích chèo thuyền buồm (yacht) và thuyền hai mái chèo (périssoire). Người Pháp gọi nhà Thuỷ tạ là Grenouillère (tổ ếch) vì nhà Thuỷ tạ có bục nhào dành cho người bơi lội nhào từ bục xuống giống như con ếch. Hiện nay, nhà Thuỷ tạ được dùng làm quán rượu - nhà hàng (bar - restaurant). Nhà hàng Thuỷ Tạ trên hồ Xuân Hương Trước nhà Thuỷ tạ là một vườn hoa nhỏ (ngày xưa gọi là vườn hoa Tao Đàn) với nhiều loài hoa đẹp, trong đó có một trong những cây phượng tím (Jacaranda acutifolia) xưa nhất trồng từ năm 1960. Khách sạn Sofitel Dalat Palace nằm trên một ngọn đồi trông xuống hồ Xuân Hương. Khách sạn nguyên là Langbian Palace được khởi công xây dựng năm 1916, khánh thành năm 1922 và được Công ty Du lịch Lâm Đồng liên doanh với Công ty DRI nâng cấp năm 1991. Hiện nay, khách sạn Sofitel Dalat Palace là khách sạn 5 sao. Khách sạn giống như một dinh thự (palace) nguy nga, tráng lệ mang phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp với trường phái cổ điển. Trước khách sạn là thảm cỏ xanh mượt với những cụm hoa chăm sóc công phu. Năm 1946, Nguyễn Tường Tam - Trưởng đoàn và Võ Nguyên Giáp - Phó Trưởng đoàn của phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tham dự Hội nghị trù bị Đà Lạt đã ở tại khách sạn Langbian Palace. Năm 1975, nơi đây cũng đã được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn để tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đài phun nước được xây dựng trước năm 1975, tôn tạo vào năm 2003 nhân dịp kỷ niệm 110 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Hàng tùng gai dọc đường Nguyễn Thái Học soi bóng xuống mặt nước hồ Xuân Hương. Hàng tùng gai bên hồ Trung tâm vui chơi giải trí Đà Lạt rộng 7.500m2 là đơn vị hợp tác kinh doanh giữa Công ty Quản lý Công trình Đô thị Đà Lạt và TOA Economic - Lab Co. LTD Kyoto Nhật Bản được thành lập ngày 24-3-1998 với chức năng: tổ chức các loại hình vui chơi, giải trí, văn hoá - thể thao - du lịch. Trung tâm khai trương ngày 16-2-1999 với 16 trò chơi: Games, xe điện, xe đua, xe đụng, xe lửa, đu quay ngũ hình (5 con thú), đu quay thẳng đứng, đu văng, hoả tiển, nhà banh, nhà bong bóng, ngựa quay, thuyền đụng, xích lô, con sâu, con cá. Ngoài khu vui chơi giải trí Đà Lạt ở đường Nguyễn Thái Học dành cho thiếu nhi, Trung tâm còn có Câu lạc bộ bơi thuyền thành lập năm 2001 cho thuê ca-nô du lịch, ca-nô cá heo, xe đạp nước, thuyền buồm, chèo Liên Xô, Kayak, tắc ráng, périssoire. Đồi Cù gồm 3 ngọn đồi mấp mô rộng 65ha nằm giữa các đường Đinh Tiên Hoàng, Bà huyện Thanh Quan, Trần Nhân Tông, dành cho môn thể thao thời thượng : đánh cù (golf) . Sân cù được thành lập vào năm 1922 với 9 lỗ. Năm 1992, sân cù được tôn tạo và sân cù mới 18 lỗ được khánh thành vào tháng 11- 1993. Vườn hoa thành phố Đà Lạt nằm ở phía Đông Bắc Hồ Xuân Hương. Vườn hoa được khởi công xây dựng ngày 21-6-1973 và phát triển từ năm 1985, rộng 11ha do Công ty Công viên hoa và cây xanh thành phố Đà Lạt quản lý. Đây là nơi hội tụ nhiều loài hoa đẹp của phương Đông và phương Tây. Trước năm 1975, gần vườn hoa thành phố Đà Lạt có vườn hoa Bích Câu là vườn hoa lớn nhất ở Đà Lạt thời bấy giờ trồng nhiều cây mai anh đào. Công viên Yersin được khánh thành năm 2003. Hồ Xuân Hương có nhiều điểm, góc chụp hình rất đẹp, là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ, nổi tiếng nhất là hai bài thơ sáng tác năm 1933: Đà Lạt trăng mờ của Hàn Mặc Tử và Đà Lạt đêm sương của Quách Tấn. Ngày 6-11-1988, Bộ Văn hóa - Thông Tin đã ra quyết định số 1288 công nhận hồ Xuân Hương là Di tích lịch sử - văn hoá. Đây là thắng cảnh đầu tiên ở Lâm Đồng được Nhà nước xếp hạng thắng cảnh quốc gia. . Hồ Xuân Hương - Đà Lạt Hồ Xuân Hương rộng 38ha, có độ sâu trung bình 1,5m, nằm trên độ cao 1478m, là trái tim của thành phố Đà Lạt. Ngày xưa, nơi đây vốn là vùng. năm 1933: Đà Lạt trăng mờ của Hàn Mặc Tử và Đà Lạt đêm sương của Quách Tấn. Ngày 6-1 1-1 988, Bộ Văn hóa - Thông Tin đã ra quyết định số 1288 công nhận hồ Xuân Hương là Di tích lịch sử - văn hoá Palace, công viên Xuân Hương, nhà hàng Xuân Hương, nhà hàng Thanh Thuỷ, đài phun nước, khách sạn Empress, khách sạn Hương Trà, toà giám mục giáo phận Đà Lạt, khu vui chơi giải trí Đà Lạt, đồi Cù,