Ngành Trùng phóng xạ Radiozoa Sống ở vùng biển có độ sâu từ 0 -5.000m, phong phú ở các vùng nông của biển ấm, một số lớn các loài đã hóa thạch.. Đặc trưng về cấu tạo là có nang trung tâ
Trang 1Ngành Trùng phóng xạ
(Radiozoa)
Sống ở vùng biển có độ sâu từ 0 -5.000m,
phong phú ở các vùng nông của biển ấm, một
số lớn các loài đã hóa thạch
1 Cấu tạo cơ thể
Trùng phóng xạ có cơ thể hình cầu, hình khối, kích thước dao động từ 40 - 50 micrômet đến 1mm Đặc trưng về cấu tạo là có nang trung tâm: Đó là một màng được phân hóa từ một phần của tế bào chất, chia tế bào chất thành 2
Trang 2phần là phần trong nang và phần ngoài nang (hai phần này không tương ứng với nội
chất và ngoại chất) Thành nang trung tâm có nhiều lỗ thủng nhỏ, qua đó nguyên sinh chất
trong nang thông với ngoài nang Trong nguyên sinh chất của trùng phóng xạ còn gặp một số lớn các tảo đơn bào (thuộc bộ Dinoflagellata) sống cộng sinh Chỉ gặp ở các trùng Phóng xạ sống ở vùng biển nông, nơi có ánh sáng chiếu tới
Chân giả của trùng phóng xạ gồm nhiều sợi, xuyên qua thành nang trung tâm tỏa ra ngoài
Đó là phần được hình thành từ các phần tế bào chất quánh hơn nằm phía ngoài Chân giả có thể liên kết và hình thành các nhánh để tăng
hiệu quả bắt mồi
Phần lớn trùng phóng xạ có vỏ bọc đều đặn bao lấy tế bào chất hay hình thành nhiều gai xương
Trang 3tỏa ra xung quanh Vỏ này có cấu tạo bằng
SiO2 hay SrSO4 vừa làm cho vỏ bền, chắc, vừa làm cho vỏ nhẹ, giúp cho con vật nổi trong
nước Do vỏ có hình dạng rất khác nhau và có thể liên kết với nhau, tạo nên những hình thù rất
kỳ dị và rất đẹp Tuy vậy vẫn có một số loài
trùng phóng xạ không có bộ xương (trần), sống tập đoàn
Nhiều loài trùng phóng xạ sinh sản vô tính bằng cách chia đôi: Bộ xương của cá thể mẹ hoặc
chia đôi hay ở lại trên một cá thể, cá thể kia sẽ hình thành nên vỏ mới Khi phân đôi, nhân trong nang trung tâm có số lượng nhiễm sắc thể rất lớn do đặc điểm đa bội của nhân (có thể có tới trên 1.000 nhiễm sắc thể) Một số loài trong bộ Acantharia có khả năng sinh sản hữu tính với các giao tử có 2 roi
2 Phân loại và tầm quan trọng
Trang 4Có khoảng 7.000 - 8.000 loài, chia thành 5 bộ:
2.1 Bộ Acantharia: Có bộ xương bằng
SrSO4, với 20 gai phóng xạ xếp thành 5 vành Ở gốc gai có sợi cơ điều chỉnh giúp cho con vật chuyển dịch vị trí trong nước Đại diện
có loàiAcanthometra elastica
Trang 7
Cấu tạo cơ thể trùng phóng xạ Acanthometra
elastica
2.2 Bộ Spumellaria: Có bộ xương bằng SiO2, có thể có các gai xương hay kết lại thành bộ
xương Đại diện có loài Thalassophyta pelagica
2.3 Bộ Nasselaria: Có bộ xương SiO2, đa dạng, chủ yếu gồm từng nhóm 4 xương gắn với nhau, kết thành bộ xương kỳ dị Bao trung tâm không phải hình cầu Đại diện có loàiMedussetta
craspedota
2.4 Bộ Phaeodaria: Có bộ xương SiO2, bao
trung tâm có 3 lỗ lớn Có thể xám, nơi tập trung chất tiết và giữ trữ thức ăn Sống ở biển sâu
2.5 Bộ Sticholonchea: Cơ thể đối xứng 2 bên
với 18 - 20 gai xương phóng xạ Chỉ mới phát hiện một giống là Sticholonche
Trang 8Nhờ có bộ xương cứng, vỏ cơ thể trùng phóng
xạ đã tạo nên nhiều loại đá có ý nghĩa công nghiệp dùng để đánh nhẵn mặt kim loại Ngoài
ra vỏ của trùng phóng xạ cũng là hóa thạch dùng để xác định tuổi địa tầng
Theo giáo trình Động vật học - Lê Trọng Sơn