Nguồn gốc và tiến hoá của giun đốt pptx

6 971 5
Nguồn gốc và tiến hoá của giun đốt pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguồn gốc và tiến hoá của giun đốt Việc xác định nguồn gốc của giun đốt rất phức tạp, chủ yếu dựa vào dẫn liệu về phát triển phôi, sự sinh sản hữu tính và giải phẫu so sánh. Căn cứ vào 2 đặc điểm quan trọng nhất lần đầu tiên có ở động vật giun đốt là thể xoang và sự phân đốt để tìm nguồn gốc của giun đốt. 1. Về nguồn gốc thể xoang: Có 3 kiểu xoang ở động vật. Xoang phôi (blastocoelum) là phần ứng với khoảng trống giữa lá phôi trong và lá phôi ngoài ở giai đoạn phôi vị. Còn gặp ở một số nhóm động vật đa bào thấp và ở giai đoạn phôi của nhiều động vật khác. Liệt xoang (Schizocoelum) là khoảng trống giữa các đám tế bào nhu mô đệm (parenchyme) được hình thành từ lá phôi giữa. Ở sán lông đã có khoảng trống này, phát triển như giun tròn và nhóm động vật có xoang giả (pseudocoelum) khác. Xoang thật hay thể xoang là một cơ quan thực sự, tham gia vào nhiều chức phận quan trọng như bài tiết, sinh dục, dinh dưỡng… Khi xét về nguồn gốc thể xoang có nhiều giả thiết khác nhau: Thuyết xoang thận của Lankester (1874), Faussek (1899), Snodgrass (1938) cho rằng thể xoang được hình thành từ khoảng trống của nguyên đơn thận và liên quan đến chức năng bài tiết Thuyết xoang sinh dục của Hatschek (1877), Mayer (1890, 1901) cho rằng thể xoang được hình thành từ xoang sinh dục và chức năng ban đầu và chủ yếu là sinh dục Thuyết xoang ruột của Hertwig (1882), Metsnikov (1874), Lay (1881), Beklemisev (1944) và Shavarov (1965)… cho rằng thể xoang được hình thành từ xoang ruột hay các nhánh phụ của xoang ruột. Chức phận ban đầu của thể xoang là tiêu hoá. Thuyết liệt xoang của Goeth (1884), Livanov (1965), Ivanov (1975)… cho rằng thể xoang được hình thành từ quá trình biểu mô hoá khối tế bào nhu mô đệm ở giun thấp và chức phận ban đầu là nâng đỡ. Các giả thuyết trên có thể cho chúng ta nhận xét: 1) Thể xoang là cơ quan được hình thành sau các loại xoang khác và như vậy thì theo quy luật phát triển nó phải ưu việt hơn tổ chức đã hình thành nên nó. 2) Quá trình hình thành lá phôi giữa trong sự phát triển phải bằng 2 cách: hoặc là theo kiểu lõm ruột ở động vật Có miệng thứ sinh (Deuterostomia) hoặc bằng kiểu đoạn bào (từ phôi bào 4d) như ở động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia). Người ta đã chứng minh được trong 2 kiểu này thì kiểu đoạn bào là nguyên thuỷ hơn. 3) Mặc dù tuyến sinh dục nằm trong thể xoang nhưng ở nhiều nhóm động vật mầm sinh dục được hình thành sớm hơn rất nhiều so với thể xoang. Mặt khác nhiều tác giả đã chứng minh được sự hình thành tuyến sinh dục và sự hình thành thể xoang không có mối quan hệ gì với nhau. Từ nhận định trên có thể thấy rằng thể xoang được hình thành từ liệt xoang của giun thấp do quá trình biểu mô hoá lá phôi giữa và do nhu cầu chuyển vận cơ thể bằng sóng nhu động. 2. Trong ngành giun đốt thì nhóm trung tâm là giun nhiều tơ sống ở biển, một số chuyển sang đời sống chui rúc trong bùn hay chuyển lên sống trên cạn để hình thành giun ít tơ. Còn đỉa là nhóm động vật chuyên hoá theo lối sống nửa ký sinh, nửa ăn thịt, có nguồn gốc từ giun ít tơ. 3. Từ nhóm giun đốt cổ, khi chuyển sang sống chui rúc trong bùn vẫn giữ được đặc điểm chia đốt như giun nhiều tơ, giun ít tơ hay đỉa. Quá trình tiến hoá từ giun nhiều tơ đến giun ít tơ và đỉa theo một hướng thống nhất là tinh giản nội quan, ổn định số đốt và phân đốt dị hình rõ nét. Hương Thảo . Nguồn gốc và tiến hoá của giun đốt Việc xác định nguồn gốc của giun đốt rất phức tạp, chủ yếu dựa vào dẫn liệu về phát triển phôi, sự sinh sản hữu tính và giải phẫu so. giải phẫu so sánh. Căn cứ vào 2 đặc điểm quan trọng nhất lần đầu tiên có ở động vật giun đốt là thể xoang và sự phân đốt để tìm nguồn gốc của giun đốt. 1. Về nguồn gốc thể xoang: Có 3 kiểu. điểm chia đốt như giun nhiều tơ, giun ít tơ hay đỉa. Quá trình tiến hoá từ giun nhiều tơ đến giun ít tơ và đỉa theo một hướng thống nhất là tinh giản nội quan, ổn định số đốt và phân đốt dị hình

Ngày đăng: 10/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan