Vật lý 9 (HK2_2009-2010)

3 73 0
Vật lý 9 (HK2_2009-2010)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ Đề chính thức Môn VẬT LÝ Năm học: 2009-2010 Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề Đề kiểm tra gồm: Lý thuyết (4 câu); bài tập (2 bài) A. LÝ THUYẾT: (6 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Để đo cường độ dòng điện hiệu dụng và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều phải dùng dụng cụ gì? Cách mắc dụng cụ đó vào mạch điện xoay chiều? Câu 2: (1,5 điểm) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng gì? Hãy cho biết mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ khi tia sáng truyền từ không khí sang nước? Câu 3: (1,5 điểm) Mắt cận thị nhìn rõ những vật ở gần hay ở xa? Kính cận là thấu kính gì? Kính cận thích hợp là kính như thế nào? Câu 4: (1,5 điểm) Nêu các tác dụng của ánh sáng. Trong mỗi tác dụng hãy cho biết năng lượng ánh sáng đã được biến đổi thành dạng năng lượng nào? B. BÀI TẬP: (4 điểm) Bài 1: (1,5 điểm) a) Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 200 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần? b) Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 4000 vòng, cuộn thứ cấp 200 vòng. Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu? Bài 2: (2,5 điểm) Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 30cm. Thấu kính có tiêu cự 20cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính ( không cần đúng tỉ lệ). b) Đó là ảnh thật hay ảnh ảo? c) Ảnh cách thấu kính bao nhiêu xentimet? d) Muốn có chiều cao của ảnh bằng chiều cao của vật thì phải đặt vật cách thấu kính bao nhiêu? HẾT Chú ý: Học sinh được sử dụng các loại máy tính cho phép để làm bài. UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 THCS Môn: VẬT LÝ Năm học: 2009-2010 I. LÝ THUYẾT: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1,5đ) - Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. - Để đo cường độ dòng điện hiệu dụng và hiệu điện thế xoay chiều người ta dùng vôn kế và ampe kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~). - Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng. 0,5 đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 (1,5đ) - Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì: + Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. + Góc tới tăng (giảm) góc khúc xạ cũng tăng (giảm). 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3 (1,5đ) - Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. - Kính cận là thấu kính phân kỳ. - Kính cận thích hợp là kính cận có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn C v của mắt. 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 4 (1,5đ) - Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện. - Trong tác dụng nhiệt, năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng. Trong tác dụng sinh học, năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật. Trong tác dụng quang điện, năng lượng ánh sáng bị biến thành năng lượng điện. 0, 75đ 0,75đ II. BÀI TẬP: (4,0 điểm) Bài 1 (1,5đ) a) Vì công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. Nên nếu tăng hiệu điện thế lên 200 lần thì công suất hao phí sẽ giảm đi 200 2 = 40000 lần. b) Vận dụng công thức U 1 = n 1 U 2 n 2 U n 220.200 Suy ra : U 2 = 1 2 = = 11V n 1 4000 0, 5đ 0, 5đ Bài 2 (2,5đ) a) Vẽ ảnh của vật cho bởi thấu kính: B I • F’ A’ A F o • B’ 0,5đ b) Đó là ảnh thật. c) Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính: 0 ,5 đ Ta có : AB = OA (1) ( ∆ OAB ~ ∆ OA’B’) A' B' OI = A' B' OA' OF ' A' F ' (2) ( ∆ OIF’ ~ ∆ A’B’F’) Từ (1) và (2) suy ra: OA = OA' OF ' A' F ' (3) ( Vì OI = AB) 0,5 đ A’F’ = OA’ – OF’ Gọi d=OA; d’=OA’ ; OF’= f Từ (3) ta có: d = f d ' d '− f ⇒ dd’-df =d’f ⇒ d’ = df d − f = 30.20 30 − 20 = 60 cm 0, 5đ d) Nếu AB=A’B’ thì OA=OA’ ( Với OI=AB) Khi đó ∆ F’OI = ∆ F’A’B’ ⇒ OF’ = A’F’ hay OA’ = 2f Mà OA’= OA Nên OA = 2f = 2.20 = 40 cm Vậy muốn chiều cao của ảnh bằng chiều cao của vật thì vật phải đặt cách thấu kính 40 cm . (d=2f) 0,5 đ Chú ý: - Cần thống nhất hướng dẫn chấm xong mới tiến hành chấm. - Học sinh giải bằng cách khác đúng thì vẫn cho đủ điểm. - Sai hoặc thiếu đơn vị ở kết quả cuối cùng của câu trong mỗi bài toán thì trừ 0,25đ cho một lần. . II LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ Đề chính thức Môn VẬT LÝ Năm học: 20 09- 2010 Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề Đề kiểm tra gồm: Lý thuyết (4 câu); bài tập (2 bài) A. LÝ THUYẾT:. ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 THCS Môn: VẬT LÝ Năm học: 20 09- 2010 I. LÝ THUYẾT: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1,5đ) - Khi cho cuộn dây dẫn. Ảnh cách thấu kính bao nhiêu xentimet? d) Muốn có chiều cao của ảnh bằng chiều cao của vật thì phải đặt vật cách thấu kính bao nhiêu? HẾT Chú ý: Học sinh được sử dụng các loại máy tính cho

Ngày đăng: 10/07/2014, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan