1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TRÚNG PHONG (Epolepsy – Epolepsie) pot

35 485 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỆNH HỌC THỰC HÀNH TRÚNG PHONG (Epolepsy – Epolepsie) Trúng phong là trạng thái đột nhiên bất tỉnh, đồng thời có thể xuất hiện liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được … Thường gặp nơi những người hư yếu, người cao tuổi, huyết áp cao… Bệnh có thể xẩy quanh năm nhưng mùa đông và mùa xuân gặp nhiều hơn. YHHĐ gọi là Não Huyết Quản Ngoại Ý – Tai Biến Mạch Máu Não. Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) viết: “Khi thân hình chúng ta bị trúng phong tà, nó sẽ làm cho huyết mạch bị hữu dư, nó sẽ làm cho tứ chi bị khinh hoặc trọng, không co duỗi được, làm cho thân mình khó xoay trở, khó cúi xuống hoặc ngửa lên, toàn thân hoặc bán thân bất toại…”. Thiên ‘Phong Luận’ (Tố Vấn 42) viết: “ Phong trúng vào du huyệt của ngũ tạng lục phủ, truyền nhập vào bên trong, cũng là phong của tạng phủ, tất cả đều trúng vào chỗ khí huyết suy yếu, thiên về một chỗ gọi là thiên phong”. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ nhận định rằng do lạc mạch bên trong bị trống rỗng nên phong tà bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào. Và sách Kim Quỹ là sách đầu tiên đưa ra Phong trúng kinh, lạc, tạng hoặc phủ để phân biệt trạng thái nặng nhẹ của bệnh. Đời Đường, thế kỷ thứ 5-6 các sách Thiên Kim Phương, Ngoại Đài Bí Yếu, Tế Sinh Phương cũng đều bàn về chứng Trúng Phong nhưng cũng lập luận gần giống như sách Kim Quỹ. Đến đời Kim Nguyên (thế kỷ 12-13) Lưu Hà Gian nêu lên thuyết hỏa thịnh, Lý Đông Viên lại chủ trương do khí hư còn Chu Đan Khê cho rằng do đờm thấp. Vương Luân lại dựa trên nguyên nhân gây bệnh phân ra làm Chân Trúng và Loại Trúng. Đời nhà Minh (thế kỷ 16-17), Trương Cảnh Nhạc cho rằng không phải do phong, mà do ‘nội thương tích tổn’. Lý Sỹ Tài lại chia Trúng phong thành hai loại là Bế Chứng và Thoát Chứng. Đời Thanh (thế kỷ 17- 18), Diệp Thiên Sỹ lại cho rằng do Can dương sinh ra nội phong gây nên. Trương Bá Long, Trương Sơn Lôi, Trương Tích Thuần lại cho rằng do âm dương không điều hòa, khí huyết nghịch loạn, trực trúng phạm vào não gây nên. Trúng phong thường gây nên tai biến chính là: Mạch máu não bị ngăn trở hoặc xuất huyết não sẽ làm cho não tủy bị tổn thương. Thường thấy có những biểu hiện sau: . Hôn Mê: thường thấy ngay từ đầu. Nếu nhẹ thì tinh thần hoảng hốt, mê muội, thích khạc nhổ hoặc ngủ mê man. Nếu nặng thì hôn mê, bất tỉnh. Có bệnh nhân lúc đầu còn tỉnh táo, vài ngày sau mới hôn mê. Đa số bệnh nhân khi hôn mê kèm nói sảng, vật vã không yên. . Liệt Nửa Người: Nhẹ thì cảm thấy tay chân tê, mất cảm giác, tay chân không có sức. Nặng thì hoàn toàn liệt. Thường chỉ liệt một bên và đối xứng với bên não bị tổn thương. Đa số liệt dạng mềm, chỉ có một số ít liệt dạng cứng, co rút. Thường lúc đầu bị liệt dạng mềm rũ, tay chân không có sức, nhưng một thời gian sau, lại bị co cứng, các ngón tay, chân không co duỗi được. . Miệng Méo, Lưỡi Lệch: thường gặp ở giai đoạn đầu kèm chảy nước miếng, ăn uống thường bị rớt ra ngoài, khó nuốt. . Nói Khó Hoặc Không Nói Được: Nhẹ thì nói khó, nói ngọng, người bệnh cảm thấy lưỡi của mình như bị cứng. Nếu nặng, gọi là trúng phong bất ngữ, không nói được. Thường một thời gian sau chứng khó nói sẽ bình phục dần. Nguyên Nhân Tuy nhiều tác giả chủ trương khác nhau nhưng chủ yếu là do bên trong bị tổn thương, lạc mạch trống rỗng nên phong tà bên ngoài dễ xâm nhập vào, kèm Can Thận suy yếu nên dễ sinh ra nội phong. Thường thấy một số nguyên nhân sau: + Ngoại Phong: Thuyết này bắt đầu từ thiên ‘Phong Luận’ (Tố Vấn 45) khi cho rằng chứng thiên khô (liệt nửa người) là do chính khí hư, tà khí lưu lại. Thiên ‘Trúng Phong Lịch Tiết’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: «Mạch thốn khẩu Phù mà Khẩn, Khẩn thuộc hàn, Phù thuộc hư, hàn và hư cùng chạm nhau là tà ở ngoài bì phu. Mạch Phù là huyết hư, lạc mạch bị trống rỗng, tà khí lưu lại hoặc ở bên trái hoặc bên phải, mà tà khí lại hoãn, chính khí thì cấp, vì vậy chính khí dẫn tà khí vào thành ra chứng oa tà, bất toại». Điều này cho thấy do mạch lạc trống rỗng, phong tà bắt đầu từ phần biểu vào phần lý gây nên chứng oa tà, bất toại. Trường hợp này tuy có phần nào do bên trong hư yếu nhưng cần chú trọng đến ngoại phong. + Hỏa Thịnh: Do Lưu Hà Gian đề xướng. Ông cho rằng trúng phong vốn do hỏa của Tâm quá thịnh, thận thủy suy yếu. Thận hư không ức chế được hỏa gây nên âm hư dương thịnh, hư hỏa bốc lên trên che lấp tâm thần khiến cho người bệnh ngã lăn ra bất tỉnh. Trương Bá Long lại cho rằng do hỏa của Tâm và Can quá thịnh làm cho khí huyết bốc lên gây ra chứng ‘thốt trúng’. + Nội Phong: Diệp Thiên Sỹ cho rằng trúng phong là do dương khí trong cơ thể biến động vì Can là tạng thuộc phong, nếu tinh huyết suy kém, thủy không nuôi được mộc, mộc không tươi tốt, cho nên phần dương của can thịnh, khiến cho nội phong bốc lên gây ra chứng trúng phong. Hoặc do Can âm suy, huyết bị táo sinh ra nhiệt, nhiệt làm phong dương bốc lên che lấp các khiếu của lạc mạch, gây nên chứng trúng phong. + Thấp Đờm: Do Chu Đan Khê khởi xướng. Ông dựa vào địa lý cho rằng: «Miền tây bắc khí hậu lạnh thì bị trúng phong là thực chứng, miền Đông Nam khí ôn mà đất nhiều thấp, nếu bị trúng phong thì không phải là phong mà đều do thấp sinh ra đờm, đờm sinh nhiệt, nhiệt sinh phong. Chủ yếu là ở thấp tà. Trong trường hợp trúng phong, tuy đờm không phải là nguyên nhân chính nhưng hầu hết đều có dấu hiệu của đờm (khò khè, sùi bọt mép…), do hỏa của Tâm và Can thịnh, tân dịch bị nung đốt hóa thành đờm gây nên bệnh. + Khí Hư: thường có liên hệ với tuổi tác và thể chất của người bệnh. Chu Đan Khê cho rằng «Trúng phong không phải do phong tà từ bên ngoài vào mà do khí ở trong người tự gây nên bệnh». + Do Chính Khí Suy Yếu: Người lớn tuổi, người vốn suy nhược, người bệnh lâu ngày khí huyết bị suy tổn, nguyên khí bị hao tổn, não mạch không được nuôi dưỡng, khí hư không đủ sức để vận hành huyết, huyết khó lưu thông làm cho mạch máu ở não bị ứ trệ không thông, âm huyết suy yếu không ức chế được dương, nội phong bốc lên, hợp với đờm trọc, ứ huyết làm che lấp thanh khiếu gây nên bệnh. . Do Lao Lực Nội Thương: Lao nhọc quá độ sẽ khiến cho dương khí bốc lên, dẫn đến phong dương bị động. Nội phong động thì hỏa sẽ bốc lên. Hoặc kèm đờm, ứ huyết che lấp thanh khiếu, mạch lạc. Do Can dương bốc lên, khí huyết vọt mạnh lên gây nên trúng phong, bệnh thường nặng. . Do Tỳ Mất Chức Năng Kiện Vận, đờm sinh ra ở bên trong: Ăn uống thức ăn ngọt, béo, uống rượu… làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ mất chức năng vận hóa thì sẽ sinh ra đờm, đờm uất lâu ngày hóa thành nhiệt, đờm nhiệt cùng hợp nhau uất trệ ở kinh mạch, bốc lên che lấp thanh khiếu. Hoặc do Can vốn vượng, khí cơ uất kết, làm tổn thương Tỳ thổ (Can khí phạm Vị), đờm trọc sẽ sinh ra. Hoặc Can uất hóa hỏa, nung đốt tân dịch thành đờm, đờm uất kết lại, xâm nhập vào kinh mạch gây nên bệnh. Vì vậy sách ‘Đan Khê Tâm Pháp – Trúng Phong’ viết: “Thấp thổ sinh đờm, đờm sinh nhiệt, nhiệt sinh phong vậy”. . Do Ngũ Chí Bị Tổn Thương, tình chí quá mức: Thất tình (bẩy loại tình chí) không điều hòa, Can mất chức năng điều đạt, khí bị uất trệ, huyết không thông hành, ứ kết ở não mạch. Giận dữ quá làm tổn thương Can làm cho Can dương bộc phát lên. Hoặc Tâm hỏa quá thịnh, phong và hỏa hợp với nhau, huyết bị uất, khí nghịch lên, đưa lên não. Tình chí thất thường đều có thể làm cho khí huyết nghịch lên não gây ra trúng phong. Thường gặp nhiều nơi người giận dữ quá. Ngoài ra có những trường hợp trúng phong do ngoại tà bên ngoài gây nên. Thí dụ như trường hợp phong tà bên ngoài nhân cơ hội cơ thể suy yếu, xâm nhập vào kinh lạc, làm cho khí huyết bị ngăn trở, cơ nhục, gân mạch không được nuôi dưỡng. Hoặc do ngoại tà làm cho đờm thấp bốc lên, làm ngăn trở kinh lạc gây nên. Những trường hợp này, người xưa gọi là Trực Trúng. Tóm lại, Trúng phong xẩy ra thường do khí hậu thay đổi, lao nhọc quá mức, tình chí bị kích thích, bị Tóm lại, Trúng phong xẩy ra thường do khí hậu thay đổi, lao nhọc quá mức, tình chí bị kích thích, bị Biện Chứng Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ khi bàn về chứng trúng phong chủ yếu phân ra nặng nhẹ, nông sâu để phân biệt. Trương Trọng Cảnh cho rằng: «Tà ở lạc thì da thịt bị tê, tà ở đường kinh thì nặng nề, tà vào phủ thì hôn mê bất tỉnh, tà vào tạng thì lưỡi cứng khó nói, sùi bọt mép». Sau này, các sách cũng theo cách phân chia này để dễ trình bầy. Tuy nhiên dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể phân làm hai trường hợp sau: - Chứng Bế: Hai tay nắm chặt, hàm răng cắn chặt, thở khò khè như kéo cưa, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hồng, Sác, Huyền là Chứng Bế loại dương chứng. Nếu nằm yên, không vật vã, thở khò khè, rêu lưỡi trắng trơn mà có nhớt, mạch Trầm Hoãn, là Chứng Bế loại âm chứng - Chứng Thoát: Mắt nhắm, miệng há, thở khò khè, tay chân duỗi ra, nặng thì mặt đỏ, mồ hôi ra thành giọt, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Vi, Tế, muốn tuyệt. Đây là dấu hiệu dương khí muốn thoát, bệnh tình rất nguy hiểm. Nguyên Tắc Điều Trị Trúng phong là chứng cấp, xẩy ra đột ngột, vì vậy, phải chữa ngọn (tiêu) trước. Chú trọng đến việc khứ tà. Thường dùng phép bình Can, tức phong, thanh hóa đờm nhiệt, hóa đờm, thông phủ, hoạt huyết, thông lạc, tỉnh thần, khai khiếu. Thường phân ra chứng bế và thoát để dễ xử lý. Bế chứng: khứ tà, khai khiếu, tỉnh thần, phù chính. Thoát chứng: cứu âm cố dương. Đối với chứng ‘nội bế ngoại thoát’ nên phối hợp khai khiếu, tỉnh thần với phù chính cố bản. Khi điều trị di chứng, thường thấy hư thực lẫn lộn, tà thực chưa giải hết đã thấy xuất hiện hư chứng, nên phù chính, khứ tà, thường dùng phép dục âm, tức phong, ích khí, hoạt huyết. Triệu Chứng Trên lâm sàng thường gặp các chứng sau: + Phong Đờm Ưù Huyết Trở Trệ Lạc Mạch: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi lệch, lưỡi cứng, nói khó, nửa người giảm cảm giác, đầu váng, hoa mắt, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt hoặc trắng nhờn, mạch Huyền Hoạt. Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, thông lạc. Dùng bài Hóa Đờm Thông Lạc Thang. (Bán hạ, Phục linh, Bạch truật kiện Tỳ, hóa thấp; Đởm nam tinh, Thiên trúc hoàng thanh hóa đờm nhiệt; Thiên ma bình Can, tức phong; Hương phụ sơ Can lý khí, điều sướng khí, giúp cho Tỳ vận hóa thấp. Hợp với Đan sâm để hoạt huyết, hóa ứ; Đại hoàng thông phủ, tả nhiệt, lương huyết, quét sạch đờm nhiệt tích trệ bên trong. Nếu huyết ứ nhiều, lưỡi tím tối hoặc có điểm ứ huyết, thêm Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết, hóa ứ. Rêu lưỡi vàng nhớt, phiền táo không yên, có dấu hiệu của nhiệt thêm Hoàng cầm, Chi tử để thanh nhiệt, tả hỏa. Đầu váng, đầu đau thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo để bình Can, tức phong. + Can Dương Thịnh, Phong Hỏa Bốc Lên: Liệt nửa người, mửa người tê dại, lưỡi cứng, khó nói hoặc không nói được, hoặc miệng méo, chóng mặt đau đầu, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng đắng, họng khô, tâm phiền, dễ tức giận, nước tiểu đỏ, táo bón, rêu lưỡi đỏ hoặc đỏ tím, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền có lực. Điều trị: Bình Can, tả hỏa, thông lạc. Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm. [...]... tráng, rất công hiệu (Cảnh Nhạc Toàn Thư) Trúng phong cấm khẩu:, hàm cứng không há được: châm Thủy câu, Giáp xa (Châm Cứu Trích Anh Tập) Thiên phong, tay chân tê mất cảm giác:, co duỗi khó khăn: cứu Thủ tam lý, có thể cứu Uyển cốt (Cứu Pháp Bí Truyền) Trúng phong tay chân ngứa, không cầm được vật: dùng huyệt Thân mạch, Nhu hội, Uyển cốt, Hợp cốc, Hành gian, Phong thị, Dương lăng tuyền (Châm Cứu Đại... trì, Phong phủ, á hội, Can du, Tỳ du, Phong long, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Bể quan, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Liêm tuyền Phong trì, Can du, Tỳ du, Phong long, châm cả hai bên, các huyệt khác châm bên bệnh Mỗi lần lưu kim 30 phút, cứ 5 phút vê kim một lần 5 ngày là một liệu trình Nghỉ 5 ngày lại châm tiếp Liệu trình 1: ngày châm một lần, liệu trình 2 cách ngày châm một lần (Phong. .. lạc Khí huyết vận hành không bị ngăn trở, tay chân, cơ nhục được nuôi dưỡng thì bệnh sẽ khỏi) (Bị Cấp Châm Cứu) Âm Hư Phong Động: Tư âm, tức phong, hoạt huyết, thông lạc Châm huyệt Thận du, Phục lưu, Thái xung, Phong trì, Tam âm giao, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Bể quan, Túc tam lý, Tuyệt cốt, Liêm tuyền 5 huyệt trước, châm cả hai bên, các huyệt còn lại châm bên bệnh Châm bổ Mỗi lần... nguyên, điều bổ Can Thận; Phong trì là huyệt phối hợp bên trên để làm cho hư phong khỏi bốc lên gây chóng mặt Các huyệt cục bộ có tác dụng vận hành khí huyết, sơ thông kinh lạc, âm huyết nuôi dưỡng được cơ thể, sẽ hết bị co rút, tê dại sẽ hết) (Bị Cấp Châm Cứu) + Phong Trúng Tạng Phủ Bế Chứng: Khải bế, khai khiếu Châm các huyệt Nhân trung, Thập nhị tỉnh, Hợp cốc, Thái xung, Phong long (Thập nhỉ tỉnh... Trúng Phong + Phong Trúng Kinh Lạc Sơ thông kinh lạc, điều hòa khí huyết Châm huyệt Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Tuyệt cốt, Giải khê, Côn lôn (Dương chủ vận động, điều khiển vận động của cơ thể, chân tay, bệnh ở phần dương, vì vậy chọn huyệt ở các đường kinh dương ở tay và chân Kinh Dương minh nhiều khí nhiều huyết Khí huyết của kinh dương minh vận hành. .. chính khí mạnh lên thì tà khí sẽ bị trừ, bệnh sẽ khỏi) (Bị Cấp Châm Cứu) Đờm Nhiệt Phủ Thực: dùng phép Thanh tả đờm nhiệt, thông phủ, hoạt lạc Dùng các huyệt Trung quản, Thiên xu, Phong long, Hợp cốc, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Bể quan, Túc tam lý, Ủy trung, Côn lôn, Liêm tuyền Huyệt Thiên xu và Phong long châm hai bên, các huyệt khác châm bên bệnh, dùng phép tả Mỗi lần lưu kim 30... lạc, bình can tức phong Trị di chứng trúng phong (tai biến mạch máu não) Đã trị 117 ca Kết quả khỏi 63, bớt nhẹ 34, kết quả ít 13, chuyển biến tốt, không kết quả 4 Đạt tỉ lệ 96,6% + Thông Lạc Hoạt Huyết Thang (Trung Y Tạp Chí 1986, 4): Đương quy vĩ, Nhũ hương, Một dược, Đào nhân, Cam thảo đều 10g, Kê huyết đằng 30g, Đan sâm 20g, Hồng hoa 15g Sắc uống TD: Hoạt huyết, thông lạc Trị trúng phong Kinh nghiệm... điều hòa khí huyết (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học) Sách ‘Bị Cấp Châm Cứu’ còn chia ra các loại sau: Can Dương Thượng Cang: Bình Can, tiềm dương, thông kinh hoạt lạc Dùng huyệt Thái xung, Hợp cốc, Phong trì, Phong phủ, Bá hội, Liêm tuyền, Kiên ngung, Khúc trì, Hoàn khiêu, Bể quan, Túc tam lý Thái xung, Hợp cốc, châm cả hai bên, các huyệt khác châm bên bệnh, dùng phép tả Mỗi lần lưu kim 30 phút, cứ... hợp với Phong long có thể thanh tả đờm nhiệt ở vị trường, làm thông khí ở phủ, tiêu trệ, thông tiện Liêm tuyền là huyệt giao hội của mạch nhâm và Âm duy, có tác dụng khai khiếu, trừ đờm, làm thông lưới, họng Các huyệt còn lại thuộc 3 kinh dương, có tác dụng sơ thông kinh mạch, điều hòa khí huyết) (Bị Cấp Châm Cứu) Phong Đờm Trở Kết: dùng phép khứ phong, cổn đờm,hoạt huyết, thông lạc Dùng huyệt Phong. .. nằm ở giữa rốn, là chỗ của chân khí, dùng huyệt này để cố thoát (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học) Phong Hỏa Tế (che) Khiếu: Tiết hỏa, tức phong, bình Can, khai khiếu Châm Dũng tuyền, Thủy câu (Nhân trung), Thập nhị tỉnh huyệt, Thái xung, Hợp cốc Châm tả 12 huyệt Tỉnh châm ra máu Liên tục vê kim cho đến khi tỉnh (Bệnh này do Can hỏa uất trệ, Can dương bộc phát, khí huyết nghịch lên trên gây nên, vì vậy . BỆNH HỌC THỰC HÀNH TRÚNG PHONG (Epolepsy – Epolepsie) Trúng phong là trạng thái đột nhiên bất tỉnh, đồng thời có thể xuất hiện. là Trực Trúng. Tóm lại, Trúng phong xẩy ra thường do khí hậu thay đổi, lao nhọc quá mức, tình chí bị kích thích, bị Tóm lại, Trúng phong xẩy ra thường do khí hậu thay đổi, lao nhọc quá mức,. nên bệnh. + Khí Hư: thường có liên hệ với tuổi tác và thể chất của người bệnh. Chu Đan Khê cho rằng Trúng phong không phải do phong tà từ bên ngoài vào mà do khí ở trong người tự gây nên bệnh .

Ngày đăng: 09/07/2014, 12:20

Xem thêm: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TRÚNG PHONG (Epolepsy – Epolepsie) pot

TỪ KHÓA LIÊN QUAN