Động vật có xương sống ( phần 2 ) Hệ thần kinh của Lớp Chim (Aves) pptx

8 3.3K 5
Động vật có xương sống ( phần 2 ) Hệ thần kinh của Lớp Chim (Aves) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Động vật có xương sống ( phần 2 ) Hệ thần kinh của Lớp Chim (Aves) 1. Não bộ Não bộ của chim lớn hơn bò sát thích nghi với đời sống hoạt động phong phú. Não giữa bé, tiểu não lớn, thích nghi với sự bay. Não bộ uốn khúc rõ ràng, bán cầu não rất lớn, nóc não chim cũng giống như bò sát là vòm não cổ (archipallium), đặc biệt có thể có vân (corpus striatum) là phần dày lên của đáy não. Não trung gian nhỏ, mấu não trên kém phát triển, mấu não dưới lớn. Do bán cầu não và tiểu não lớn nên thuỳ thị giác phát triển ra hai bên. Tiểu não lớn là trung tâm điều khiển hoạt động bay của chim. Chim có 12 đôi dây thần kinh não nhưng đôi XI chưa biệt lập hoàn toàn. Cấu tạo não của chim (theo Đào Văn Tiến) a. Nhìn trên; b. Nhìn bên; c. Nhìn dưới 1. Thuỳ khứu giác; 2. Bán cầu não; 3. Thùy thị giác; 4. Tiểu não; 5. Hành tủy; 6. Mấu não trên; 7. Dây thần kinh thị giác; 8. Mấu não dưới 2. Tủy sống Có phần phình ở phần vùng ngực và vùng thắt lưng. Dây thần kinh tuỷ sống rất phát triển cùng với hệ cơ và hệ cơ quan khác, hai bên cột sống có 2 chuỗi hạch thần kinh, còn vùng vai và vùng hông hình thành các đám rối lớn. Đặc điểm cấu tạo bộ xương Chim (Aves) Đặc điểm nổi bật của bộ xương chim là tất cả các xương đều có cấu tạo chắc, nhẹ và xốp, nhằm thích nghi với sự vận chuyển (bay hay bơi) của chim. 1. Xương sọ Các xương sọ của chim gắn với nhau thành mảng, không còn ranh giới giữa các xương. Sọ của chim có biến đổi cơ bản như sọ nhẹ, hộp sọ lớn, lỗ chẩm ở đáy sọ. Thay thế răng bằng mỏ sừng để làm nhẹ phần đầu khi bay. Hàm dưới là một xương phức hợp gồm một số xương quay quanh 2 xương nhỏ có thể di chuyển được, giúp cho miệng chim mở rộng. Hàm trên gồm xương trước hàm và xương hàm trên, thường gắn với xương trên trán. Một số loài chim như vẹt, hàm trên khớp động với sọ, giúp cho mỏ chim rất linh hoạt khi lấy thức ăn và tạo ra cho nhiều loài chim ăn côn trùng có thể bắt được mồi khi bay. Cấu trúc xương của chim (theo Hickman) Xương xốp, nhẹ nhưng rất chắc, giúp cho chim bay thuận lợi 2. Cột sống Có một số biến đổi nhằm thích nghi với sự bay. Chia làm 4 phần là cổ, ngực, chậu và đuôi. Đốt sống có kiểu lõm khác (heteroxen), đặc trưng cho chim. Đốt sống cổ rất linh hoạt có khoảng 13 - 14 đốt. Phần ngực có 7 đốt, gắn chặt với nhau và gắn chặt với phần chậu. Tất cả các đốt sống ngực đều mang xương sườn, gồm có 2 đoạn là đoạn lưng và đoạn bụng khớp với nhau. Nhờ khớp này mà lồng ngực có thể phồng lên hay xẹp xuống, có tác dụng tốt cho sự hô hấp. Xương mỏ ác có gờ lưỡi hái rất lớn là nơi bám của cơ ngực đập cánh. Phần chậu gồm 13 - 14 đốt, gắn liền với nhau gồm các đốt sống thắt lưng, một số đốt đuôi với đai hông thành bộ xương chậu tổng hợp, làm chỗ dựa vững chắc cho các chi sau. Các đốt sống đuôi cuối cùng gắn liền với nhau thành xương phao câu. 3. Xương chi Bộ xương và vị trí các lông cánh chim (theo Hickman) a. Lông cánh sơ cấp trên xương cổ bàn; b. Lông cánh thứ cấp trên xương tay trụ; c. Ba lông cánh mọc trên ngón cái. 1. Khe lông cánh sơ cấp; 2. Lông cánh sơ cấp; 3. Các ngón tay; 4. X. bàn tay; 5. Ngón tay; 6. x. cổ tay; 7. x. tay (quay - trụ); 8. x. cánh; 9. Ổ mắt; 10. Lỗ mũi; 11. Hàm trên; 12. Hàm dưới; 13. x. vuông; 14. x. đòn; 15. x. quạ; 16. x. bả; 17. cột sống; 18. x. ức; 19. x. sườn; 20. x. mác; 21. x. chày; 22. x. bàn chân; 23 -25. các x. ngón chân; 26. gót; 27. x. đùi; 28. x. ngồi; 29. x. háng; 30. x chậu; 31. Lông vai 3.1 Đai vai Gồm có 3 xương có hình dạng và vị trí thích hợp với sự bay và làm cho chim đập cánh dễ dàng. Xương bả có dạng lưỡi kiếm, nằm phía trên phần gốc xương sườn, song song với cột sống và gắn với xương quạ làm cho đai vai được cố định. Xương quạ to khoẻ, thẳng đứng là chỗ tựa vững chắc cho xương cánh. Xương đòn có một đầu gắn với xương quạ, đầu kia gắn với nhau làm thành chạc. 3.2 Xương chi trước Có những biến đổi quan trọng so với chi 5 ngón điển hình của động vật Có xương sống, cấu tạo nên cánh chim. Tất cả xương của chi trước chỉ ăn khớp theo mặt phẳng để dương cánh hay cụp cánh thuận lợi và vững chắc. 3.3 Đai hông Có cấu tạo thích hợp với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng, xương đai hông không khớp với nhau và phần bụng mở rộng. Xương hông lớn gắn phần chậu với cột sống, xương ngồi gắn với xương hông, xương háng mảnh, dài nằm mép ngoài xương hông. 3.4 Xương chi sau Xương chi sau ít biến đổi hơn xương chi trước, gồm 3 phần là xương đùi, xương ống chân (gồm chày lớn và xương mác nhỏ) và xương bàn chân và các ngón chân. Đáng chú ý là xương đùi nằm sâu vào hai bên hông chim. Xương ống gồm xương chày lớn, xương mác tiêu giảm thành các xương nhỏ. Xương bàn chân chỉ còn lại một xương lớn, tạo thành "giò" chim. Đa số chim có 3 ngón hướng về phía trước, 1 hướng về phía sau. Một số chim trèo có 2 ngón hướng về phía trước, 2 ngón hướng về sau, một số ít loài có 2 ngón. Hình dạng, vỏ da và sản phẩm của da ở Lớp Chim (Aves) 1. Hình dạng cơ thể Mình chim thường hình trứng, cổ dài và mảnh, đàu tròn, nhỏ. Hai chi trước biến đổi thành cánh, bờ sau cánh có hàng lông dài. Chi sau có bàn chân hình trụ (giò), giúp chim di chuyển trên mặt đất, có 4 ngón, 3 ngón hướng về phía trước, 1 ngón hướng về phía sau. 2. Vỏ da và sản phẩm của vỏ da 2.1 Cấu tạo của da Da mỏng, lớp biểu bì (epidermis) mỏng, phân hoá thành 2 tầng: tầng ngoài dày hoá sừng tầng trong mỏng làm thành bao lông của lông vũ. Về sau tầng sừng ở phía ngoài tạo thành các gờ song song. Gờ giữa phát triển thành thân lông của lông bao, còn các gờ khác hình thành râu lông. Khi bao lông vỡ ra, râu lông trải phẳng thành phiến lông. Lớp bì (dermis) có cấu tạo là tổ chức liên kết, có cơ vân, cơ trơn, lớp mỡ, nhiều khe nhỏ chứa khí, túi khí. 2.2 Sản phẩm của da - Tuyến của da tiêu giảm nhiều, chỉ có tuyến phao câu tiết chất nhờn để bôi trơn lông chim làm cho lông không thấm nước. Ngoài ra chất này còn cung cấp vitamin D (chất ergosterol của tuyến phao câu, dưới mặt trời sẽ biến đổi thành vitamin D). - Sản phẩm sừng của da chim chủ yếu là bộ lông vũ, rất nhẹ, bền, có lực đàn hồi lớn, rất quan trọng đối với đời sống của chim, được sinh ra từ biểu bì. Có 3 loại lông chính là lông bao phủ mặt ngoài thân chim, lông nệm lót phía trong lông bao, có thể thay thế lông bao và lông đặc biệt như lông cứng ở mỏ, mắt. Cấu tạo một lông bao điển hình gồm có 2 phần: Phần to rỗng là gốc (calamus) cắm vào da không có phiến lông và phần đặc, thuôn nhỏ là thân lông (rachis) có 2 phiến lông ngoài và trong. Gốc lông có 2 lỗ nhỏ là lỗ lông trên và lỗ lông dưới. Bên trong gốc lông có một sợi hình chuông màu trắng là bấc lông. Đó là di tích mạch máu nuôi lông khi lông đang phát triển. Hai bên thân lông có các sợi lông (rami) mảnh, xếp sít vào nhau thành 2 phiến lông (vexillum), phân thành các lông thứ cấp. Các lông thứ cấp móc vào nhau thành tấm vững chắc. Cấu tạo lông chim (theo Raven) 1. Gốc lông; 2. Thân lông; 3. Sợi lông; 4. Lông tơ - Màu sắc của lông vũ ở chim phụ thuộc vào 2 loại sắc tố là sắc tố đen (melanin - có màu đen, nâu, xám ) và sắc tố tan trong mỡ (lipocrom - màu đỏ, vàng, lục). Sự pha trộn 2 loại sắc tố này và cấu trúc vi mô của lông vũ tạo nên màu sắc rất sặc sỡ của bộ lông ở nhiều loài chim. - Mỏ chim: Bao sừng của xương hàm tạo thành mỏ, luôn được đổi mới nhờ tầng manpighi của biểu bì. - Vảy, móng cựa ở cổ chân, bàn chân và ngón chân. Đặc điểm chung của Lớp Chim (Aves) Lớp Chim có số lượng loài phong phú, có khoảng 8.600 loài, phân bố khắp mọi miền trên Trái Đất. Trên suốt 130 triệu năm tiến hoá theo hướng thích nghi với chuyển vận bay nên tất cả các loài chim hiện đại từ chim ruồi chỉ nặng 1,8g đến đà điểu châu Phi to lớn nặng gần 80kg đều có cấu trúc cơ thể đồng dạng. Hình thái và cấu tạo cơ thể chim có đặc điểm sau. - Cơ thể chim có hình dạng ô van ngắn, chia bốn phần: Đầu, cổ, thân và đuôi. Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh thích nghi để bay. Chi sau biến đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây, đi trên mặt đất và bơi trong nước. Bàn chân 4 ngón. - Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu toàn thân phủ lông vũ, một điều kiện rất cần thiết để cho chim có thể bay được. Chân phủ vảy sừng. - Bộ xương hoàn toàn bằng xương. Tuy nhiên để thích nghi với sự bay, xương có cấu tạo xốp, nhiều khoang khí. Hộp sọ lớn, có một lồi cầu chẩm, xương hàm không có răng chỉ phủ mỏ sừng. Các đốt sống thân có xu hướng gắn lại với nhau, trong khi đó các đốt sống cổ lại khớp với nhau rất linh hoạt. xương sườn nhỏ, xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái. Đai vai và xương chi trước biến đổi thích nghi với sự bay. Đai hông có cấu tạo thích nghi với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng. - Hệ thần kinh phát triển cao: Bán cầu não, thuỳ thị giác và tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ. Não bộ uốn khúc rõ ràng. Có 12 đôi dây thần kinh não. - Giác quan phát triển: Cơ quan thính giác gồm tai trong, giữa và ngoài, có vành tai đơn giản. Cơ quan thị giác phát triển, là bộ phận định hướng khi bay. Khứu giác kém phát triển. - Hệ tuần hoàn khá phát triển: Tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải. Hệ mạch máu gan thận tiêu giảm. Có 2 vòng tuần hoàn cách biệt, máu không pha trộn, tế bào máu đỏ có nhân. - Hô hấp bằng phổi, có hệ túi khí phát triển len lỏi trong nội quan, da và xương. Hệ thống túi khí giúp chim giảm nhẹ trọng lượng, cách nhiệt và đặc biệt là tham gia hô hấp khi chim bay. - Cơ quan tiêu hoá biến đổi quan trọng như không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân, các phần nội quan đều tập trung về phía trước cơ thể. - Hệ bài tiết là hậu thận. Ống dẫn niệu nối với huyệt, không có bóng đái, nước tiểu đặc, sản phẩm bài tiết giống như bò sát là axit uric, được thải ra cùng với phân. - Hệ sinh dục phân tính. Con đực có đôi tinh hoàn không bằng nhau, tinh quản đổ vào huyệt, cơ quan giao cấu chỉ có vịt ngan, chim chạy Con cái chỉ có 1 buồng trứng và một ống dẫn trứng trái, do vậy trọng lượng cơ thể chim giảm đi nhiều. - Thụ tinh trong, ấp trứng và chăm sóc con. Trứng nhiều noãn hoàng, có vỏ màng trong và vỏ đá vôi ở ngoài. Phát triển có hình thành màng phôi. Chim non mới nở thường là chim khoẻ mạnh. . Động vật có xương sống ( phần 2 ) Hệ thần kinh của Lớp Chim (Aves) 1. Não bộ Não bộ của chim lớn hơn bò sát thích nghi với đời sống hoạt động phong phú. Não giữa. xương Chim (Aves) Đặc điểm nổi bật của bộ xương chim là tất cả các xương đều có cấu tạo chắc, nhẹ và xốp, nhằm thích nghi với sự vận chuyển (bay hay bơi) của chim. 1. Xương sọ Các xương sọ của. điển hình gồm có 2 phần: Phần to rỗng là gốc (calamus) cắm vào da không có phiến lông và phần đặc, thuôn nhỏ là thân lông (rachis) có 2 phiến lông ngoài và trong. Gốc lông có 2 lỗ nhỏ là lỗ

Ngày đăng: 12/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan