Natri hiđroxit Hydroxit natri Danh pháp IUPAC Sodium hydroxide Tên khác Xút, xút ăn da, kiềm Nhận dạng Số CAS [1310-73-2] Thuộc tính Công thức phân tử NaOH Phân tử gam 39,9971 g/mol Bề ngoài Tinh thể màu trắng Tỷ trọng 2,1 g/cm³, solid Điểm nóng chảy 318 °C (591 K) Điểm sôi 1.390 °C (1.663 K) Độ hòa tan trong nước 111 g/100 ml (20 °C) Độ bazơ (pK b ) -2.43 Các nguy hiểm MSDS MSDS ngoài NFPA 704 0 3 1 Điểm bắt lửa Không bắt lửa. Các hợp chất liên quan Hiđroxit kiềm liên quan Liti hiđroxit Kali hiđroxit Rubidi hiđroxit Xezi hiđroxit Franxi hiđroxit Ngoại trừ khi có ghi chú khác, các dữ liệu được lấy cho hóa chất ở trạng thái tiêu chuẩn (25 °C, 100 kPa) Phủ nhận và tham chiếu chung Natri hiđroxit hay hyđroxit natri (công thức hóa học NaOH) [1] hay thường được gọi là xút hoặc xút ăn da. Natri hydroxit tạo thành dung dịch kiềm mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa. Sản lượng trên thế giới năm 1998 vào khoảng 45 triệu tấn. Natri hydroxit cũng được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm. Natri hydroxit tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hydroxit rất dễ hấp thụ CO 2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín. Nó phản ứng mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng nhiệt lớn, hòa tan trong etanol và metanol. Nó cũng hòa tan trong ete và các dung môi không phân cực, và để lại màu vàng trên giấy và sợi. Tính chất vật lý Entanpi hòa tan ΔH o -44,5kJ/mol Ở trong dung dịch nó tạo thành dạng monohydrat ở 12,3-61,8 °C với nhiệt độ nóng chảy 65,1 °C và tỷ trọng trong dung dịch là 1,829 g/cm 3 == Tính chất hóa học Phản ứng với các axít và ôxít axít tạo thành muối và nước NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H 2 O(l) Phản ứng với điôxít cacbon 2NaOH + CO 2 → Na 2 CO 3 + H 2 O Phản ứng với các axít hữu cơ tạo thành muối của nó và thủy phân este Phản ứng với kim loại mạnh tạo thành bazơ mới và kim loại mới: NaOH + K → KOH + Na Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới: 7NaOH + UCl 7 → 7NaCl + U(OH) 7 Phương pháp sản xuất Toàn bộ dây chuyền sản xuất xút ăn da (NaOH) là dựa trên phản ứng điện phân nước muối (nước cái). Trong quá trình này dung dịch muối (NaCl) được điện phân thành clo nguyên tố (trong buồng anốt), dung dịch natri hyđroxit, và hiđrô nguyên tố (trong buồng catôt) [2][3] Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà máy xút-clo. Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện phân là: 2Na + + 2H 2 O + 2e − → H 2 + 2NaOH Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn là: 2NaCl + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 + Cl 2 (Điều kiện: điện phân có màng ngăn) [sửa] Các kiểu buồng điện phân Điểm phân biệt giữa các công nghệ này là ở phương pháp ngăn cản không cho natri hyđroxit và khí clo lẫn lộn với nhau, nhằm tạo ra các sản phẩm tinh khiết. Buồng điện phân kiểu thuỷ ngân Trong buồng điện phân kiểu thuỷ ngân thì không sử dụng màng hoặc màn chắn mà sử dụng thuỷ ngân như một phương tiện chia tách. Buồng điện phân kiểu màng chắn Trong buồng điện phân kiểu màng chắn, nước muối từ khoang anôt chảy qua màng chia tách để đến khoang catôt; vật liệu làm màng chia tách là amian phủ trên catôt có nhiều lỗ [4] Buồng điện phân kiểu màng ngăn [5][6] Còn trong buồng điện phân kiểu màng ngăn thì màng chia tách là một màng trao đổi iôn [7][8][9] . Tham khảo 1. ^ IUPAC RED Book, definition of "hydrate" salt, trang 80–81 2. ^ “Chlorine Online Diagram of mercury cell process”. Euro Chlor. Truy cập 15-9-2006. 3. ^ “Euro Chlor - How is chlorine made?”. Euro Chlor. Truy cập 15-9-2006. 4. ^ “Chlorine Online Diagram of diaphragm cell process”. Euro Chlor. Truy cập 15 tháng 9 năm 2006. 5. ^ “Chlorine Online Diagram of membrane cell process”. Euro Chlor. Truy cập 15-9-2006. 6. ^ “Euro Chlor - How is chlorine made?”. Euro Chlor. Truy cập 15-9-2006. 7. ^ See Kirk-Othmer in general references 8. ^ “Hominy without Lye”. National Center for Home Food Preservation. 9. ^ Belle Gunness . bắt lửa Không bắt lửa. Các hợp chất liên quan Hiđroxit kiềm liên quan Liti hiđroxit Kali hiđroxit Rubidi hiđroxit Xezi hiđroxit Franxi hiđroxit Ngoại trừ khi có ghi chú khác, các dữ. °C, 100 kPa) Phủ nhận và tham chiếu chung Natri hiđroxit hay hyđroxit natri (công thức hóa học NaOH) [1] hay thường được gọi là xút hoặc xút ăn da. Natri hydroxit tạo thành dung dịch kiềm mạnh. Natri hiđroxit Hydroxit natri Danh pháp IUPAC Sodium hydroxide Tên khác Xút, xút ăn da, kiềm Nhận