ĐỀ THI CỦA ĐỒNG NAI

5 1.7K 2
ĐỀ THI CỦA ĐỒNG NAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2006 MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút) Câu 1: 1.1. Hãy trình bày một cách ngắn gọn nội dung những phương châm hội thoại em đã học ? 1.2. Lời nói của Mã Giám Sinh trong hai câu thơ: Hỏi tên, rằng “ Mã giám Sinh” Hỏi quê, rằng “ Huyện Lâm Thanh cũng gần” Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? 1.3: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ? Hãy xác định hàm ý trong câu nói của chị Dậu với cái Tý: “ Con chỉ được ăn ở nhà bửa này nữa thôi “ ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố) Câu 2: Tính cách của nhân vật Mã Giám Sinh được bộc lộ như thế nào trong đoạn trích” Mã Gám Sinh mua Kiều” ? Câu 3: Đánh gía về tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du , giáo sư Nguyễn Đình Chú viết : “ Truyện Kiều là một bài ca lớn về giá trị nhân bản ( ); một tập đại thành của nghệ thuật văn chương” . Bằng những hiểu biết về tác phẩm Truyện Kiều, đặc biệt là những đoạn trích giảnh đã học, anh hoặc chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên . KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH NĂM 2006 ĐỀ MẶT BẰNG - MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút) Câu 1: 1.1-Những nét đặc sắc nào trong cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu giúp em hiểu thêm về văn nghiệp của ông ? 1.2:Hãy chỉ ra các thành ngữ và phân tích cách vận dụng sáng tạo các thành ngữ đó của Nguyễn Du ở những câu Kiều dưới đây : a- Nghĩ là bưng bít miệng mình, b- Những là e ấp dùng dằng. Nào ai có khảo mà mình lại xưng Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi. 1.3- Cảm nhận của em về cách dùng chữ riêng,chữ mình trong bốn câu Kiều của Nguyễn Du ? Từ đó nêu bật nội dung của mỗi câu thơ . a- Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng , b- Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh. Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình! Giật mình , mình lại thương mình xót xa. c-Buồng riêng , riêng những sụt sùi, d- Một mình âm ỷ đêm chày, Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh Câu 2: 2.1- Đối thoại là gì ? Thế nào là độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ? 2.2- Phân tích biện pháp tu từ chính yếu được sử dụng trong đoạn thơ sau đây : Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng Mặt trời lên là hết bóng mù sương ! Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng Cuộc đời ta bổng chốc hoá thiên đường! Câu 3: Phân tích trong mối quan hệ đối sánh hình tượng người mẹ qua hai bài thơ “ Con Cò” của Chế Lan Viên và “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH NĂM 2006 ĐỀ CHUYÊN - MÔN THI : NGỮ VĂN ( 150 phút) Cấu 1: 1.1-Em hãy trình bày ngắn gọn những đặc sắc về cảnh thơ, tình thơ qua văn bản sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngũ. Chưa ngũ vì lo nỗi nước nhà ( Hồ Chí Minh) 1.2- Phân tích ngắn gọn những đặc sắc nghệ thuật trong hai câu Kiều dưới đây của Nguyễn Du? Những câu ca dao nào được Nguyễn Du vận dụng vào hai câu Kiều của ông ? a- Vầng trăng ai xẻ làm đôi. b- Sầu đông càng lắc càng đầy. Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường Ba thu dồn lại một ngày dài ghê 1.3- Phân tích các biện pháp tu từ được dùng trong những câu thơ Kiều dưới đây: Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường ? Mặt sao dày gió dạn sương. Thân sao bướm chán ong chường bấy thân ? Câu 2: Hãy phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và từ đồng âm ? cho ví dụ ? Câu 3: Phân tích trong mối quan hệ đối sánh hình tượng người con gái Nam Xương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và hình tượng Thúy Kiều trong tác phẩm “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du 1 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2007 MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút) Câu 1: 1.1.Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã có ảnh hưởng như thế nào đối với mđời sống tinh thần của người Việt Nam qua nhiều thế hệ ? 1.2.Giải thích tại sao Truyện Kiều lại có ảnh hưởng như vậy ? Câu 2: Đọc câu thơ của Nguyễn Du và trả lời các câu hỏi sau: Rộng thương cỏ nội hoa hèn, Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau 2.1- Xác định và giải thích ngắn gọn biện pháp tu từ , từ vựng dược tác giả sử dụng ở những từ ngữ in đậm trong câu thơ trên. 2.2- Biện pháp tu từ từ vựng nêu trên có liên quan trực tiếp với phương châm hội thoại nào ? Vì sao ? 2.3 - Câu thơ trên Kiều nói với ai ? Hàm ý của câu thơ trên là gì ? Câu 3: Đọc đoạn văn sau của nhà thơ Xuân Diệu: “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài / / không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. cái thú vị của bài “ Thu điếu’ ở các điệu xanh: xanh ao,xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi: ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo,tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi vì là những tứ vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái, đúng chổ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chử nào, nhất là hai câu 3,4: Sóng biếc theo làn hơi gợn tí. đối với: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá : vèo, để tương xứng với cái mức độ gợn sóng: tí 3.1- Hãy cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào trong đoạn văn trên ? 3.2- Nêu định nghĩa ( khái niệm) về phép lập luận đã trình bày ở trên ? Câu 4: Phân tích những nét tính cách chung và riêng của ba cô gái thanh niên xung phong trên cao điểm của tuyến đườpng Trường Sơn thời chống Mỹ qua truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH NĂM 2007 ĐỀ MẶT BẰNG - MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút) Câu 1: 1.1: Học qua bài Phong cách Hồ Chí Minh, em hãy phân tích một cách ngắn gọn sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Nét nỗi bật của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? 1.2-Nêu một cách ngắn gọn những nội dung cơ bản về chủ đề người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các trích đoạn Truyện Kiều đã được học. Câu 2: 2.1- Hãy chỉ ra các thành ngữ và phân tích cách vận dụng sáng tạo các thành ngữ của Nguyễn Du ở những câu Kiều dưới đây: a- Một nhà sum họp trúc mai b- Tẻ vui bởi tại lòng này, Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông Hay là khổ tận đến ngày cam lai 2.2-Giải thích nghĩa của các thành ngữ dưới đây và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào ? a-Ăn đơm nói đặt b- Ăn ốc nói mò c-Cãi chày cải cối d-Hứa hươu hứa vượn e-Ông nói gà bà nói vịt g- Dây cà ra dây muống h-Khua môi múa mép i-Nói dơi nói chuột 2.3- Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn du đã sử dụng từ thân 63 lần. Có lúc dùng: a- Thân lươn bao quản lấm đầu b- Biết thân chạy chẳng khỏi trời. Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh Hãy xác định nghĩa của từ thân trong mỗi lần dùng. Nghĩa nào là nghĩa chính, nghĩa nào là nghĩa chuyển? Hãy nêu bật nội dung ý nghĩa của mỗi câu thơ trên. Câu 3: Phân tích những thành công về nghệ thuật của thi hào Nguyễn Du qua các trích đoạn Truyện Kiều em đã học. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH NĂM 2007 ĐỀ CHUYÊN - MÔN THI : NGỮ VĂN ( 150 phút) Câu 1: 1.1.Học qua bài Phong cách Hồ Chí Minh, em hãy phân tích nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh. 1.2.Theo em, lí do chủ yếu nào dẫn tới hành động Kiều tha bổng Hoạn Thư trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán ? 1.3.Hãy trình bày một cách ngắn gọn sự khác nhau về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên giữa hai đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” và “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) Câu 2: 2.1 Xác định các thành ngữ và phân tích cách vận dụng sáng tạo các thành ngữ của Nguyễn Du ở những câu Kiều dưới đây: a- Nàng rằng non nước xa khơi b-Ra tuồng mèo mả gà đồng. Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào. 2.2 –Hãy xác định hàm ý của những câu in đậm dưới đây. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó ? 2 Thoắt trông nàng đã chào thưa. “Tiểu thư cũng có bây giờ tới đây! Đàn bà dễ có mấy tay. Đời xưa mấy mặt, đời nài mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan. Càng cay nghiệt lắm càn goan trái nhiều !” Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca ( Nguyễn Du - Truyện Kiều) Câu 3: Trong bài “ Nguyễn Du, một trái timlớn, một nghệ sĩ lớn” , nhà phê bình Hoài Thanh viết: “ Nói đến Nguyễn Du là nói đến một nghệ sĩ lớn Nguyễn Du đã tái tạo lại cuộc sống đương thời và sáng tạo ra một thế giới thật”. Dựa vào tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du , đặc biệt là những đoạn trích được học , em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2008 MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút) Câu 1: Cho các từ ngữ sau đây: dây cà ra dây muống; nói có sách, mách có chứng; ông nói gà bà nói vịt;nói nhăng nói cuội;nói như chó cắn ma;nói leo;nói ra đầu ra đũa; nói vã bọt mép. 1.1- Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chổ trống : a-Nói nhảm nhí vu vơ là / / b- Nói chuyện không ăn khớp với nhau, mỗi người nói một đằng, nghĩ một đằng là / / c- Nói dài dòng,lôi thôi, rườm rà,chuyện nọ xọ chuyện kia là / / d-Nói dấm dẳng, buông từng tiếng một là / / e- Nói rành mạch, cặn kẽ,có trước có sau là / / f- Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là / / g- Nói qúa nhiều, cố thuyết phục, van nài cho người ta tin theo, nghe theo là / / h- Nói có căn cứ chắc chắn là / / 1.2- Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hột thoại nào ? Câu 2: Khổ kết một bài thơ trong sách giáo khoa ngữ văn 9 có câu: “ Trăng cứ tròn vành vạnh” 2.1- Chép tiếp những câu cón lại để hoàn chỉnh khổ cuối bài thơ. 2.2- Cho biết khổ thơ trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai? Hoàn cảnh sáng tác ? 2.3- Trình bày ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ này . Câu 3: Đọc truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được bao điều bổ ích, thú vị: cuộc đời thật đẹp và đáng yêu; chung quanh ta có biết bao con người đẹp, tâm hồn họ, việclàm của họ làm ta cảm phục, kính yêu. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên ? Liên nhệ với thực tế cuộc sống hiện nay. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH NĂM 2008 ĐỀ MẶT BẰNG - MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút) Câu 1: Trình bày suy nghĩ về nhan đề bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Nêu chủ đề bài thơ. Câu 2: Đọc 2 đoạn văn sau: a-“ Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía,đựng mười hạt minh châu,sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn: -“Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ ,xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về” (Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ) b- “ Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chia tay ra cho anh nắm,cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ khôngn phải là cái bắt tay .Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta,biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy . - Chào anh” ( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) 2.1- Nêu tên và tác dụng của thành phần biệt lập được dùng trong phần in đậm . 2.2- Vận dụng kiến thức đã học về “ Người kể chuyện trong văn tự sự” , chỉ ra điểm khác nhau trong 2 đoạn văn trên ? Câu 3: Hưởng ứng Chương trình thanh niên tham gia bảo vệ dòng sông quê hương lưu vực sông Đồng Nai.Hãy viết đoạn văn nghị luận không quá 15 dòng trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề ô nhiểm môi trường và hành động “ Bảo vệ dòng sông quê em” Câu 4: Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh ( Trích SGK ngữ văn 9, tập 2, trang 70) KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH NĂM 2008 ĐỀ CHUYÊN - MÔN THI : NGỮ VĂN ( 150 phút) Câu 1: Cho đoạn văn sau: “ Mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất ( ). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếu đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.” ( Tiếng mưa- Nguyễn Thị Thu Trang ) 1.1. Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên? 1.2. Chỉ ra sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn văn .? Câu 2: Viết một đoạn văn nghị luận ( từ 10 đến 12 câu) về chủ đề: Vượt lên số phận Câu 3: Cảm nhận của em về tình cảm của người cháu đối với bà trong đoạn thơ sau: 3 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa, chứa niềm tin dai dẳng Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn lửa trăm tàu. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả. Nhưng vẫn chảng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa (Bếp lửa – Bằng Việt- SGK Ngữ văn 9 tập một ) KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2009 MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút) Câu 1: Em hãy phát hiện và nêu hiệu qủa nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn thơ sau: Trâu nằm hòng mát trưa hè. Rung rinh bóng nắng bờ tre đầu làng. Miệng nhai , đôi mắt mơ màng. Như nhai cả sợi nắng vàng đồng quê. ( Thanh Thản) Câu 2: Một người đi du lịch nhiều nơi, khi trở về đã khẳng định với người thân: Không nơi nào đẹp bằng quê hương ! Em hãy viết một văn bản ( 20 - 25 câu) , nêu những suy nghĩ, cảm nhận của mình về ý kiến trên. Câu 3 : Phân tích vẽ đẹp và số phận của người phụ nữ qua tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH NĂM 2009 ĐỀ MẶT BẰNG - MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút) Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Áo anh rách vai. Quần tôi có vài mảnh vá. Miệng cười buốt giá. Chân không giày. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” ( Đồng chí – Chính Hữu) 1.1.Các từ vai, miêng , chân, tay trong đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ? 1.2.Trong đoạn thơ trên, những từ nào thuộc trường từ vựng chỉ trang phục ,những từ nào thuộc trường từ vựnmg chỉ bộ phận cơ thể người( có tính đến yếu tố văn cảnh) ? Câu 2: 2.1: Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân. 2.2- Nêu tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân và mục đích cách xây dựnmg tình huống ấy . Câu 3: Cảm nhận về vẽ đẹp người nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH NĂM 2009 ĐỀ CHUYÊN - MÔN THI : NGỮ VĂN ( 150 phút) Câu 1: Trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bícb ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) có câu : Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. 1.1.Hãy chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo câu thơ trên. 1.2.Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương của Kiều trong đoạn thơ vừa chép có hợp lí không ? Vì sao? Câu 2: Đọc truyện sau đây: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già.Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa,đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì chgo ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cuời: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. ( Tuốc-ghê-nhép, Người ăn xin, sgk ngữ văn 9, tập một, trang 22) Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn ( dài không qúa 1 trang giấy thi) trình bày những điều anh, chị rút ra từ truyện Người ăn xin về cách đối xử của con người với con người trong cuộc sống. 4 Câu 3: Qua hai tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật và đoạn trích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê,anh, chị có cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước ? 5 . Kiều” của Nguyễn Du 1 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2007 MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút) Câu 1: 1.1.Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã có ảnh hưởng như thế nào đối với mđời sống tinh thần của. sông Đồng Nai. Hãy viết đoạn văn nghị luận không quá 15 dòng trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề ô nhiểm môi trường và hành động “ Bảo vệ dòng sông quê em” Câu 4: Phân tích bài thơ Sang thu của. cách chung và riêng của ba cô gái thanh niên xung phong trên cao điểm của tuyến đườpng Trường Sơn thời chống Mỹ qua truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP

Ngày đăng: 10/07/2014, 09:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan