Động vật không xương sống ( phần 4 ) Đặc điểm phát triển và sinh thái Ngành Nửa dây sống Đặc điểm phát triển - Trứng ít noãn hoàng, phân cắt hoàn toàn và đều. - Hình thành ấu trùng tornaria, có hình dạng giống với ấu trùng của động vật Da gai (ấu trùng bipinnaria của Sao biển): Có vành tiêm mao quanh thân, có hạch thần kinh đỉnh và 2 mắt. Sinh thái Sun giải thường sống ở đáy bờ biển, đào đường hầm chữ U trong cát hay bùn để giấu thân. Thức ăn là các chất cặn bã hữu cơ lẫn trong bùn, cát. Cấu tạo nội quan Ngành Nửa dây sống Thể xoang Thể xoang gồm có 3 xoang là xoang vòi, xoang cổ và xoang thân. Trong ống thần kinh lưng ở phần cổ có một xoang hẹp có thể xem như tương đồng với xoang thần kinh của ống thàn kinh ở động vật Dây sống. Dây sống Ở gốc vòi có một nếp gấp của thành ruột, nguồn gốc từ nội bì, được xem là mầm dây sống nhưng không phát triển. Cơ quan tiêu hoá Cấu tạo còn đơn giản: Lỗ miệng nằm ở mặt bụng, giữa ranh giới của vòi và cổ, dẫn đến hầu. Hầu có nhiều khe mang thông trực tiếp ra ngoài ở mặt lưng con vật. Trên khe mang có nhiều mạch máu, sự trao đổi khí xảy ra ở đây. Sau hầu là ruột chính thức hình ống, tận cùng ruột là hậu môn nằm ở cuối thân. Hai bên phần ruột có nhiều đôi túi gan. Quá trình tiêu hoá và hấp thụ xảy ra chủ yếu ở ruột. Cơ quan tuần hoàn Hệ tuần hoàn của nửa dây sống là hệ tuần hoàn hở và có cấu tạo đơn giản: Bao gồm một mạch máu lưng đi ra từ túi tim nằm ở gốc vòi và một mạch máu bụng. Máu vận chuyển từ túi tim theo mạch máu lưng ở trên ruột đi về phía trước, sau đó dồn vào một mạng lưới khoang mạch. Máu theo mạch máu bụng đổ vào khe ở giữa các cơ quan. Máu có màu. Hệ thần kinh và cảm giác - Hệ thần kinh gồm dây thần kinh lưng và dây thần kinh bụng, nối với nhau bởi vùng thần kinh ở cổ. Mầm của xoang thần kinh chính là các xoang nhỏ nằm ở phần gốc thần kinh ở mặt lưng. - Các tế bào cảm giác nằm rải rác trên biểu bì, tập trung nhiều ở vùng vòi. Các xúc tu ở miệng là cơ quan cảm giác hoá học. Sun giải đã có các tế bào cảm giác ánh sáng. Cơ quan bài tiết Còn đơn giản, gồm 2 đôi đơn thận thông với đôi khe mang thứ nhất. Cơ quan sinh dục Cấu tạo gồm nhiều đôi túi sinh dục nằm ở hai bên ruột, phía trước thân. Tuy là động vật phân tính nhưng tuyến sinh dục đực và cái giống nhau. Sản phẩm sinh dục được thải ra ngoài theo ống dẫn ngắn. Thụ tinh ngoài. Phần lớn Sun giải sinh sản hữu tính. Một số ít loài sinh sản vô tính bằng cách đâm chồi hay cắt ngang thân. Sun giải còn có khả năng tái sinh lớn, nếu cắt ngang thân con vật thành nhiều khúc thì một khúc sẽ hình thành một cá thể mới. Phát sinh chủng loại của động vật da gai 1. Động vật da gai hoá thạch Các dẫn liệu về hoá thạch cho thấy động vật da gai vốn là nhóm có đối xứng 2 bên và cấu tạo đối xứng toả tròn của phần lớn động vật da gai hiện sống chỉ là hiện tượng thứ sinh. Mặt khác sự phân cắt trứng phóng xạ, hình thành thể xoang theo kiểu lõm ruột chứng tỏ động vật da gai có quan hệ gần gũi với các nhóm động vật có miệng thứ sinh khác. Động vật da gai xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của trái đất. Từ đầu kỷ Cambri đã xuất hiện động vật da gai đầu tiên. Có nhiều lớp hiện nay đã tuyệt chủng như lớp Ophiocistia (Phân ngành Eleutherozoa), các lớp Carpoidea, Blastoidea, Edrioasteroidea (phân ngành Pelmalthozoa). Còn các đại diện hiện sống đã trải qua một thời kỳ phát triển địa chất rất lâu dài. 2. Nguồn gốc và tiến hoá Thật khó khăn để xác định vị trí của động vật da gai nếu không dựa vào đặc điểm phát triển của động vật da gai hiện sống và đặc điểm hình thái của động vật da gai hoá thạch. Ấu trùng có đối xứng 2 bên của tất cả các nhóm động vật da gai hiện sống giúp cho chúng ta hình dung các đặc điểm chính của tổ tiên. Tổ tiên giả thiết có cơ thể đối xứng hai bên 2 bên, bò trên đáy, miệng ở phía trước, hậu môn ở phía sau trên đường bụng, có 3 đôi túi thể xoang và đôi thứ nhất thông với bên ngoài. Tổ tiên này có lẽ cũng là tổ tiên chung của tất cả động vật có miệng thứ sinh (deuterostomia). Bằng chứng là ấu trùng của ngành Nửa dây sống và Có dây sống đều có 3 đôi túi thể xoang ở giai đoạn đầu và hình dạng của ấu trùng mang ruột cũng rất giống ấu trùng dipleurula của động vật da gai (hình 11.24). Có thể cho rằng tổ tiên của động vật da gai đã dùng phần trước (phần đầu) bám vào giá thể. Khởi đầu đặc điểm đối xứng toả tròn thể hiện trên sự sắp xếp tấm xương, sau đó chuyển dần vào cơ quan bên trong như hệ thống ống dẫn nước, thần kinh, tuần hoàn và sau đó là tiêu hoá và sinh dục. Kết quả quá trình này là cơ thể động vật da gai chuyển từ đối xứng 2 bên sang đối xứng toả tròn. Lớp Cầu biển (Cystoidea) là lớp nguyên thuỷ nhất trong ngành, rồi đến các lớp khác trong Pelmathozoa như Nụ biển (Blastoidea) và Huệ biển (Crinoidea) tiến hoá theo hướng hình thành cánh. Trong Eleutherozoa thì Sao biển (Asteroidea), Đuôi rắn (Ophiuroidea) có quan hệ gần gũi với nhau. Hải sâm còn giữ được đặc điểm nguyên thuỷ như có tấm sàng và lỗ sinh dục trên cực miệng, chỉ có 1 tuyến sinh dục, ruột hình ống chứng tỏ chúng rất gần với tổ tiên chung. Cầu gai có vị trí chưa rõ, nhóm động vật cầu gai không đều có cấu trúc cơ thể trở lại đối xứng 2 bên, nhưng có thể là nhóm xuất hiện sau cùng. Do lối sống ít di động, phần lớn động vật da gai hiện nay vẫn có cơ thể đối xứng toả tròn. . Động vật không xương sống ( phần 4 ) Đặc điểm phát triển và sinh thái Ngành Nửa dây sống Đặc điểm phát triển - Trứng ít noãn hoàng, phân cắt hoàn toàn và đều. - Hình thành. 2. Nguồn gốc và tiến hoá Thật khó khăn để xác định vị trí của động vật da gai nếu không dựa vào đặc điểm phát triển của động vật da gai hiện sống và đặc điểm hình thái của động vật da gai hoá. mới. Phát sinh chủng loại của động vật da gai 1. Động vật da gai hoá thạch Các dẫn liệu về hoá thạch cho thấy động vật da gai vốn là nhóm có đối xứng 2 bên và cấu tạo đối xứng toả tròn của phần