Lớp Chân thùy Scaphopoda Hoá thạch tìm thấy của các đại diện thuộc lớp này xuất hiện muộn hơn khoảng 450 triệu năm, lớp này có khoảng 300 loài.. Cơ thể đối xứng 2 bên, vỏ dạng ống nhỏ d
Trang 1Lớp Chân thùy (Scaphopoda)
Hoá thạch tìm thấy của các đại diện thuộc lớp này xuất hiện muộn hơn (khoảng 450 triệu
năm), lớp này có khoảng 300 loài
Cơ thể đối xứng 2 bên, vỏ dạng ống nhỏ dần về phía một đầu và thủng cả 2 đầu
Chân thùy sống chui rúc trong bùn Đầu và chân thò ra ngoài qua lỗ lớn của vỏ, chân có dạng
Trang 2thùy (lưỡi xẻng) Đầu kém phát triển, không có mắt, có 2 thùy bên kéo dài, trên mỗi thùy có
nhiều tua bắt mồi hình sợi Xoang miệng có hàm
và lưỡi gai Không có mang, nhiệm vụ hô hấp
do vạt áo đảm nhận Trao đổi nước qua lỗ nhỏ của ống vỏ Hệ tuần hoàn tiêu giảm (không có mạch máu, tâm nhĩ) Thận không thông với
xoang bao tim Hệ thần kinh đầy đủ các hạch như não, hạch bên, hạch chân và hạch nội tạng (hình 6.23A)
Trang 3Chân thùy sống chui rúc trong bùn, đơn tính, thụ tinh ngoài, hình thành ấu trùng trochophora sau
đó chuyển thành ấu trùng veliger giống như
động vật chân rìu Lúc đầu có 2 tấm vỏ, sau đó
2 tấm dính với nhau ở mặt bụng và biến đổi
thành vỏ dạng ống của trưởng thành Chân thùy vừa có đặc điểm của động vật chân rìu (ấu trùng
có 2 mảnh vỏ, phần đầu tiêu giảm cùng sơ đồ
Trang 4hệ thần kinh) lại vừa có đặc điểm của chân bụng (phần thân cao, tuyến sinh dục lẻ, có lưỡi gai )
Ở vùng biển Việt Nam 18 loài chân thùy, phổ biến ở vịnh Bắc Bộ có loài Dentalium
hexagonum dài khoảng 5cm
Hương Thảo (theo giáo trình ĐVKXS)