SKKN TD THCS

6 383 0
SKKN TD THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Phần mở đầu: 1. Lí do chọn đề tài: Dạy học thể dục thực chất là quá trình dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động, giáo dục phẩm chất đạo đức ý chí nhằm nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực cho người học, chuẩn bị cho học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông có một thể lực đầy đủ để tiếp tục học tập ở bậc cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề.Các phương pháp dạy học môn thể dục cũng như các phương pháp dạy học chung ở các môn học khác bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp thông báo, phương pháp trực quan, phương pháp phân nhóm, phương pháp trò chơi vận động, phương pháp thi đấu, phương pháp phân chia, phương pháp hoàn chỉnh Việc thực hiện các phương pháp nêu trên cho việc giảng dạy môn thể dục là một quá trình hoạt động phức tạp, đòi hỏi có sự sáng tạo, cải tiến không ngừng trong dạy - học của thầy và trò. Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa ở trường trung học cơ sở thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng đã dược bàn luận nhiều và không kém phần quan trọng. Mỗi môn học đều có phương pháp phù hợp với đặc trưng của môn học đó. Với môn thể dục cũng có hệ thống các phương pháp, trong đó có phương pháp kết hợp “Chia nhóm - Tổ chức trò chơi” là rất quan trọng, tạo sự hứng thú tập luyện TDTT. Do đó trong khi giảng dạy môn thể dục giáo viên cần chú trọng nhiều đến cách thức tổ chức trò chơi sao cho phù hợp và hợp lí để kích thích sự hứng thú cho học sinh tập luyện. II. giải quyết vấn đề: 1. Cơ sở lí luận - Thực trạng: Qua thực tế giảng dạy, mỗi giáo viên chúng ta đều nhận thấy rằng dạy thể dục không phải là chuyện đơn giản mà nó đòi hỏi người giáo viên cần phải có phương pháp phù hợp để học sinh nắm bắt, lĩnh hội kiến thức, thực hiện các thao tác chính xác, hoàn hảo. Do đó, phải có sự hướng dẫn của giáo viên. Đối với học sinh người dẫn dắt giúp đỡ chính là thầy cô giáo của mình. Để giúp các em nắm bắt bài mới một cách dễ dàng, và thực hiện được ngay thì đòi hỏi người giáo viên dạy thể dục phải biết hướng dẫn học sinh cách luyện tập hoặc thi đấu giữa các nhóm với nhau. Theo tôi, đây là một việc làm không kém phần quan trọng để tạo tiền đề thành công và đạt hiểu quả cao cho một tiết dạy. Ngoài việc giúp các em lĩnh hội được kiến thức, còn tạo cho các em tích cực, hứng thú, hăng say luyện tập, yêu thích môn học, và nhớ kiến thức lâu hơn. 2 2.1 Lí luận chung: Quá trình dạy học thể dục là quá trình trang bị các kiến thức chuyên môn cho người học tập, nó đòi hỏi sự tập luyện lặp lại nhiều bài tập, kết hợp với việc đưa một lượng vận động hợp lí tác động lên cơ thể của người tập nhằn phát triển thể lực, tăng cường sức khỏe cho người tập. Để hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và trang bị các kiến thức chuyên môn cho người học. Trong quá trình giảng dạy TDTT bản thân tôi sử dụng hợp lí các phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất, vì hiện nay việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học càng trở nên cấp thiết để phù hợp với đổi mới chương trình sách giáo khoa mới phải nói rằng giáo 1 viên dạy môn thể dục ở trường THCS phải có trách nhiệm trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học. Bởi vì phương pháp dạy học trước hết và chủ yếu là những vấn đề của giáo viên. Ngoài trách nhiệm đổi mới phương pháp của giáo viên thì học sinh cần tích cực đổi mới hoạt động tự học của mình, không lười biếng, chán nản trong tập luyện Trước đây, thực tế nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm đến vấn đề: Kết hợp “ Chia nhóm - Tổ chức trò chơi” của học sinh vì cho rằng việc tập luyện như vậy là rất khó quản lí học sinh như học sinh ồn ào, không nghiêm túc Quan điểm như vậy chưa hẳn đã đúng vì giáo viên đó chưa thấy được việc dạy học như vậy là chưa phát huy được tính cực, tự giác của học sinh và chưa tạo được không khí sôi nổi trong giờ học, kết quả thì tiết dạy của giáo viên hạn chế rất nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi, chán nản, học chiếu lệ, không tập trung tập luyện Theo tôi để tránh được những điều không hay xảy ra, ngoài các phương pháp dạy học mới thì mỗi giáo viên cần phải quan tâm, lưu ý chú trọng phương pháp tạo tình huống vận dộng đó là: Kết hợp “Chia nhóm - Tổ chức trò chơi” với nhau. Bởi vì, Phương pháp này đòi hỏi học sinh hoạt động tích cực quên đi sự nhàm chán, khi tập luyện phải có sự phối hợp các nhóm từ đó giúp các em lĩnh hội và phát huy được kĩ năng và sâu sắc hơn, đồng thời kết hợp áp dụng lí thuyết mà giáo viên đã giảng để thực hành một cách hứng thú, say mê hơn dưới sự điều hành của nhóm trưởng và của giáo viên. Thực tiễn giảng dạy môn thể dục bản thân tôi tự nhận thấy rằng: Nếu kết hợp chặt chẽ việc hướng dẫn của gáo viên và ý thức tập luyện của học sinh theo phương pháp mà tôi đã nêu ở trên sẽ giúp cho học sinh phát triển kĩ năng tập luyện, tạo sự hứng thú, lôi cuốn học sinh say mê với môn học của mình hơn, dẫn đến kết quả tập luyện tốt hơn. 2.2 Nội dung cụ thể: Việc hướng dẫn của giáo viên và sự tập luyện của học sinh là hai khâu của một quá trình thống nhất, có quan hệ hữu cơ với nhau. Điều này chứng tỏ sự hướng dẫn tập luyện của giáo viên có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho trò luyện tập, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng cần đạt của học sinh. Vì vậy chất lượng của giáo dục thể chất đạt kết quả cao. Khi dạy TDTT có sự hướng dẫn của giáo viên kết hợp với tập luyện theo nhóm của học sinh tạo năng lực tự sáng tạo với tư duy sáng tạo như: Phán đoán, phản ứng động tác nhanh nhẹn của học sinh. Sau đây, tôi xin nêu ra quy trình của phương pháp: Kết hợp “ Chia nhóm - Tổ chức trò chơi”. + Bước 1: Giáo viên căn cứ vào mục tiêu bài dạy để lựa chọn trò chơi. + Bước 2: Nêu tên, mục đích trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi. + Bước 3: Cho học sinh chơi thử. + Bước 4: Phân chia thành các nhóm chơi, các nhóm tự cử nhóm trưởng hoặc giáo viên phân công nhóm trưởng và tổ chức chơi giữa các nhóm với nhau. + Bước 5: Tổ chức cho học sinh tiến hành chơi. Tuyên bố kết quả sau mỗi lần chơi. + Bước 6: Nhận xét học sinh chơi, kết luận đội thắng cuộc. Các ví dụ cụ thể: Ví dụ 1: Lớp 6: Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” 2 Để tiến hành trò chơi này giáo viên cần chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát 0.8-1.5m của mỗi hàng, kẻ 10 ô chữ nhật, mỗi ô có cạnh 0.4m, cạnh kia 1-1.5m.Tập hợp học sinh thành những đội theo hàng dọc (tương ứng với mỗi hàng ô đã chuẩn bị), sau vạch xuất phát. (xem hình): 2 5 8 ●●●●●●●●● 1 4 7 10 3 6 9 XP - Bước 1: Thông qua trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” để cho học sinh nắm. - Bước 2: + Nêu tên: Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức” + Mục đích của trò chơi này có tác dụng rèn luyện sức bật và sức mạnh của chân để nâng cao thành tích cho nhảy cao, nhảy xa, chạy nhanh, chạy bền + GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Lần lượt từng em của mỗi hàng bật nhảy bằng hai chân từ vạch xuất phát vào ô số 1, sau đó nhảy tách hai chân vào ô số 2 và 3, tiếp tục như vậy cho đến ô cuối. Sau đó bật nhảy quay 180 o , rồi nhảy lần lượt qua các ô về vạch xuất phát, đưa tay chạm vào bạn số 2.Bạn số 2 bật nhảy như bạn số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào nhảy xong trước, ít phạm quy là đội đó thắng cuộc. - Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi thử 1 đến 2 lần. - Bước 4: Học sinh chia làm 4 nhóm chơi, các nhóm tự cử nhóm trưởng và giáo viên cho học sinh tiến hành chơi. - Bước 5: Học sinh tiến hành chơi 2 – 3 lần, giáo viên tuyên bố kế quả sau mỗi lần chơi. - Bước 6: Nhận xét học sinh sau khi chơi, kết luận đội thắng cuộc có thể tạo tình huống thưởng cho đội thắng cuộc và động viên, khích lệ đội thua cố gắng ở lần chơi tiếp theo. Ví dụ 2: Lớp 8: Trò chơi “ Người thừa thứ 3”. - Bước 1: Sau khi học bài thể dục phát triển chung giáo viên có thể tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “ Người thừa thứ 3” để thông qua đó rèn luyện thể lực và phát triển sức nhanh cho các em. - Bước 2: + Giáo viên thông qua trò chơi “ Người thừa thứ 3” cho học sinh nắm. + Mục đích trò chơi: Nhằm trang bị cho học sinh biết cách chơi và phát huy tính tích cực vận động của trò chơi này. + Phổ biến cách chơi và luật chơi.Học sinh đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm, em trước cách em sau khoảng 1m. Sau khi điểm danh xong giáo viên chọn 2 em (một em chạy, một em đuổi) khi em chạy cảm thấy mệt thì chạy đến đứng trước bất kì bạn đang đứng trong vòng tròn, bạn đứng sau trong vòng tròn cảm thấy mình thừa rồi chạy để cho bạn đuổi. Trường hợp em đuổi chạm vào em chạy thì em chạy quay lại đuổi, cứ như vậy cho đến cuộc chơi kết thúc. - Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi một lần. - Bước 4: Giáo viên điều khiển cho học sinh chạy thành đội hình vòng tròn (hướng do giáo viên quy định). Điểm số theo chu kì 1-2-3. 3 Đội hình trò chơi: GV - Bước 5: Giáo viên điều khiển cho học sinh tiến hành chơi. Tuyên bố kết quả và góp ý động viên những em thua cuộc để các em tiến bộ lần sau. - Bước 6: Nhận xét và rút kinh nghiệm cuộc chơi. 2.3 Nghệ thuật: Kết hợp “Chia nhóm – Tổ chức trò chơi” phụ thuộc vào nội dung yêu cầu của bài giảng. Nhận lớp giáo viên cần quan tâm các em học sinh thông qua việc hỏi thăm tình hình sức khỏe từ đó biết chắc chắn về đối tượng học sinh từ đó phân nhóm và cho các em kiến tập làm nhóm trưởng hay trọng tài. Truyền đạt kết hợp với làm mẫu từ một đến hai lần, lời giảng ngắn gọn, súc tích, chính xác cho học sinh hiểu. Áp dụng linh hoạt các trò chơi vận động như: Trò chơi “Chạy nhanh tiếp sức”, “Chạy nhanh chuyền vật”, “Chạy thoi”, “Ai nhanh hơn ai” Chia nhóm với phương pháp thi đấu giữa các đội các nhóm sao cho các em thực hiện trong thời gian ngắn nhất khoảng từ 10 đến 15 giây cho một học sinh. Khai thác triệt để sức phấn đấu của cá nhân và đội hay nhóm học sinh thông qua trò chơi vận động. Xây dựng các trò chơi mang tính nhanh và khéo léo, tập phải thường xuyên,bổ trợ và lặp lại nhiều lần trong từng nội dung, từng học kì. Chính vì thế, tố chất thể lực của học sinh sẽ không ngừng phát triển cao độ, đúng chiều hướng nhất là hệ cơ xương, hệ cơ bắp và hệ tuần hoàn trong độ tuổi cấp 2. Cơ sở vật chất cũng là yếu tố cần thiết, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao phát triển các tố chất vận động. Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ thật đầy đủ trước khi lên lớp và tổ chức trò chơi cho học sinh. Sau mỗi trò chơi giáo viên khích lệ tinh thần học sinh qua lời khen, phân biệt đội thắng thua, có khen thưởng đội thắng và động viên đội thua cần cố gắng ở lần chơi tiếp theo, từ đó đạt hiệu quả rất cao vì lượng vận động đảm bảo, nội dung thì phong phú và đa dạng. Chú ý tổ chức đội hình tập luyện chia nhóm và bố trí bài tập liên hoàn trong đó giáo viên tổ chức lớp có từng nhỏmtưởng hướng dẫn các bạn nhóm nam,nữ, giáo viên thường xuyên khen các em qua lời nói, vỗ tay hoan hô các bạn khi thắng hay hoàn tất trò chơi. Chúng ta nên áp dụng thường xuyên trong giờ học thể dục thì hiệu quả sức khỏe các em tăng lên rõ rệt. 3. Kết quả thực hiện: 4 Với một số kết quả nêu trên, cho ta thấy được vai trò,tác dụng của phương pháp: Kết hợp “Chia nhóm – Tổ chức trò chơi” là hợp lí phù hợp với môi trường tập luyện, đặc trưng bộ môn và không chiếm nhiều thời gian, kết quả nhiều học sinh biết cách tổ chức phân nhóm trò chơi. Đặc biệt phù hợp với phương pháp giảng dạy là phát huy tư duy sáng tạo và năng lực học sinh, giúp học sinh có được kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết cho môn học của mình nhất là môn thể dục. Giúp học sinh có kết quả tốt, nhanh, nhạy bén trong công việc, tự mình phát triển tư duy sáng tạo. học sinh sẽ làm chủ kiến thức, biết khám phá và nắm vững kiến thức, đem lại kết quả cao trong học tập. Qua thời gian thực hiện phương pháp: Kết hợp “Chia nhóm - Tổ chức trò chơi” bản thân nhận thấy học sinh có sự tiến bộ đáng kể, phần lớn các em có hứng thú học môn thể dục hơn, trong phần tập luyện các em nhanh và khéo hơn tác phong nhanh nhẹn và khẩn trương hơn ngay từ khâu nhận lớp ban đầu. Các em có ý thức tự giác cao, tiết học vui tươi, sinh động hơn, từng bước đã làm thay đổi cách nhìn của các em đối với bộ môn này. Không ít học sinh đã cảm thấy yêu thích môn học và có những đột phá trong học tập. Mỗi giờ học thể dục đã có nhiều học sinh tích cực, tham gia nhiệt tình hơn, nhất là khi tổ chức trò chơi cho các em, khi tham gia các em đoàn kết hơn, quyết tâm hơn để dành chiến thắng cho đội – nhóm của mình, các em hồ hởi, động viên nhau từng bạn và thậm chí các em còn reo hò, hô to để cổ động cho các bạn. Thật sự, không khí tập luyện rất sinh động và vui tươi. Khi kiểm tra tố chất vận đông qua từng học kì, năm học thông qua tiêu chuẩn RLTT các em luôn đạt khá, giỏi. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng phương pháp nêu trên trong các lớp tôi dạy và mang l ại hiệu quả rõ rệt. Kết luận Để nâng cao phát triển tố chất nhanh khéo thông qua phương pháp: Kết hợp “ Chia nhóm - Tổ chức trò chơi” vận động đây là một vấn đề không phải là nhỏ đối với người giáo viên, đòi hỏi người giáo viên hết sức tận tụy theo sát, uốn nắn từng bước trong quá trình thực hiện của các em, thường xuyên vận dụng một cách linh hoạt các trò chơi trong từng tiết dạy, tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lí, đồng thời tích cực vận động linh hoạt phương pháp: Kết hợp “Chia nhóm - Tổ chức trò chơi” và sắp xếp trò chơi sao cho hợp lí, khoa học, phù hợp với mục tiêu bài dạy. Có như vậy tiết dạy mới mang lại kết quả cao như mong muốn thì tiết dạy ấy mớ thành công. 5 6 . phương pháp kết hợp “Chia nhóm - Tổ chức trò chơi” là rất quan trọng, tạo sự hứng thú tập luyện TDTT. Do đó trong khi giảng dạy môn thể dục giáo viên cần chú trọng nhiều đến cách thức tổ chức. kĩ xảo vận động và trang bị các kiến thức chuyên môn cho người học. Trong quá trình giảng dạy TDTT bản thân tôi sử dụng hợp lí các phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất, vì hiện nay việc. với đổi mới chương trình sách giáo khoa mới phải nói rằng giáo 1 viên dạy môn thể dục ở trường THCS phải có trách nhiệm trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học. Bởi vì phương pháp dạy

Ngày đăng: 09/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan