1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Tập làm văn

5 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 61 KB

Nội dung

LỜI NGỎ Kính thưa: - Hội đồng Khoa học Trường THCS …………………… - Hội đồng Khoa học Phòng Giáo dục ………………………. Nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh (HS) đối với bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Với phân môn Tập làm văn ở bậc THCS cung cấp hoàn thiện các tri thức đã học ở cấp dưới và những tri thức mới về làm văn. Cho nên dạy làm văn được quan niệm như dạy kiến thức cơ bản, cung cấp những phương tiện, những cơ sở để học các môn khác. Dạy làm văn là dạy xây dựng văn bản. Mặt khác, dạy làm văn không phải chỉ dạy văn bản, văn chương mà còn phải rèn luyện cho HS biết xây dựng các loại văn bản thông dụng. Do đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy tập làm văn ở bậc THCS, người giáo viên cần phải suy nghó, tìm ra những biện pháp, kinh nghiệm hữu hiệu nhất. Nhận biết sâu sắc tầm quan trọng đó, là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường, tôi xin trình bày sáng kiến của mình: Phương pháp ra đề và chấm, trả bài tập làm văn. Hơn tám năm phụ trách môn này, với kinh nghiệm chưa nhiều, sáng kiến này không sao tránh khỏi những sai sót. Rất mong Hội đồng khoa học các cấp và tập thể xây dựng, đóng góp chân thành để làm tiền đề cho công tác giảng dạy hiện tại và mai sau. Xin chân thành cảm ơn! I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Phân môn tập làm văn ở bậc THCS bước đầu tiếp tục hoàn thiện, cung cấp các tri thức cho HS. Nâng cao năng lực tư duy giúp HS biết tích luỹ vốn tri thức, biết huy động vốn tri thức, biết đặt ra vấn đề và tự giải quyết vấn đề, biết diễn đạt tư duy của mình một cách chặt chẽ, rõ ràng và có sức thuyết phục. Việc nâng cao năng lực tư duy cũng giúp HS tạo được những cơ sở nhất đònh về mặt trí tuệ khi tiếp tục học ơ các bậc sau. Tuy nhiên qua nhiều năm giảng dạy phân môn này, chất lượng làm văn của HS đảm bảo các yêu cầu của phân môn không đồng bộ. Trong đó có cả nguyên nhân về người giáo viên từ việc cung cấp lí thuyết, dạy thực hành, khâu ra đề và chấm, trả bài. Ở đây, tôi nhận thấy khâu ra đề và chấm, trả bài ở giáo viên và HS gặp một số vướng mắc sau: - Về phía HS: Đây là môn học đòi hỏi có sự cảm nhận cao, các em chưa thật sự chủ động tiếp nhận; kó năng viết văn chưa tốt; áp lực các môn học khác; các em chưa có cơ hội làm quen với những danh lam thắng cảnh của đất nước, chưa cảm thụ hết cái hay, cái dẹp của văn chương. Các tài liệu phục vụ cho việc học tốt phân môn chưa nhiều. - Về phía giáo viên: Điều kiện thuận lợi nhất để giảng dạy phân môn chưa đảm bảo. Các tài liệu liên quan đến bộ môn, phân môn, chưa làm quen với danh lam thắng cảnh đẹp. Phương pháp dạy học áp dụng chưa mang lại hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tiễn trên, qua nhiều năm giảng dạy phân môn này, tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm về phương pháp ra đề và chấm, trả tập làm văn. II- NHỮNG KINH NGHIỆM: A. PHƯƠNG PHÁP RA ĐỀ LÀM VĂN. Đề văn đã có sẵn trong sách giáo khoa và trong sách bài tập. Nhưng trong những trường hợp nhất đònh, giáo viên phải tự ra đề phù hợp với trình độ, năng lực cụ thể của đối tượng. Đề làm văn có nhiều dạng khác nhau, nhưng kết cấu chung gồm hai phần: cung cấp dữ kiện làm bài và phần yêu cầu làm bài. 1- Phần cung cấp dữ kiện làm bài: Phần này giữ một vò trí quan trọng trong đề bài. Đây là phần người soạn đề đònh hướng nội dung cho HS. Phần này giúp HS trả lời được câu hỏi: Viết cái gì? Để đònh hướng, người soạn thường dẫn một câu thơ, tục ngữ, ca dao, một đoạn thơ, một đoạn trích, một ý kiến… Khi đưa lời dẫn vào đề bài, giáo viên phải cân nhắc kó về hình thức và nội dung. Nếu lời lẽ là những lời nói thâm thuý, bóng bẩy, giáo viên cần dự kiến trước khó khăn HS có thể gặp để điều chỉnh đề bài phù hợp đối tượng. Cần phải lưu ý đề bài không phải đánh đố HS. Lời dẫn cần phải chính xác và có xuất xứ rõ ràng. Trong phần cung cấp dữ kiện, bên cạnh lời dẫn, đề bài có thể có những chỉ dẫn khác diễn giải cho lời dẫn hoặc giúp cho việc đònh hướng được chính xác. Việc đònh hướng nội dung bài viết cho HS cần có trình độ chung với chương trình học tập, vừa sức HS, kích thích được tinh thần ham mê, sáng tạo, nhu cầu thể hiện cái riêng của HS. 2- Phần yêu cầu làm bài. Dù phần yêu cầu này được đưa vào đề bài dưới dạng nào, trực tiếp hay gián tiếp, HS phải nhận thức được. Chúng ta có thể quan niệm phần yêu cầu làm bài là phần mang tính thông tin hiệu lệnh. Ở đây chứa đựng một loạt những mệnh lệnh, những yêu cầu cách thức làm bài (giải thích, chứng minh, tự sự, miêu tả, thuyết minh) mục đích làm bài thiết phục, hiểu được, khuyên nhủ, bàn bạc… Đối tượng giao tiếp (bạn bè, thầy cô, cha, mẹ…). Kết hợp thông tin trong trong phần yêu cầu với phần cung cấp dữ kiện. HS sẽ tìm thấy những chỉ dẫn cho nội dung, mức độ phạm vi của vấn đề trình bày. Những chỉ dẫn càng rõ ràng, càng cụ thể bao nhiêu thì bài viết của các em càng thu được kết quả tốt bấy nhiêu. Đề văn không phải chỉ cần đảm bảo chính xác về mặt nội dung, đầy đủ về những chỉ dẫn mà còn đỏi hỏi mẫu mực trong cách diễn đạt. Không thể tuỳ tiện trong cách viết, cẩu thả trong dùng từ, đặt câu. Một đề văn tốt là một đề vừa đảm bảo được tính khoa học, chính xác, đặt ra những vấn đề vừa tầm kiến thức của HS, vừa có cách diễn đạt mẫu mực, trong sáng, lôi cuốn, khơi gợi được những hứng thú làm bài của HS. B- PHƯƠNG PHÁP CHẤM, TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN: I- CHẤM BÀI: Chấm bài là công việc hết sức vất vả, phức tạp nhưng đầy hứng thú. Công việc chấm bài giúp người thầy thấy được sản phẩm tinh thần của HS và đó cũng là sản phẩm của chính bản thân mình sau một quá trính giảng dạy và giáo dục. 1- Thái độ chấm bài: - Tôn trọng bài làm của HS. Bài làm là thành quả của các em. Dù đạt hay chưa đạt, người thầy cần phải trân trọng thành quả đó. Không gạch xoá tuỳ tiện trong bài, không ghi những lời nhận xét cẩu thả, thiếu cân nhấc… - Cần phải ghi những lời động viên, khích lệ đối với những cái được trong bài làm của HS. Cần phải biết chắt lọc cái hay dù còn nhỏ bé để cổ vũ. - Đảm bảo nghiêm túc chính xác, công bằng. Việc chấm bài làm văn nên có tính sắp xếp từ trước và cần phải lên được biểu điểm cụ thể, chi tiết. Giáo viên không nên vì ác cảm hay thiện cảm với HS mà có điểm bò hạ quá thấp hoặc được nâng lên quá cao. 2- Phương pháp chấm bài: a- Chuẩn bò: Trước khi làm bài, giáo viên cho HS làm vào sổ bài viết, mục đích nhằm lưu lại đầy đủ các bài làm. Bước giáo viên lập biểu điểm cho chấm bài. Việc xây dựng biểu điểm cần làm sao giúp cho giáo viên đánh giá đúng lực học của HS. Chia biểu điểm thành hai phần: phần nội dung và phần hình thức. Số điểm từng phần tuỳ từng đề bài cụ thể. Phần nội dung lớn hơn phần hình thức. - Phần nội dung: Có triển khai được đầy đủ và chính xác vấn đè mà đề bài yêu cầu hay không? Mức độ sâu sắc? Mức độ sai sót. - Phần hình thức: Có đúng với kiểu bài mà đề bài yêu cầu hay không? Bố cục bài viết có hợp lí, cân xứng? Kết cấu bài có chặt chẽ, mạch lạc, hành văn có trong sáng, có hình ảnh, đúng phong cách? Từ ngữ có dùng đúng, hay sáng tạo? Câu có sử dụng đa dạng hay không? Đoạn văn có phân chia hợp lí không? Có mắc lỗi chính tả không? Chữ viết có rõ ràng? Trình bày bài viết có đẹp, đúng quy cách hay không? b- Chấm bài: Dựa vào biểu điểm, giáo viên lần lượt chấm từng bài, ghi lời nhận xét bên lề giấy chỗ viết tốt hoặc chưa tốt bằng một vài từ ngắn gọn. Những bài có điểm đáng chú ý, giáo viên cần ghi vào sổ chấm văn để tiện cho việc dẫn chứng khi trả bài. Công việc cuối cùng là ghi nhận xét và cho điểm. Ghi nhận xét cụ thể, rõ ràng, sạch sẽ. Ngôn từ chuẩn mực. Ghi nhận xét cả mặt nhược điểm và ưu điểm. c- Tổng kết: - Đây là bước khép lại việc chấm bài, nhưng là bước chuẩn bò cho quá trình trả bài. Về cơ bản, đây là nội dung chính của giáo án tiết trả bài. - Sau khi đã chấm xong tất cả các bài, dựa vào ghi chép, giáo viên làm bảng tổng kết chung cho cả lớp. Bảng này nên chia hai phần: phần nhận xét chung và phần nhận xét dẫn chứng cụ thể. II- TRẢ BÀI: Trả bài là thông báo kết quả học tập. Vì vậy, giờ này được HS chú ý. Trả bài còn là giờ đúc kết kinh nghiệm, phân tích cái hay, cái dở, chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp và riêng từng cá nhân để HS có hướng sửa chữa, vươn lên ở những bài sau. Giờ trả bài cũng cần có quy trình hợp lí. Tôi xin đưa ra vài điểm gợi ý về quy trình này: - Thống báo việc trả bài làm văn. Đọc lại đề (hoặc chép lên bảng) cho HS nhớ lại bài viết của mình. - Căn cứ vào đề, xác đònh lại những yêu cầu chủ yếu của bài làm về kiến thức phạm vi phương pháp. - Dựa vào việc phân tích đề, đánh giá kết quả chung làm bài của lớp. - Nêu dẫn chứng cụ thể về ưu, khuyết điểm của lớp. - Phân tích và sữa lỗi tập trung vào phân tích và sửa chữa những lỗi điển hình, phổ biến chung của lớp. - Xây dựng bài văn mẫu (thầy và HS cùng làm). Dàn bài cần được ghi lên bảng và HS chép vào vở (nên cho HS làm dàn bài chi tiết). - Đọc một vài đoạn văn hoặc bài văn hay. - Công bố điểm và trả bài cho HS. - HS đọc lại bài và nêu lên thắc mắc (nếu có). - Dặn dò HS về việc tự sửa bài và việc chuẩn bò cho bài làm văn tiếp. III- KẾT QUẢ KHI ỨNG DỤNG: Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã vận dụng trong thực tiễn đã đem lại kết quả cụ thể như sau: - Hình thành cho HS kó năng nhận diện đề bài, xác đònh yêu cầu của đề bài, cách viết bài. - HS nhận biết được bài làm của mình những mặt làm được, những tồn tại cần khắc phục. - Giúp HS có mức độ tư duy cao hơn về những vấn đề được đặt ra trong đề bài. - HS cảm thụ được văn chương, áp dụng vào thực tế. - Đó còn là cơ sở để ra những đề kiểm tra học kì, HS giỏi vòng trường. Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn luôn tìm tòi, nghiên cứu cái hay, cái mới, phương pháp giảng dạy cũng như kiến thức. Tôi mong rằng Hội đồng Khoa học các cấp và đồng nghiệp góp ý kiến để đúc kết kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn và chất lượng học tập. Người viết sáng kiến . dạy làm văn được quan niệm như dạy kiến thức cơ bản, cung cấp những phương tiện, những cơ sở để học các môn khác. Dạy làm văn là dạy xây dựng văn bản. Mặt khác, dạy làm văn không phải chỉ dạy văn. lượng học tập của học sinh (HS) đối với bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Với phân môn Tập làm văn ở bậc THCS cung cấp hoàn thiện các tri thức đã học ở cấp dưới và những tri thức mới về làm văn. Cho nên. về phương pháp ra đề và chấm, trả tập làm văn. II- NHỮNG KINH NGHIỆM: A. PHƯƠNG PHÁP RA ĐỀ LÀM VĂN. Đề văn đã có sẵn trong sách giáo khoa và trong sách bài tập. Nhưng trong những trường hợp nhất

Ngày đăng: 10/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w