Tính năng và tác dụng của lô hội PGS. TS. Nguyễn Thị Bay I. Hình thái sinh học cây lô hội - Tên gọi: lô hội (LH), nha đam, lưỡi hỗ, long tu có hơn 200 loài Việt Nam, thường gặp là Aloa Ferox, miền Bắc có Aloe Perfoliatab L. - Aloe Vera, Aloe Barbadebsis, Aloe Vulgaris Lamk. - Là thân cây hóa gỗ, ngắn, to, thô, lá không cuống, mọc thành vành rất khít, dầy, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa, thô cứng và thưa, lá dài 30 – 50cm, rộng 5 – 10cm, dày 1–2cm. Hoa tự mọc thành chùm. Quả hình trứng. - Cắt ngang là LH tiết ra chất nước cốt màu hơi vàng vị đắng có tác dụng như thuốc tẩy. - Lớp trong ruột của lá trong suốt như thạch, mềm, không đắng, gọi là chất Gel hoặc nhày, đây là thành phần quan trọng nhất của Lô hội. - Độ dinh dưỡng tốt nhất là khoảng 2 – 3 năm. II. Thành phần hóa học - Tinh dầu: màu vàng, cho mùi đặc biệt của LH. - Polysaccharides: Cellulose, Glucose, L-rhamnose. - Antraglucoside: Aloin là hoạt chất chủ yếu, có vị đắng, có tác dụng tẩy xổ, giải độc cho cơ thể. - Prostaglandin: giúp chống viêm nhiễm dị ứng. - Khoáng chất:Calci, Phospho, Đồng, Titanium… - Vitamin: A, B1, B5, B6, B12, acid folic, C, E… - Amino – acid: Lysine, Isoleucin, Phenylalanin… - Enzymes: Oxidase, Amylase, Catalase, Lipase… III. Quá trình sử dụng cây LH Từ 1700 năm trước Công nguyên, con người đã biết sử dụng cây LH để trị bá bệnh như: da, lành vết thương. Sau đó, người ta đã dần dần phát hiện thêm nhiều tác dụng chữa bệnh khác của cây LH: - 1930 – 1940: trị phỏng, mịn da, tăng cường sức khỏe. - 1960 – 1970: trị loét dạ dày, làm lành các vết thương. - 1981: Hội đồng Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ: Bảo vệ các viện bào chế các sản phẩm LH. - 1986: hành loạt các sản phẩm được tổng hợp từ LH. IV. Dược tính và tác dụng dược lý của cây LH 1. Dược tính theo Y học Cổ truyền - LH có vị đắng, tính hàn. - Vào 4 kinh: can, tỳ, vị, đại tràng. - Có tác dụng thông đại tiện, mát huyết, hạ nhiệt. - Kinh nghiệm trị cam tích, kinh giản trẻ em, trị táo bón, ăn uống không tiêu, giúp tiêu hóa, đắp ngoài trị phỏng, rôm sảy, lác… 2. Dược tính theo Y học Hiện đại - Liều nhỏ (0,05 – 0,10g): có tác dụng bổ, giúp sự tiêu hóa, kích thích nhẹ niêm mạc ruột không cho cặn bã ở lâu trong ruột. - Liều cao (4 – 5g): có tác dụng đẩy mạnh, nhưng tác dụng chậm, gây sự xung huyết nhất là ở ruột già, có tác dụng sau 10 – 15 giờ, phần mềm nhão, không lỏng. 3. Tác dụng dược lý theo Y học Hiện đại a. Làm lành vết thương: LH có chứa nhiều khoáng chất như Calci, Potassium, Kẽm… có chứa nhiều vitamin C và E. Các chất này là tiền chất cơ bản để đẩy nhanh tiến trình làm lành da. Calci giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh và mô cơ, nó cũng là chất xúc tác chính trong tất cả các quá trình chữa lành vết thương. b. Chống viêm nhiễm dị ứng: LH có tác dụng làm lành vết đứt, vết loét, vết phỏng hay vết sưng do côn trùng cắn đốt trên da vì nó có chứa những hợp chất hữu cơ gồm vitamin, các hormon, chất Magnesium lactate… có tác dụng ức chế phản ứng Histamin, ức chế và loại trừ Bradykinin là những thành phần gây phản ứng dị ứng và viêm. c. Chống sự lão hóa tế bào: - LH có chứa Calci có liên quan đến tân dịch trong tế bào cơ thể, duy trì sự cân bằng giữa trong và ngoài tế bào, tạo ra các tế bào khỏe mạnh. - LH có chứa 17 amino – acid cần thiết để tổng hợp protein và mô tế bào. - LH có chứa các chất khoáng như Calci, Phospho, Đồng, Sắt, Magne, Potassium, Sodium… là các yếu tố cần thiết cho sự trao đổi chất và các hoạt động của tế bào. d. Giải độc cho cơ thể: - LH có chứa Potassium cải thiện và kích thích chức năng gan, thận, hai cơ quan chủ yếu của việc loại trừ chất độc trong cơ thể. - LH có chứa Uronic acid, loại trừ chất độc trong tế bào. - LH có phần chất xơ cuốn sạch các thành phần chất thải nằm kẹt trong các nếp gấp của ruột. e. Sinh năng lượng và dinh dưỡng: - LH có chứa Vitamin C thúc đầu quá trình trao đổi chất, sinh năng lượng cần thiết, và duy trì hoạt động miễn dịch giúp phòng được nhiều bệnh. - LH có chứa các amino – acid để tạo protein giúp hình thành tế bào và mô. - LH chứa các Enzym cần thiết để phân giải các chất đường, đạm và béo trong dạ dày và ruột. f. Vai trò tá dược: - LH có chứa chất Lignin, là chất giúp thấm sâu và luân chuyển cùng với các yếu tố khác mà nó liên kết, đây là lý do nhiều sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm pha trộn với LH. - LH còn có polysaccharide, các chất khoáng, vitamin, amino acid… cùng với chất Lignintẩy sạch tế bào chết, kích thích tái sinh tế bào mới, và dinh dưỡng cho da. V. Các ứng dụng điều trị trong lâm sàng - Trị táo bón: bột LH, cao mật bò, bột cam thảo và tá dược; hay dùng: LH tươi 100g, đậu xanh cả vỏ 20g, đường cát 50g nấu ăn. - Trị đau lưng: LH tươi 50g, đậu đen 50g, đường cát 100g nấu ăn. - Trị mụn nhọt - Abces: giã nhuyễn cả lá lẫn vỏ đắp lên vùng sưng đỏ. - Trị rôm sảy mụn: lấy nước cốt LH tươi thoa lên vùng da bệnh. VI. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng cây LH - LH tươi dùng ngoài không hạn chế. - LH tươi dùng nấu ăn tùy lượng. - LH dùng làm thuốc: thích hợp cho người có thể tạng nhiệt, đối với người có thể tạng hàn (tiêu chảy, sợ lạnh, đau bụng)… phải thận trọng khi dùng. - Trẻ em: phải thận trọng, chỉ dùng liều bằng ¼ người lớn. . Tính năng và tác dụng của lô hội PGS. TS. Nguyễn Thị Bay I. Hình thái sinh học cây lô hội - Tên gọi: lô hội (LH), nha đam, lưỡi hỗ, long tu có hơn. hợp từ LH. IV. Dược tính và tác dụng dược lý của cây LH 1. Dược tính theo Y học Cổ truyền - LH có vị đắng, tính hàn. - Vào 4 kinh: can, tỳ, vị, đại tràng. - Có tác dụng thông đại tiện,. màu hơi vàng vị đắng có tác dụng như thuốc tẩy. - Lớp trong ruột của lá trong suốt như thạch, mềm, không đắng, gọi là chất Gel hoặc nhày, đây là thành phần quan trọng nhất của Lô hội. - Độ