1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Câu hỏi Ôn Thi TN 2009-2010

3 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

Khác với nền văn học cách mạng thống nhất được thiên hướng sáng tạo của cá nhân với yêu cầu của nhân dân và thời đại.. - Văn phong phóng túng với ngôn ngữ giàu có và điêu luyện, cụ thể ở

Trang 1

Câu 1: Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 ?

1.Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Nền văn học cách mạng được

khai sinh Khác với nền văn học cách mạng thống nhất được thiên hướng sáng tạo của cá nhân với yêu cầu của nhân dân

và thời đại Từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975, văn học trở thành một hoạt động tinh thần phong phú và có hiệu quả trong đấu tranh và phát triển xã hội

2.Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đên 1975:

- Lý tưởng và nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này

- Nền văn học cách mạng mang tính nhận dân sâu sắc

- Một nền văn học có nhiều thành tựu về sự phát triển các thểloaij và phong cách tác giả

Câu 2: Anh (Chị) hãy nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà ? 1.Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Tuân và tùy bút “Người lái đò sông Đà”.

2.Phong cách Nguyễn Tuân nỗi rõ trong bài tùy bút:

- Nhìn nhận, đánh giá cảnh vật, con người ở phương diện cái đẹp, ở góc độ gây ấn tượng mạnh

- Đầy ấp những tri thức uyên bác về các ngành,… có giá trị thông tin lớn, có chất khảo cứu

- Văn phong phóng túng với ngôn ngữ giàu có và điêu luyện, cụ thể ở việc sử dụng từ ngữ chính xác, những liên tưởng độc đáo,…

3.Nhận xét, đánh giá về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Câu 3: Anh (Chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân ?

1.Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam.

2.Trước 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân xoay quanh các đề tài chính:

a.Chủ nghĩa xê dịch: Viết về bước chân của cái tôi lãng tử qua những miền quê, trong đó hiện ra cánh sắc và hương vị

quê hương, cùng một tấm lòng yêu nước tha thiết Tác phẩm chính: Một chuyến đi, Thiếu quê hương,…

b.Vẻ đẹp “vang bóng một thời”: là những nét đẹp còn vương sót lại của một thời đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ

cuối mùa Tác phẩm chính: Vang bóng một thời,…

c.Đời sống truy lạc: Ghi lại quãng đời do hoan mang bế tắc, cái tôi lãng tử đã lao vào rượu, thuốc phiện và hát cô đầu,

qua đó thấy hiện lên tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niên đương thời Tác phẩm chính: Chiếc lư đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu lạc,…

3.Sau 1945, sáng tác Nguyễn Tuân tập trung phản ánh 2 cuộc kháng chiến, qua đó thấy được vẻ đẹp của người Việt Nam

vừa anh dũng vừa tài hoa Tác phẩm chính: Tính chiến dịch, Đường vui, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi,… Ông cũng viết về công cuộc xây dựng đất nước, trong đó hiện lên con người Việt Nam với vẻ đẹp cần cù mà rất mực tài hoa Tác phẩm chính: Sông Đà, Kỳ Nguyễn Tuân,…

4.Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tìm kiếm và khẳng đingj những giá trị nhân văn cao quý, với những nét phong cách

nổi bật: tài hoa, uyên bác, hiện đại mà cổ điển… Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thể tùy bút và tiếng Viêt…

Câu 4: Căn cứ vào nội dung Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành anh, chị hãy giải thích vì sao tác giả đặt tên cho tác

phẩm của mình như thế ?

1.Đây là cau chuyện về cuộc đời Tnú, về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man nói riêng, đông bào Tây Nguyên nói chung

Hình ảnh rừng xà nu là một hình ảnh thực, là khung cảnh thiên nhiên gắn liền với làng Xô Man gợi không khí lãng mạn, hào hùng của Tây Nguyên

2.Rừng xà nu còn là hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp, cho tinh thần bất khuất, cho sức sống bất diệt và

sự tiếp nối các cách mạng, sự lớn mạnh không ngừng của dân làng Xô Man cũng như của đồng bào Tây Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Câu 5: Anh (chị) hãy nêu ngắn gọn sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh ?

1.Hồ Chí Minh sinh năm 1980 mất năm 1969 vừa là một vị lãnh tụ vĩ đại, vừa là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Việt

Nam Sự nghiệp văn học của Người phong phú về hình thức mà nhất quán trên tinh thần “thép” của nhà văn chiến sĩ

2 Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh:

2.1.Hồ Chí Minh viết nhiều tác phảm chính luận Những tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966), Di chúc (1967) Những tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh là những mẫu mực vì đã đi vào lịch sử dân tộc

Mục đích: + Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù

+ Thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử

2.2.Hồ Chí Minh còn viết những truyện ngắn, truyện vui, kịch, tiểu phẩm châm biếm,… Ở những thể loại này nổi bạt

hơn cả là những tác phảm được Người viết thời kỳ sống và làm việc ở Pari (Pháp) - tập Truyện và kí Có thể kể tới những

tác phẩm tiêu biểu như: Pari, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Vi hành,… kịch Con rồng tre Nội dung vạch trần tội ác thực dân Pháp, sự bùng lên của dân tộc bị áp bức

2.3.Thơ ca: Đây là lĩnh vực trong giá trị sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh

Trang 2

Ba tập thơ của Người đã được tuyển chọn: Nhật kí trong tù gồm 133 bài Thơ Hồ Chí Minh (1967) gồm 86 bài, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990) gồm 36 bài

Nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù gồm 122 bài thơ viết bằng tiếng Hán trong thời gian hơn 1 năm (8-1942 đến 9-1943) khi Người bị cầm tù trong nhà lao ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch Tập thơ thể hiện rõ tâm hồn của “một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng” Những bài thơ trữ tình được Người sáng tác ở Pác Bó (1941- 1945) và trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp rất đặc sắc, cho ta thấy hình ảnh Hồ Chí Minh vị v\chỉ huy tối cao của cách mạng ngày đêm lo việc nước nhưng vẫn ung dung lạc quan và có một tâm hồn rất nghệ sĩ

3.Di sản văn học đa dạng phong phú của Hồ Chí Minh mang những giá trị to lớn về nhiều mặt Vừa ảnh hưởng sâu sắc

tới tâm hồn người Việt Nam, vừa có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học của nước nhà

Câu 6: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ?

1.Hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Rừng xà nu:

- Nhà văn Nguyễn Trung Thành quê ở Quảng Nam Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên Hiện thực đấu tranh và cảm hứng mãnh liệt về con người Tây Nguyên bất khuất giúp nha văn sáng tác thành công tiểu thuyết Đất nước đứng lên Sau năm 1954, nhà văn tập kết ra Bắc vào năm 1962 ông trở lại miền Nam công tác tại HỘi văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ Mùa hè năm 1965, Nguyễn Trung Thành viết truyện ngắn Rừng xà nu trong hoàn cảnh Mĩ đổ quân ào ạt đánh phá miền Nam Ông muôn viết những bài Hịch tướng sĩ của thời chống Mĩ cứu nước Hình ảnh những con người Tây Nguyên bất khuất và những cánh rừng xà nu chợt hiện về mãnh liệt Truyện ngắn Rừng xà nu sau khi hoàn thành được in lần đàu trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung Bộ (số 2 năm 1965)

2.Ý nghĩa nhan đề:

- Rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiênd trường Tay Nguyên

- Tựa đề Rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Rừng xà nu là một hình ảnh mang tính biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, mà cụ thể trong tác phẩm là nhân dân làng Xô Man với những người con ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít, Heng… Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu thạt hùng vĩ với sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở không ngừng, bất chấp đạn đại bác tàn phá mỗi ngày Qua bức tranh thiên nhiên, tác giả muốn khẳng định con người Tây

Nguyên vượt qua đau thương, quật khởi theo Đảng làm cách mạng

- Nhan đề Rừng xà nu còn gợi nên chủ đề tác phẩm cũng như cảm hứng sử thi, bi tráng cỉa thiên truyện đắc sắc này

Câu 7: Nêu quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh ?

1.Sinh thời Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ

Nhưng do hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, với tâm hồn nghệ sĩ Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị Do am hiểu sâu sắc qui luật và đặc trưng của hoạt độngvawn nghệ tù phương diện tư tưởng chính trị, đến nghệ thuật biểu hiện, Người có quan điểm sáng tác rõ ràng

2.Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng Người

quan niệm:

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Chính vì thế Người nắm lấy thơ văn như một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng 3.Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý

đến đối tượng thưởng thức Đó chính là quần chúng nhân dân Bởi vậy, trong sáng tác, Người luôn đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” “Viết để làm gì?” “Viết cái gì?” và “Viết như thế nào?” Vì thế, sáng tác của Người luôn hướng tới đối tượng và mục đích nhất định

4.Hồ Chí Minh luôn quạn niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả

cho hay, cho chân thât, cho hùng hồn” Theo Người tính chân thạt là cái gốc của văn chương Người không bằng lòng với cách viết cầu kỳ, rườm rà, ca lạ, nặng nề

Câu 8: Anh (Chị) hãy nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh ?

- Hồ Chí Minh là người bước đầu đặt nền móng và mở đường cho nền văn học cách mạng Việt Nam Văn chương của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng mà thống nhất, đã kết hợp được sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại Ở mỗi thể loại văn học của Người đều có phong cách riêng, độc đáo hấp dẫn và có giá trị bền vững

- Văn chính luận của Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sâu sắc giữa tri thức và văn hóa, gắn lý luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện Viết thành công những mẩu chuyện nhỏ là một nét độc đáo của tài năng tác giả văn xuôi

- Truyện và ký của Người là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng Ngòi búi của Người trong truyện ngắn rất chủ động và sáng tạo: Có khi là lối kể chân thực, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc trong truyện ngắn của Người

Trang 3

- Về thơ ca, phong cách sáng tạo của Người rất đa dạng Nhiều bài viết theo hình thức cổ thi hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực sao về nghệ thuật Tho của Hồ Chí Minh mang đặc điểm của thơ ca cổ phương Đông Những bài thơ hiện đại được Người vận dụng qua ngiều thể loại, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng Thơ của Người gợi cảm, chứa chan nhiệt tình cách mạng

Câu 9: Hãy nêu những tiền đề chung cho sự phát triển của văn học để nền văn học cách mạng đạt được nhiều thành tựu ?

1.Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp sáng tạo của nhà văn cho nền văn học CM

2.Hiện thực CM khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh của nhiều TPVC

3.Một đội ngũ các nhà văn giàu nhiệt tình CM và giàu sức sáng tạo

Những thành tựu của văn học qua các giai đoạn phát triển

1.Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

a.Truyện ngắn và kí:

- Thể loại cơ động mở đầu cho VX giai đoạn KCCTDP

- Thành tựu bước đầu:

+ Trần Đăng (MLTTĐ, Một cuộc chuẩn bị)

+ Nam Cao (Đôi mắt, Ở rừng)

+ Kim Lân (Làng); Hồ Phương (Thư nhà)

+ Nguyễn Tuân (Tùy bút kháng chiến)

- Từ 1950-1954: có những bước phát triển mới, dang lượng phản ánh mở rộng, đề tài và thể loại phong phú hơn:

+ Vùng mỏ (Võ Huy Tâm) I, Cung kích (NĐK) II, Kí sự Cao Lạng (NVB) III (Giải thưởng Hội NVVN 1952-1952) + Truyện Tây Bắc (TH) I, Đất nước đứng lên (NN) II, Con Trâu (NVB) III (Giải thưởng Hội NVVN 1954-1955)

- Nội dung: phản ánh chân thực sinh động nhiều mặt của đời sống Nổi lên hơn cả là hình ảnh người cầm súng chiến đấu b.Thơ ca: có nhiều thanh tựu đáng kể

- Nội dung:

+ Tập trung miêu tả hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến

+ Thể hiện chân thực và cảm động tình cảm cao đẹp của con người: từ tình quân dân đến tình đồng chí, đồng đội, từ tình cảm kính yêu lãnh tụ đến tình yêu QH,ĐN

+ Nhiều bài thơ hay có sức sống lâu bền trong đời sống tình cảm nhân dân: Thơ kháng chiến của HCM: Cảnh Khuya, CRVB, Rằm Tháng Giêng; TT của QD, BKSĐ của HC, ĐN Của NĐT, BGTL của HTT, tập thơ Việt Bắc của TH(I)

- Nghệ thuật: hướng về DT, khai thác nhiều thể thơ quen thuộc của DT

2.Giai đoạn đầu xây dựng hòa bình, chử nghĩa xã hội (1955-1964)

a.Văn xuôi: mở rộng đề tài về nhiều phạm vi của đời sống

- Đề tài kháng chiến chống Pháp vẫn được đào sâu với cái nhìn toàn diện hơn : Đất nước đứng lên, SMVTĐ, CĐCC, TGNS…

- Hiện thực cuộc sống trước CMTT: TTTS, MN, bộ tiểu thuyết Cửa Biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (NĐT)…

- Đề tài HTHNN, CNHXHCN thu hút được cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà văn: ĐV, VTT, CV, NK, NKhiên

- Đề tài miền Nam: Đoàn Giỏi, NQS đều có những tác phẩm hấp dẫn về QH, CV, CN MN trong cuộc KCCTDP

b.Thơ ca: có được một mùa gặt bội thu

- Đề tài về xây dựng đất nước, xây dựng CNXH:

+ Nhiều nhà thơ tìm được cảm hứng sáng tạo mới mẻ từ hiện thực và vẻ đẹp cpn người hăng say xây dựng cuộc sống mới + Thành tựu thơ ca là mối duyên đầu của tấm lòng nhà thơ với CNXH Những đổi thay tốt đẹp từng ngày trong cuộc sống cùng với những tưởng tượng về một ngày mới tươi sáng và gần gũi đã tạo nên những tứ thơ đẹp, chân thực và giàu mơ ước

+ Huy Cận: Trời mỗi ngày lại sáng, Bài thơ cuộc đời Tố Hữu: Gió lộng: tràn đầy cảm hứng đẹp với cuộc đời mới Chế Lan Viên: Ánh sáng và phù sa: thống nhất chất lí tưởng và phù sa cuộc đời Xuân Diệu: Riêng chung Nguyễn Đình Thi: Bài thơ Hắc Hải Hoàng Trung Thông: Những cánh buồm

- Đề tài về miền Nam: “những dòng thơ cháy lửa”

* Tế Hanh: Tiếng sóng Giang Nam: Quê hương Thanh Hải: Mồ anh hoa nở

c.Kịch nói: có những bước phát triển đáng kể

Ngày đăng: 10/07/2014, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w