+ Ở côn trùng có cánh thì phát triển có biến thái, nghĩa là sâu non mới nở không giống với dạng trưởng thành.. Tuỳ theo mức độ biến thái mà chia ra: Biến thái không hoàn toàn và biến thá
Trang 1Đặc điểm phát triển ở
Côn trùng
Phát triển phôi: Trứng côn trùng là trứng trung
noãn hoàng nên phân cắt bề mặt Trong quá trình phát triển phôi có hình thành màng ngoài
và màng trong tạo thành xoang bao phôi che chở cho phôi khỏi bị khô và va chạm Đến cuối giai đoạn phôi, đã có hiện tượng phân đốt và hình thành phần phụ ở phần đầu và phần ngực, còn phần bụng chỉ là mầm phần phụ, có thể tiêu biến hay biến đổi sau này
Trang 2Phát triển hậu phôi: Có 3 kiểu phát triển hậu phôi:
+ Ở côn trùng không có cánh thì phát triển trực tiếp, không có biến thái Con non có những nét
cơ bản giống với trưởng thành, chưa có đủ số đốt bụng, sau lần lột xác thứ nhất mới đầy đủ + Ở côn trùng có cánh thì phát triển có biến thái, nghĩa là sâu non mới nở không giống với dạng trưởng thành Tuỳ theo mức độ biến thái mà chia ra: Biến thái không hoàn toàn
và biến thái hoàn toàn:
Biến thái không hoàn toàn: Thường gặp ở côn
trùng có cánh thấp như các bộ Cánh thẳng, Chuồn chuồn, Phù du, Cánh nửa, Cánh đều, Cánh da, Cánh giống Vòng đời có 3 pha phát triển là trứng, thiếu trùng và trưởng thành Sâu non mới nở ra khá giống với trưởng thành và được gọi là thiếu trùng (ví dụ như chưa có cánh,
Trang 3chưa đủ số đốt, chưa có hệ sinh dục thứ cấp.) Sau một số lần lột xác (trung bình 4 - 5 lần) để hoá trưởng thành (hình 9.48)
Biến thái hoàn toàn: Thường gặp ở các bộ Cánh
cứng, Cánh vảy, Cánh màng, Hai cánh Vòng đời có 4 pha phát triển là trứng, ấu trùng, nhộng
và trưởng thành
Trang 4Ấu trùng nở ra từ trứng khác hẳn trưởng thành
về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học Ví dụ như ấu trùng bướm ăn lá cây, có phần phụ kiểu nghiền, còn bướm thì hút mật hoa, có phần phụ miệng hút Từ ấu trùng để đến được giai đoạn trưởng thành, ấu trùng phải lột xác nhiều lần và trải qua pha phát triển mới là nhộng
Pha ấu trùng của côn trùng biến thái hoàn toàn thường có hình dạng khác nhau với 3 đôi chân ngực và có thêm một số đôi chân ở phần bụng
Trang 5(ấu trùng bộ Cánh vảy) hay tiêu giảm hoàn toàn (ấu trùng bộ Hai cánh) Trên bề mặt cơ thể thường có các gai, lông và màu sắc rất khác nhau Dựa vào hình dạng ngoài có thể chia thành các kiểu như sâu non dạng dòi (bộ Hai cánh), dạng bướm (bộ Cánh vảy), dạng Campo (bộ Ba đuôi), dạng bắp cày (cà niễng, bọ rùa), dạng bọ hung (bọ hung, bọ vừng), dạng sâu non Cyclops (tương tự như giáp xác chân kiếm) Pha nhộng của côn trùng biến thái hoàn toàn được chia là các dạng khác nhau dựa vào đặc điểm hình thái
Thường gặp hai dạng nhộng chính là nhộng hở
và nhộng kín Nhộng kín là có các phần phụ dính sát vào cơ thể và có một màng mỏng bao bọc bên ngoài Nhộng hở hay nhộng tự do, các phần phụ của cơ thể nằm tự do, không dình sát vào cơ thể và không có màng bao bọc
Trang 6Nhộng là giai đoạn đặc trưng của biến thái hoàn toàn, đây không phải là giai đoạn tĩnh mà là sự biến đổi rất lớn Là quá trình tiêu mô của giai đoạn ấu trùng và sinh mô mới của giai đoạn trưởng thành nghĩa là xây dựng lại toàn bộ cấu trúc cơ thể của dạng trưởng thành từ các tế bào đĩa mầm Mỗi giai đoạn phát triển của côn trùng biến thái hoàn toàn giữ một chức năng chủ yếu của loài Ấu trùng là giai đoạn tích luỹ năng lượng nên chúng ăn rất khoẻ, tham gia tích cực vào quá trình cải tạo đất hay gây hại lớn cho cây trồng Trưởng thành là giai đoạn sinh sản, duy trì nòi giống Pha trưởng thành có nhiều đặc điểm quan trọng, có lối sống phong phú và hoạt động rất tinh tế, thích nghi với cao độ với điều kiện sống của môi trường Đến giai đoạn trưởng thành côn trùng thường không lớn thêm, làm nhiệm vụ duy trì sinh sản Trưởng thành có các đặc điểm như sau:
Trang 7Hiện tượng hai hình (dimorphisme) và nhiều hình (polymorphisme) Qua một năm côn trùng có nhiều thế hệ được hình thành trong các điều kiện khác nhau của môi trường sống do vậy thường có hiện tượng hai hình Ví dụ ở Việt
Nam bướm vàng Terias hecabe về mùa đông có
thêm vân hung đỏ ở mặt dưới cánh Ngoài ra cách trang trí trên cánh cũng rất khác nhau ở dạng mùa hè và mùa đông Hiện tượng nhiều hình là các kiểu hình thái trong cùng một giai đoạn phát triển và chúng có biến đổi hình dạng ngoài nhằm phù hợp với chức năng Ví dụ trong
tổ mối có mối thợ, mối chúa, mối lính
Màu sắc và hình dạng ngụy trang (mimetisme)
là hiện tượng phổ biến của côn trùng trưởng thành Màu sắc ngụy trang có thể là màu sắc tổng quát (hoà lẫn chung với màu sắc chung của môi trường) hay màu sắc đặc trưng (giống màu sắc của môi trường đến chi tiết) Ví dụ như
Trang 8loài bướm lá Kalina inachus phổ biến ở vùng
rừng núi Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá khi đậu rất giống với chiếc lá khô Một số loài côn trùng khác thì có màu sắc báo hiệu hay đe doạ, các màu này rất tương phản và sặc sỡ dễ thấy
Ví dụ như vành đen trên nền đỏ của bọ rùa
Coccinella repanda, màu vàng lẫn với màu đỏ
và màu đen có tác dụng đe doạ rất mạnh của
ong Eumenes
Nhiều loài côn trùng bắt chước hình dạng và màu sắc của các loài có nọc độc để bảo vệ mình như bướm Trochilium apiforme mất vảy trên cánh và bắt chước hình dạng của
ong Vespa crabohay loài bướm Papilio dardanus cái mất đuôi cánh để bắt chước theo 3
loài bướm khác có khả năng miễn dịch (2 loài thuộc giống Amaurius và 1 loài thuộc giống Danais)
Trang 9Hiện tượng đình dục (diapause): Là thời kỳ tạm ngừng hoạt động và sinh trưởng của côn trùng và có thể xảy ra bất cứ pha phát triển nào của côn trùng (trứng, ấu trùng, nhộng hay trưởng thành) Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, gắn liền với
sự thay đổi điều kiện của môi trường như thiếu thức ăn, tăng hay giảm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng Ví dụ ở Việt Nam kén sâu sòi thường đình dục từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ứng với thời gian lá sòi rụng hết, đến đầu tháng 4, lúc cây sòi đâm lộc thì cũng là lúc hoá trưởng thành
Bản năng của côn trùng: Bản năng của côn trùng thực chất là một chuỗi phản xạ không điều kiện được điều khiển bởi thể nấm và rất phức tạp và tinh tế Đặc điểm của bản năng là mang tính di truyền Bản năng thường có tính bền vững, khó thay đổi Các bản năng như xây tổ,
Trang 10giao hoan, phân đàn, chăm sóc con cái, ấp trứng Bản năng đặc biệt phát triển ở côn trùng
có đời sống xã hội, như bản năng xây tổ phổ biến ở các bộ côn trùng Cánh màng (Hymenoptera), Cánh đều (Isoptera) Quá trình xây tổ của ong rất công phu và có nhiều động tác rất "sáng tạo, chính xác và khoa học", hoặc kiến xây tổ trên mặt đất rộng tới 100m2, trông như một pháo đài hay dùng lá để khâu thành một cái tổ rất vững chắc như loài kiến
Oecophylla smaragdina (chúng sử dụng con
non nhả tơ làm guồng chỉ, khâu 2 mép lá cây làm tổ) Bản năng chăm sóc con cái khá phổ biến ở côn trùng và có nhiều hình thức như chọn nơi đẻ trứng thích hợp, chuẩn bị sẵn thức
ăn cho con non là các loài côn trùng ký sinh; ong mật dự trữ mật và phấn hoa cho con non; tò
vò chuẩn bị thức ăn tươi; bọ hung chuẩn bị phân tươi trước khi đẻ trứng Tập tính
Trang 11"bắt nô lệ" của kiến Polyergus
ruescens được hình thành do kiến thợ của loài
này ngoài khả năng giao chiến thì không biết làm gì khác và có thể chết đói ngay bên cạnh thức ăn Loài kiến trồng trọt Mesor barbarus thường chọn các hạt giống tốt mang đi
cất (một tổ có tới hơn nửa kilôgam hạt và và tới
35 loại hạt giống khác nhau) Các giống kiếnAtta và Acromyrmex có khả năng nhân giống nấm mà chúng thích ăn và chúng có thể gìn giữ giống này để nhân giống sau này cho thế hệ con Giống kiến Lasius thích hút chất lỏng mà rệp cây sau khi hút và sử dụng đã thải
ra (bao gồm chất đường và chất béo) nên có tập tính nuôi các loài rệp này như để "vắt bò sữa"
Hương Thảo