chuyen de vat ly 9

4 1.4K 56
chuyen de vat ly 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐIỆN HỌC A/ Các loại mạch điện: I/ Các phương pháp vẽ lại mạch điện 1/ Trải mạch điện 2/ Quy tắc điện thế II/ Một số phương pháp giải mạch điện cơ bản 1/ Quy tắc nút điện thế 2/ Quy tắc chia dòng 3/ Quy tắc chia thế III/ Các loại mạch điện cơ bản: 1/ Mạch cầu a/ Mạch giả cầu b/ mạch cầu c/ mạch liên cầu 2/ Mạch vô hạn 3/ Mạch tuần hoàn 4/ Mạch đối xứng IV/Thiết kế mạch điện theo yêu cầu 1/ Tìm số điện trở thích hợp cho 1 mạch điện 2/ Mắc mạch điện có điện trở tương đương cho trước 3/ Mắc mạch điện cho các thiết bị điện hoạt động theo yêu cầu cho trước 4/ mắc mạch điện đối xứng với các đèn B/ Mạch điện có dụng cụ đo: 1/ Vai trò của vôn kế và ampe kế trong mạch điện 2/ Mở rộng thang đo cho vôn kế và ampe kế 3/ Cách mắc các dụng cụ đo trong mạch điện C/ Bài toán về sự biến đổi các đại lượng trong mạch điện – giá trị lớn nhất và nhỏ nhất 1/ Xét sự biến động của một đại lượng trong mạch điện 2/ Tìm min – max của các đại lượng trong một mạch điện D/ Bài toán nhiệt – điện: 1/ Bài toán không có sự trao đổi nhiệt với bên ngoài 2/ Bài toán có sự trao đổi nhiệt với bên ngoài. E/ Bài toán đồ thị F/ Bài toán mạch điện chứa nguồn 1/ Chứa 1 nguồn 2/ Chứa nhiều nguồn nối tiếp, song song 3/ Chứa nguồn xung đối G/ Bài toán thực nghiệm H/ Bài toán hộp đen NỘI DUNG CỤ THỂ A/ Các loại mạch điện: I/ Các phương pháp vẽ lại mạch điện 1/ Trải mạch điện PP: + Những điểm được nối với nhau bởi những đoạn dây nối có điện trở không đáng kể được chập lại với nhau. những đoạn mạch có điện trở rất lớn sẽ được bỏ khỏi mạch điện + Ghi những điểm trên mạch điện sau khi đã được chập hoặc sau khi đã bỏ những đoạn mạch theo nguyên tắc: Những điểm hai đầu là nguồn + Dựa vào mạch điện sau khi đã biến đổi để vẽ lại mạch điện. Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ bên, các điện trở R 1 = R 2 = R 3 = R 4 = R 5 = R 6 = R 7 = 20Ω.Đặt giữa 2 điểm A, B một hiệu điện thế không đổi U AB = 40V, các ampe kế A 1 , A 2 , khoá K và các dây nối có điện trở không đáng kể.Tính điện trở của đoạn mạch AB và số chỉ của các Ampe kế trong 2 trường hợp sau: a) Khoá K mở b) Khoá K đóng Giải: a/ Khi K mở. Chập các điểm B, D, C với nhau. Mạch điện được vẽ lại: Từ đó dễ dàng tính được điện trở tương đương của mạch điện. b/Khi K đóng: Chập A và E, Chập B, D và C. Mạch điện được vẽ lại như sau: Từ đó dễ dàng tính được điện trở tương đương của mạch điện. 2/ Quy tắc điện thế + Ở các mạch điện có tính đối xứng, ngoài việc chập các nút có cùng điện thế hoặc bỏ các điện trở trên các đoạn mạch nối giữa hai điểm có cùng điện thế. Đôi khi ta phải tách các nút để biến đổi mạch điện. Việc tác các nút phải được thỏa mãn các yêu cầu sau. a/ Chỉ tác các nút có từ 4 đầu nối dây trở lên b/ sau khi tách, các nút mới phải có cùng điện thế. + Việc xác định các nút có cùng điện thế phụ thuộc vào tính đối xứng của từng mạch điện. Bài 1: tính điện trở các mạch điện sau: a/ cho mạch điện như hình vẽ: Các đoạn dây nối có điện trở như nhau và có giá trị bằng r. xác định điện trở: R AC ; R AC’ ; R AB. HD: Vì B, B’ có cùng điện thế. D, D’ có cùng điện thế. Nên ta có thể bỏ đoạn BB’ và CC’ ra khỏi mạch điện. Mạch điện mới: A R 1 R 2 R 3 R 5 R 4 K B R 6 R 7 A 1 C D E A 2 B A C D A’ D’ C’ B’ Dùng phương pháp trải mạch điện, dễ dàng tính được điện trở tương đương của mạch điện b/ Cho mạch điện như hình vẽ. Các đoạn dây nối có điện trở như nhau và có giá trị bằng r. Xác đinh điện trở: R AC ; R MN HD: Thực hiện tách các nút thành các nút mới có cùng điện thế. ta được mạch điện mới Dùng phương pháp trải mạch điện. dễ dàng tính được điện trở tương đương của mạch điện b/ Cho mạch điện như hình vẽ. Các đoạn dây nối có điện trở như nhau. và có giá trị bằng r. Xác định điện trở: R AC ; R AB ; R AO c/ Cho mạch điện như hình vẽ. Các đoạn dây nối có điện trở như nhau và có giá trị bằng r. xác định điện trở: R AC ; R AB ; R AO ; R MN . II/ Một số phương pháp giải mạch điện cơ bản 1/ Quy tắc nút điện thế A D CB O A B D C O M N P Q A B D C N M 2/ Quy tắc chia dòng và quy tắc chia thế: + Tổng các dòng điện đi vào 1 nút bằng tổng các dòng điện đi ra từ nút ấy: + Tổng độ giảm hiệu điện thế trên một đoạn mạch kín bằng 0 Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Các vôn kế giống nhau. Số chỉ các vôn kế V2 và V4 lần lượt là 1V và 3V. Dòng điện qua điện trở R có cường độ là 1A. Xác định số chỉ V1, V2 và giá trị điện trở R HD: Tại nút D ta có: I 4 = I 3 + I 2 . Nhân 2 vế với R v ta được: R v I 4 = R v I 3 + R v I 2 hay: U 4 = U 3 + U 2 từ đó ta có: U 3 = U 4 – U 2 = 2V Lại có: U 1 = U 3 – U 2 = 1V. U R = U 3 + U 4 = 5V nên R = 5 Ω Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ: Các ampe kế giống nhau. A 1 chỉ 3A; A 2 chỉ 4A 1/ Xác định số chỉ A 3 ; A 4 ; I R 2/ Biết R A = kR; Tính k. HD: 1/ Có: U 2 = U 1 + U 3 ⇒ R A I 2 = R A I 1 + R A I 3 ⇒ I 2 = I 1 + I 3 từ nên I 3 = I 2 – I 1 = 1A Lại có: I 4 = I 2 + I 3 = 5A 2/ Có: I R = I 1 – I 3 ⇒ I R = 2A Mà: U 3 + U 4 = U R ⇒ kR + 5kR = 2R ⇒ K = 1/3 III/ Các loại mạch điện cơ bản: 1/ Mạch cầu A/ Các phương trình cơ bản của mạch cầu: Xét mạch cầu như hình vẽ: Các phương trình sau được gọi là phương trình cơ bản: + Phương trình nút tại C, D + U AC + U CB = U AD + U DB + U AC + U CD + U DB = U AD + U DC + U CB + Phương trình tại các mắt ACD và BCD B/ Phương pháp chuyển mạch: Thông thường sử dụng phương pháp chuyển mạch tam giác thành mạch sao để tính điện trở tương đương: X = 1 2 1 2 5 R R R R R+ + Y = 1 5 1 2 5 R R R R R+ + Z = 2 5 1 2 5 R R R R R+ + Từ đó tính được điện trở đoạn mạch.

Ngày đăng: 26/09/2013, 23:10

Hình ảnh liên quan

a/ Khi K mở. Chập các điểm B, D, C với nhau. Mạch điện được vẽ lại: - chuyen de vat ly 9

a.

Khi K mở. Chập các điểm B, D, C với nhau. Mạch điện được vẽ lại: Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ bên, các điện trở R1 = R2 = R3 = R4 = R5 = R6 = R7 = 20Ω.Đặt giữa 2 điểm A, B một hiệu điện thế không đổi U AB = 40V, các ampe kế A1, A2, khoá K và các dây nối có điện trở không đáng kể.Tính điện trở của đoạn mạch AB và số - chuyen de vat ly 9

i.

1: Cho mạch điện như hình vẽ bên, các điện trở R1 = R2 = R3 = R4 = R5 = R6 = R7 = 20Ω.Đặt giữa 2 điểm A, B một hiệu điện thế không đổi U AB = 40V, các ampe kế A1, A2, khoá K và các dây nối có điện trở không đáng kể.Tính điện trở của đoạn mạch AB và số Xem tại trang 2 của tài liệu.
c/ Cho mạch điện như hình vẽ. Các đoạn dây nối có điện trở như nhau và có giá trị bằng r - chuyen de vat ly 9

c.

Cho mạch điện như hình vẽ. Các đoạn dây nối có điện trở như nhau và có giá trị bằng r Xem tại trang 3 của tài liệu.
II/ Một số phương pháp giải mạch điện cơ bản 1/ Quy tắc nút điện thế - chuyen de vat ly 9

t.

số phương pháp giải mạch điện cơ bản 1/ Quy tắc nút điện thế Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Các vôn kế giống nhau.  Số chỉ các vôn kế V2 và V4 lần lượt là 1V và 3V - chuyen de vat ly 9

i.

1: Cho mạch điện như hình vẽ. Các vôn kế giống nhau. Số chỉ các vôn kế V2 và V4 lần lượt là 1V và 3V Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan