1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thu hoach cua chi Dung

33 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 303 KB

Nội dung

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH ỦY HÀ NỘI THÀNH ỦY HÀ NỘI ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐH, CĐ HÀ NỘI ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐH, CĐ HÀ NỘI ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC Bản thu hoạch Học viên: Nguyễn Thị Dung Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Bản thu hoạch Nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam 1. Lời cảm ơn Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy Trường Đại học Kiến Trúc, Chi bộ Khối đã tạo điều kiện cho tôi được tham dự khóa học này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí đảng viên của nhà trường đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành bài viết. 2. Nội dung 1. Ðảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Ðảng 2. Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 3. Trình bày phương hướng phấn đấu của bản thân để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 3. Tài liệu tham khảo Để thực hiện bài viết này tôi có sử dụng các tài liệu sau: 1. Điều lệ Đảng 2. Tài liệu học tập chính trị dành cho học viên lớp bồi dưỡng kiểm tra Đảng 3. Website: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Vài nét đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN TuoiTreQuyNhon.Com|Thế Hệ Trẻ Quy Nhơn Bình Định Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước từ thời kì quá độ đi lên CNXH, Đảng ta đã trình bày những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam: 1, Chính trị: do nhân dân lao động làm chủ 2, Kinh tế: Phát triển cao dựa trên lực lượng SX hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu SX chủ yếu. 3, Con người: Được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. 4, Văn hóa: Có nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 5, Dân tộc: Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. 6, Đối ngoại: Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.  Phân tích đặc trưng “nhân dân lao động làm chủ”: - Khái niệm “nhân dân lao động”: + Trước đây, trong mô hình CNXH cũ, nhân dân lao động thường được hiểu đơn giản là 2 giai cấp công nhân, nông dân, nghĩa là gần như chỉ đề cập đến lực lượng lao động chân tay. + Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hình thức lao động khác như lao động trí óc, lao động nghệ thuật. Vì thế việc mở rộng khái niệm này sẽ tác động rất lớn đến định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. - Tại sao phải “do nhân dân lao động làm chủ”? + Bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, đem quyền lực về tay nhân dân (trong đó chủ yếu là nhân dân lao động). Vì thế xã hội xã hội chủ nghĩa “do nhân dân lao động làm chủ” phải được xem là một đặc trưng cơ bản, hiển nhiên của mọi chế độ XHCN. + Việc trao quyền làm chủ xã hội cho nhân dân sẽ giúp phát huy được nguồn lực to lớn của lực lượng này trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp cho xã hội ngày một phát triển hơn. - “Do nhân dân lao động làm chủ” như thế nào? + Việc trước hết cần làm đó là phải thực hiện dân chủ. Đây là một quá trình lâu dài và khó khăn. Trong đó, tự nhân dân phải phát huy quyền làm chủ (thông qua bầu cử, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,…); còn Đảng và Nhà nước phải đảm bảo về pháp luật, các cơ chế nhằm đảm bảo nhân dân có thể phát huy quyền làm chủ của mình. + Đảng là lực lượng lãnh đạo nhưng xuất phát từ nhân dân và phải luôn đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết. Mọi chủ trương chính sách phải xuất phát từ quyền lợi thực tế của người dân và phải loại trừ mọi tư tưởng độc đoán, lạm quyền, chủ quan, duy ý chí. nguồn:giangvien. II. Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa Vừa dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa dựa trên thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và tổng kết lý luận, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa sau đây: 1. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (hay xã hội xã hội chủ nghĩa) là nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Cả mặt thực tế, cả lôgíc - lý luận khoa học đều chứng minh rằng, xã hội xã hội chủ nghĩa là sự kế tiếp sau xã hội tư bản chủ nghĩa, có nhiệm vụ giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã không thể giải quyết triệt để. Đặc biệt là giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu xã hội hoá ngày càng tăng của lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại hơn với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Do đó, lực lượng sản xuất của xã hội xã hội chủ nghĩa, khi nó hoàn thiện, phải cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, các nước tư bản phát triển đã có lực lượng sản xuất cao (như G7 ) thì lên xã hội xã hội chủ nghĩa giai cấp vô sản ở đó chủ yếu chỉ phải trải qua một cuộc cách mạng chính trị thành công. Khi đó chính trình độ lực lượng sản xuất đã phát triển cao là một cơ sở rất thuận lợi cho việc tiếp tục xây dựng thắng lợi, hoàn thiện chủ nghĩa xã hội - cả quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất cao hơn chủ nghĩa tư bản. ở những nước xã hội chủ nghĩa "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa" (như Việt Nam và các nước khác) thì đương nhiên phải có quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ khá cao, đạt được nhiều thành tựu to lớn và ngày càng vững chắc. 2. Xã hội xã hội chủ nghĩa đã xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội không xoá bỏ chế độ tư hữu nói chung mà chủ yếu xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất (còn các chế độ tư hữu khác: chế độ tư hữu chủ nô, phong kiến, xét trên toàn cầu thì đã bị chủ nghĩa tư bản xoá bỏ trước đó rồi). Bởi vì chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã nô dịch, áp bức bóc lột giá trị thặng dư đối với đại đa số nhân dân lao động, đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho thiểu số các tập đoàn tư bản lũng đoạn và giai cấp 84 thống trị xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu xã hội còn đan xen nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội; cơ sở kinh tế quá độ còn nhiều thành phần vận hành theo cơ chế sản xuất hàng hoá, quan hệ thị trường, vẫn tồn tại những quan hệ kinh tế cụ thể như thuê mướn lao động cá nhân người này vẫn có thể còn bóc lột những cá nhân khác. Đó chỉ là những quan hệ bóc lột cụ thể chứ không phải xem xét trên cả một chế độ xã hội, giai cấp này bóc lột các giai cấp, tầng lớp khác. V.I. Lênin và Đảng Cộng sản Nga, sau một thời gian áp dụng "Chính sách cộng sản thời chiến" (trưng thu lương thực do yêu cầu phục vụ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc) đã bãi bỏ chính sách này khi bước vào thời kỳ quá độ, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ thực hiện "Chính sách kinh tế mới" (NEP) với kinh tế hàng hoá 5 thành phần và tự do lưu thông hàng hoá trên thị trường nhiều loại sản phẩm. Đó là một đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ và cả của chủ nghĩa xã hội. Việc xoá bỏ một cách nóng vội những đặc điểm trên, sa vào bệnh chủ quan duy ý chí trong mấy thập kỷ cuối thế kỷ XX của các nước xã hội chủ nghĩa là trái với quan điểm của V.I. Lênin về nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 3. Xã hội xã hội chủ nghĩa tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới Quá trình xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính từ bản chất và mục đích đó mà các nhà kinh điển Mác-Lênin đã đưa ra những kết luận khoa học cho đến nay vẫn còn giá trị: chủ nghĩa xã hội sẽ là một kiểu tổ chức lao động mới của bản thân nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn của đảng cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, kỷ luật lao động mới cũng có những đặc trưng mới, vừa là kỷ luật chặt chẽ theo những quy định chung của luật pháp, pháp chế xã hội chủ nghĩa, vừa có tính tự giác - kỷ luật tự giác (tức là mỗi người lao động giác ngộ về vai trò làm chủ đích thực của mình trước xã hội, trước mọi công việc được phân công ngày càng tốt hơn). Đương nhiên, để mọi người lao động có được tổ chức và kỷ luật lao động mới tự giác như thế, phải trải qua quá trình đấu tranh, từng bước hoàn thiện chủ nghĩa xã hội. . Xã hội xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động - nguyên tắc phân phối cơ bản nhất Trong quá trình lao động cụ thể, mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương số lượng,chất lượng và hiệu quả lao động của họ đã tạo ra cho xã hội, sau khi đã trừ đi một số khoản đóng góp chung cho xã hội. Nguyên tắc phân phối này là phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này. 5. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân Khi đề cập đến hệ thống chuyên chính vô sản, chủ nghĩa Mác-Lênin đã xác định rõ bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản. Thực chất nhà nước đó là do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhân dân tổ chức ra. Thông qua nhà nước là chủ yếu mà đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội. Nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước, theo V.I. Lênin, nhà nước chuyên chính vô sản (hay nhà nước xã hội chủ nghĩa) không còn nguyên nghĩa như nhà nước của chủ nghĩa tư bản, mà là "nhà nước nửa nhà nước", với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn. 6. Xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện Việc giành chính quyền, độc lập, tự do, dân chủ - giải phóng con người về chính trị suy cho cùng cũng là để giải phóng con người về kinh tế, về đời sống vật chất và tinh thần. Dù lúc đầu mới có chính quyền, trình độ kinh tế, mức sống vật chất của nhân dân còn thấp, nhưng đã bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội là đã không còn chế độ tư hữu, áp bức bất công với tư cách một chế độ xã hội. Đây là những tiền đề chính trị, kinh tế khác về bản chất so với các chế độ cũ để từng bước thực hiện việc giải phóng con người và phát triển con người toàn diện. Không có những tiền đề cơ bản đó không thể giải phóng con người, không thực hiện được công bằng, bình đẳng, tiến bộ và văn minh xã hội Nói bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội, là nói trong điều kiện, giai đoạn xã hội vẫn còn giai cấp, còn nhà nước, trước hết bình đẳng giữa các công dân, giữa các chủ thể sản xuất - kinh doanh (dù họ ở thành phần kinh tế nào ) trước pháp luật chung của nhà nước; bình đẳng nam - nữ, bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết toàn dân tộc, v.v Câu 6:Trình bày những đặc trưng cơ bản của XHCNVN xây dựng đc nêu trọng Văn kiện đại hội đại biểu to Trả lời: Việc hình thành những quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là công việc rất khó khăn. Mô hình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chưa có trong thực tiễn lịch sử, càng chưa có khi chúng ta xây dựng một nước có nền kinh tế chưa phát triển như nước ta. Đây là một vấn đề rất mới mẻ. Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa xã hội là gì? Là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng và tự do. Nhưng nếu tách riêng một mình mà ngồi ăn no, mặc ấm, người khác thì mặc kệ, thế là không tốt Chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con. Thế ta đã đến đấy chưa? Chưa đến, chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần" chủ nghĩa xã hội là "một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, không làm không hưởng ". Tóm lại, "xã hội ngày càng tiến lên, vật chất càng tăng, tinh thần càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội". Từ những tư tưởng lớn của Bác Hồ, trải qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi với trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, Cương lĩnh của Đảng ta chỉ rõ xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một xã hội: - Do nhân dân lao động làm chủ. - Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. - Có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. - Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Sáu đặc trưng nêu trên thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta sẽ xây dựng, một xã hội tiến bộ nhất so với các chế độ xã hội đã xuất hiện trước đây. Trong xã hội đó, nhân dân lao động là người chủ chân chính và thực sự của xã hội. Nó chi phối và thể hiện trong toàn bộ thể chế của xã hội, đều hướng vào việc đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là sự khác nhau về chất giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước đó. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và lực lượng sản xuất hiện đại, là cơ sở kinh tế để xóa bỏ nguồn gốc của chế độ người bóc lột người, con người được giải phóng có điều kiện phát triển toàn diện, tạo ra sự bình đẳng trong xã hội và đoàn kết giữa các dân tộc, có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng không chỉ có nền kinh tế phát triển cao mà còn phải xây dựng một nền văn hóa tương ứng, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó đảm bảo sự phát triển hài hòa, lành mạnh của chủ nghĩa xã hội. Những đặc trưng trên gắn bó mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, vừa làm tiền đề, điều kiện, vừa tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển. Cùng với quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải xác định được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết kinh nghiệm thành công và cả kinh nghiệm chưa thành công trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước khác, đặc biệt là những kinh nghiệm của những năm đổi mới, Đảng ta đã nêu ra những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, gồm: Một là, "xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nguyên kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc và của nhân dân". Hai là, "phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân". Ba là, "phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu". Bốn là, "tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội". Năm là, "thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới". Sáu là, "xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng". Bảy là, "xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta". Đó là những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, những quan điểm về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, đó là những định hướng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xây dựng đảng trong giai đoạn hiện nay 3.Xây dựng đảng trong giai đoạn hiện nay a.Những yêu cầu mới đặt ra trong công tác xây dựng đảng -Trong suốt thời gian qua,CM đặt dưois sự chỉ đạo của đảng đã đạt được nhưungx thắng lợi thiết thực hết sức to lớn.Sự lãnh đảo của đảng luôn có sự thay đổi kịp thời theo từng thời kỳ lịch sử Trong gdd hiên nay đảng ta luôn đặt ra ĐK khác hẳn gd trước -Để xd thành công CNXH thì đảng phải đổi mới tư duy về CNXH.Đây là yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng đảng -chuyển từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường dịnh huowng xhcn đòi hỏi đảng phải năng động nhạy bén -đảng lãnh đạo nhà nước quản ly nhân dân lao động làm chủ là quan điểm đc đảng đề ra nhưng còn rất hạn chê -Trình độ dân trí ngày càng cao ý thuwcs trách nhiệm và quyền nhân dân ngày càng lớn.Do vây đòi hỏi phải xây dựng nền dân chủ XHCN -TÌnh hình thế giới diễn biến rất phức tạp từ những đk trên đặt ra yêu cầu xây dựng đảng để đáp ứng đc yeu caauf lãnh đạo của công cuộc xây dựng dất nước b.Thành tựu mà đảng đã đạt đươc trong thời gian qua -Từng bước đề ra và bổ sưng hoàn thiện đờng lối mới đúng đắn -khẳng định CN mac lenin và tư tưởng HCM,coi đây là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho moij hành động của đảng -giũ vững nguyên tắc tập trung dân chủ tập thể lãnh đạo -đã có chủ trương và biện pháp đổi mới chỉnh đốn đảng gắn liền với nv phats triển ktxh kiện toàn he thống chính tri c.Tốn tại và khuyết điểm' -việc giữ vưng bản chất giai cấp công nhân của đảng đang đứng trước nguy cơ thử thách to lớn - đảng chưa chu ý đến việc rèn luyện phẩm châts chính trị đạo đức cho cán bộ đảng viên -trình độ kiến thức năng lực lãnh đạo cảu đảng chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới - Tổ chức cơ sở đảng nhiều nơi yếu kém tê liệt phương thức lãnh đạo và sinh hoạt lung túng -Công tác kiểm tra việc chấp hành chỉ thị của đảng chưa đc chú trọng d Nội dung công tác xây dựng đảng -toàn bộ thành tựu khuyết điemr của công cuộc đổi mới gắn với trách nhiem lãnh đạo và hoạt động của đảng ta .sự lãnh đạo của đảng là nhân tô quyết định tạo ra những thanh tựu lớn.trong qua trinhf lãnh đạro sự nghiệp đổi mới đãng ta ngày càng trưởng thành và cũng nhận thuức rõ hơn trong thành tựu và những khuyết đi ểm khác phục những nhược điểm -đổi mới về tư duy lý luận tu duy kinh tế nâng cao năng lực trí tuệ đề ra cương lĩnh đúng đắn.Đó là đảng trung thành với ly tưởng thôi chưa đủ đảng ấy cần có đủ trí tuệ đẻ nhận thức được quy luật kahsh quancon dường đi đúng đắn cho CM -phát huy dân chủ trong đản thực hiện đúng nguyên tác tổ chức và sinh hoạt của đảng nhà nước và các đoàn thể -Đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của đảng -chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đảng đủ năng lực và phẩm chất .Đọi ngũ cán bộ đảng viện phải trung thành tận tụy có phẩm chất đạo đức tốt Thường xuyên làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên,đồng thời kết nạp những ng ưu tú vào đảng Như vậy đảng cộng sản VN đảng do chủ tịch HCM sáng lập và rèn luyện là đội tiên phong chiến đấu đầy đặn kinh nghiệm của gc công nhân đại biểu trung thành cho lợi ích của gc CN,nd ld và cả 1 dân tộc,được vũ trang bằng CN mác lênin,tu tưởng HCM và những truyền thống tót đẹp TỔ CHỨC CƠ SỞ CỦA ĐẢNG VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG Ở CƠ SỞ Phần I. Tổ chức cơ sở đảng Phần II. Công tác xây dựng Đảng ở cơ sở và trách nhiệm của đảng viên Phần I. Tổ chức cơ sở đảng Phần I. Tổ chức cơ sở đảng 1. Quy định của Điều lệ Đảng về thành lập các tổ chức cơ sở đảng 2. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng 3. Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng 4. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở 1. Quy định của Điều lệ Đảng về thành lập các tổ chức cơ sở đảng Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Để thực hiện mục đích đó, Đảng phải được tổ chức theo một hệ thống chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Tổ chức cơ sở đảng bao gồm chi bộ cơ sở và đảng bộ cơ sở là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Đảng phải gắn bó, liên hệ chặt chẽ với quần chúng; ở đâu có quần chúng, ở đó cần có sự lãnh đạo của Đảng. Mọi tầng lớp nhân dân, ai cũng đều sinh sống, lao động sản xuất, công tác, học tập ở một đơn vị cơ sở nhất định trong hệ thống tổ chức xã hội. Vì vậy, tổ chức đảng phải được thành lập, được tổ chức tại các đơn vị cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "ở mỗi xưởng máy, hầm mỏ, xí nghiệp, cơ quan, trường học, đường phố, nông thôn, đại đội - có 3 đảng viên trở lên thì lập một chi bộ". Theo tinh thần đó, tổ chức cơ sở đảng được thành lập tương ứng với cấp hành chính nhà nước ở cơ sở (xã, phường, thị trấn); cơ quan, đơn vị sự nghiệp hoặc đơn vị cơ sở trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân; tổ chức kinh tế (các loại hình hợp tác xã, các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Ở các cơ sở trên, nếu có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp. Điều 21, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua Đại hội X quy định: Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ. Như vậy, tổ chức cơ sở đảng gồm chi bộ cơ sở hoặc đảng bộ cơ sở. Việc lựa chọn mô hình tổ chức nào (chi bộ cơ sở hoặc đảng bộ cơ sở) phụ thuộc vào số lượng đảng viên chính thức và phải được cấp uỷ cấp trên (Quận, huyện uỷ hoặc tương đương) trực tiếp quyết định. Về tổ chức cơ sở Đảng, Điều lệ quy định những trường hợp sau đây, cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện: Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên. Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn ba mươi đảng viên. Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở. [...]... của các chi bộ… Nội dung của từng cuộc sinh hoạt chi bộ có thể do yêu cầu thực tế đặt ra phải giải quyết hoặc do cấp ủy cấp trên chỉ đạo Song dù yêu cầu nào thì Bí thư chi bộ cũng vẫn phải chuẩn bị chu đáo nội dung. Trước khi chuẩn bị nội dung sinh hoạt, Bí thư chi bộ cũng cần trao đổi với đồng chí phụ trách công tác chuyên môn để có sự thống nhất về nội dung sinh hoạt Chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ... đồng chí chi ủy, bí thư chi bộ tham dự đầy đủ của các đợt tập huấn để nâng cao nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ chi ủy viên, bí thư chi bộ - Kiểm tra thường xuyên chế độ sinh hoạt chi bộ bằng các hình thức: Qua báo cáo hàng tháng của các chi bộ, qua sổ biên bản sinh hoạt, qua kiểm tra đột xuất việc sinh hoạt của các chi bộ 7 Đề cao trách nhiệm của chi ủy, bí thư chi bộ đối với hoạt động của chi bộ... đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng 4 Chi bộ trực thu c đảng uỷ cơ sở - Chi bộ là tổ chức cơ sở đảng nhỏ nhất của Đảng Mọi đảng viên thực hiện các nhiệm vụ của mình cũng chủ yếu thể hiện ở chi bộ và được đánh giá từ chi bộ Do vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động của chi bộ quyết định vai trò và sức chi n đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên - Chi bộ trực thu c đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi... hoạt chi bộ là quyền lợi, là trách nhiệm của mỗi đảng viên Hàng tháng khi sinh hoạt chi bộ, chi ủy cần điểm danh, đồng chí thư ký ghi chép biên bản cần thể hiện rõ ai vắng mặt, có lý do hay không có lý do Sau buổi sinh hoạt chi bộ, bí thư chi bộ cần gặp gỡ, nhắc nhở hoặc truyền đạt nghị quyết của chi bộ để đảng viên vắng mặt hiểu rõ nội dung sinh hoạt chi bộ và tham gia thực hiện nghị quyết của chi. .. diễn ra ở chi bộ Chất lượng của tổ chức Đảng phụ thu c vào các hoạt động của chi bộ Củng cố chi bộ là khâu trung tâm của việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng Qua thực tế khảo sát chất lượng sinh hoạt chi bộ ở một số đơn vị trực thu c Đảng uỷ CCQ Dân Chính Đảng, cho thấy: Trong những năm qua hoạt động của các chi bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực Các chi bộ đã thực hiện tương đối tốt sinh hoạt chi bộ thường... nhiệm của chi ủy, bí thư chi bộ đối với hoạt động của chi bộ và sinh hoạt chi bộ Chi ủy, bí thư chi bộ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Sinh hoạt chi ủy, chi bộ phải có quá trình chuẩn bị, được đầu tư đúng mức, đó là trách nhiệm của mỗi cấp ủy, trước hết là bí thư chi bộ Nội dung chuẩn bị sẽ là dự thảo báo cáo về nhiệm vụ chính trị có thể đi vào... của chi ủy và trực tiếp là Bí thư chi bộ Cùng với việc chuẩn bị nội dung cần xác định thời gian sinh hoạt ( số giờ, buổi, ngày) thời gian cần xác định phù hợp không quá ngắn hoặc quá dài Thông báo nội dung , thời gian sinh hoạt chi bộ cho đảng viên biết trước để bố trí sắp xếp công việc, chuẩn bị ý kiến phát biểu và tham gia sinh hoạt chi bộ đầy đủ Bước hai: Tiến hành sinh hoạt chi bộ Sinh hoạt chi. .. cư trú của đảng viên Chi bộ trực thu c đảng uỷ cơ sở có nhiều các loại hình khác nhau, tùy theo tính chất, điều kiện làm việc và nơi sinh sống của đảng viên Mỗi chi bộ ít nhất có ba đảng viên chính thức Chi bộ có đông đảng viên được chia thành nhiều tổ đảng Tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi ủy Mỗi loại hình chi bộ phải được thực hiện chức năng lãnh đạo của tổ chức đảng tuỳ thu c vào nhiệm vụ... cách cho đảng viên của chi bộ Còn các đảng viên thu c diện cấp trên quản lý đã xa rời sự giáo dục của Đảng, không khép mình vào tổ chức và coi thường nghĩa vụ của người đảng viên Chi bộ tốt là do từng đảng viên tốt Lẽ ra các chi bộ có nhiều cán bộ trung, cao cấp phải là những chi bộ thật mạnh, chi bộ kiểu mẫu Lẽ ra những vụ việc tiêu cực phải tỷ lệ nghịch với số lượng đảng viên thu c cấp trên quản lý... trong sinh hoạt chi bộ, cần tăng cường hình thức sinh hoạt chuyên đề Mỗi năm, mỗi chi bộ ít nhất cũng cần có hai đến ba kỳ sinh hoạt chuyên đề Để có nội dung sinh hoạt chuyên đề phong phú, hiệu quả cao, chi ủy hoặc bí thư chi bộ cần suy nghĩ, trao đổi với bộ phận chuyên môn, đoàn thể để lựa chọn ra một số nội dung cần đưa vào sinh hoạt chuyên đề Sau đó phân công người chuẩn bị nội dung, cấp ủy cần . của chi bộ quyết định vai trò và sức chi n đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. - Chi bộ trực thu c đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi cư trú của đảng viên. Chi bộ trực thu c. Đảng. 4. Chi bộ trực thu c đảng uỷ cơ sở - Chi bộ là tổ chức cơ sở đảng nhỏ nhất của Đảng. Mọi đảng viên thực hiện các nhiệm vụ của mình cũng chủ yếu thể hiện ở chi bộ và được đánh giá từ chi bộ viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thu c. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thu c đảng uỷ. Như vậy, tổ chức cơ sở đảng gồm chi bộ

Ngày đăng: 10/07/2014, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w