1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chu nghia xa hoi va chu nghia xa hoi o VN

34 252 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 181 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 01 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Quá khứ của chủ nghĩa xã hội trên Thế giới và Việt Nam 04 1. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới 04 1.1. Quá trình 04 1.2. Thành tựu 04 1.3. Hạn chế 05 2. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 09 2.1. Quá trình 09 2.2. Thành tựu 10 2.3. Hạn chế 12 Chương 2: Nhận thức lại chủ nghĩa xã hội – con đương phát triển lịch sử dân tộc 15 1. Về con đường phát triển lịch sử của đất nước 15 2. Về đặc điểm của thời đại ngày nay tác động cách mạng nước ta trong thời kỳ quá độ 16 3. Về điểm xuất phát trong quá khứ và hiện tại của đất nước khi bước vào thời kỳ quá độ 18 3.1. Về lịch sử 18 3.2. Về chính trị 18 3.3. Về kinh tế 18 4. Đặc điểm cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 19 4.1. Trải qua thời kỳ quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội 19 4.2. Bỏ qua chế độ chính trị, hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội 20 4.3. Nhiệm vụ lịch sử trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 20 4.4. Lực lượng cản trở đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội 21 Chương 3: Mấy vấn đề về đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội 22 1. Về kinh tế - xã hội 22 1.1. Phát triển lực lượng sản xuất 23 1.2. Cải tạo quan hệ sản xuất 24 1.3. Quan hệ kinh tế đối ngoại 26 1.4. Cơ chế quản lý kinh tế 26 2. Về chính trị 27 3. Về khoa học, văn hóa, giáo dục 28 4. Về đối ngoại 30 PHẦN KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Thống nhất Việt Nam được tái lập sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thống nhất của một đất nước đã hoàn toàn độc lập. Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vả lại, tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ đảm bảo cho độc lập và thống nhất của đất nước càng bền vững. Chủ nghĩa xã hội hiện đang trở thành nhiệm vụ trước mắt của cách mạng nước ta, nhưng từ rất sớm ( những năm 30), khi chủ nghĩa Mác- Lênin mới soi gọi vào nước ta, nó đã là lý tưởng chiến đấu, khẩu hiệu động viên nhân dân ta đấu tranh vì độc lập tự do. Chính ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) cùng với thực tiễn Việt Nam và thế giới đã làm bùng sáng lên trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc và những người cách mạng Việt Nam rằng: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, rằng: “ chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động thế giới khỏi ách nô lệ”. Nhận thức sâu sắc tư tưởng đó, Đảng cộng sản Việt Nam trong “ Chính cương vắn tắt” và “ sách lược vắn tăt” (2/1930) – Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nêu rõ: Việt Nam làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trong “ Luận cương chính trị (10/1930)” của Đảng cũng nêu rõ: “ cách mạng Việt Nam là một quá trình liên tục từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trang 2 Đường lối chiến lược đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng không ngừng, phù hợp với điều kiện nước ta và ngày nay trở thành quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Quy luật đó là “ Trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cuãng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Bước ngoặc lịch sử ấy đã diễn ra ở miền Bắc hơn 20 năm trước( 1954 – 1975), và từ đại thắng mùa Xuân năm 1975 diễn ra trên phạm vi cả nước. Sau đại thắng mùa Xuân 1975 và sau Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố thành lập ( 2/7/1976 )- sự kiện đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thập kỷ đầu (1975- 1986) của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sau 30 năm đất nước trải qua cuộc chiến tranh cách mạng chống lai hai đế quốc lớn mạnh và trong hoàn cảnh hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện, cách mạng nước ta gặp không ít khó khăn và thử thách to lớn. Từ Đại hội VI ( 12/1986 ), với đường lối đổi mới của Đảng, cách mạng nước ta từng bước vượt qua khó khăn, thử thách. Đến đại hội VIII ( 6/1996 ), đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có điều kiện để chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoa và hiện đại hóa. Vậy, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ thực tế 10 năm trước đổi mới và từ khi đổi mới như thế nào? 2. Mục đích nghiên cứu : Đề tài này giúp chúng ta có một cái nhìn cụ thể và sâu rộng về chủ nghĩa xã hội, nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nhằm tránh những sai lầm mà các nước xã hội chủ nghĩa đã mắc phải, và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Trang 3 Nam có gì khác so với các nước chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Và những bài học trong quá trình xây dựng đất nước thời kì quá độ. 2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: • Phương pháp lịch sử. • Phương pháp logic. • Phương pháp hệ thống hóa kiến thức. • Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo. 3. Cấu trúc của đề tài: • Đề tài gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Nội dung gồm có ba chương: Chương 1: Quá khứ của chủ nghĩa xã hội trên Thế Giới và Việt Nam Chương 2: Nhận thức lại chủ nghĩa xã hội - con đường phát triển lịch sử dân tộc Chương 3: Mấy vấn đề về đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội 4. Đóng góp của đề tài. Qua đề tài này, tôi hi vọng nó có thể là tư liệu tham khảo nho nhỏ cho những ai chưa rõ hay là tìm hiểu kỉ hơn vấn đề trên. Ngoài ra, qua đề tài tôi cũng hi vọng các bạn sẽ thấy được quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội vô cùng khó khăn gian khổ của nhân dân ta vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đấu tranh chống lại các thế lực thù địch quyết tâm đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn. Trang 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. QÚA KHỨ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới. 1.1. Quá trình. + . Thời kỳ 1917 – 1945: Chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở một nước Châu Âu là nước Nga Xô Viết. Đó là thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản tháng Mười Nga (7/11/1917), giành được từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) của chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng tháng Mười chẳng những đã giải phóng nước Nga tư bản – một nước chính quốc , mà còn giải phóng cho nhiều nước khác, là những nước thuộc địa của Nga. Nước Nga Xô Viết tồn tại trong thế bị bao vây bốn phía và luôn bị tiến công. Thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản đầu tiên này đã mở đầu thời đại cách mạng vô sản trên thế giới, mở ra con đường cứu nước và phát triển xã hội tiến lên xã hội công sản, bên cạnh con đường xã hội tư bản hay chủ nghĩa xã hội. + Thời kỳ 1945- giữa những năm 80. Chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở nhiều nước Châu Âu, châu Á, Mỹ Latinh. Đó là thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng thuộc địa các nước giành được từ trong chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945) của chủ nghĩa đế quốc và sau chiến tranh. Nước Nga Xô Viết thoát khỏi thế bị bao vây. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới gồm nhiều nước. Thắng lợi đó khẳng định con đường cứu nước và phát triển xã hội tiến lên xã hội cộng sản. Chủ nghĩa xã hội có bước phát triển đáng kể và lớn mạnh không ngừng. Tuy nhiên, sự phát triển của chủ nghĩa xã hội với tốc độ chậm, thể hiện sự trì trệ kéo dài, đưa đến khủng hoảng toàn diện và nghày càng trầm trọng. + Thời kỳ từ giữa sau những năm 80 đến nay: Chủ nghĩa xã hội được nhận thức lại. Các nước xã hội chủ nghĩa đi tiên phong là Liên Xô, tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng đường lối cải tổ, cải Trang 5 cách, đổi mới. Nhưng ở một số nước, do đường lối cải tổ, cải cách, đổi mới sai lầm, nên chủ nghĩa xã hội chẳng những không thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, mà càng làm cho khủng hoảng tăng lên, đưa đến sụp đổ như ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Đó là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ: Các nước xã hội chủ nghĩa khác như Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, thực hiện đường lối cải tổ, cải cách, đổi mới đúng đắn nên đã thoát khỏi khủng hoảng đưa đất nước tiến lên. 1.2. Thành tựu: Chủ nghĩa xã hội trong những năm 50, 60 và đầu những năm 70 đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, khoa hoc – kỹ thuật, văn hóa, chính trị. Nhất là Liên Xô, đã từng chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kỹ thuật thế giới, từng đạt được nhiều thành tựu to lớn trong cải biến cách mạng, trong phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi cơ bản quan hệ xã hội. Chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu đã từng là lực lượng hùng hậu, từng góp phần quyết định đưa đến những thay đổi căn bản cụ diện thế giới; đã từng làm chỗ dựa vững chắc của phong trào hòa bình và cách mạng thế giới; từng là nhân tố quan trọng góp phần quyết định đẩy lùi những cuộc tiến công tiêu diệt của chủ nghĩa đế quốc và phát xít, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, cứu loài người khỏi họa diệt vong, thúc đẩy cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các nước trên thế giới phát triển và giành nhiều thắng lợi to lớn, thúc đẩy quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người. 1.3. Hạn chế. + Từ khuyết tật , trì trệ đến khủng hoảng: Từ giữa những năm 70, khi thế giới đứng trước cuộc khủng hoảng chung về kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội, …, khởi đầu là khủng hoảng năng lượng (dầu mỏ) năm 1973, một loạt vấn đề được đặt ra đòi hỏi phải giải quyết như vấn đề về bùng nổ dân số, về tài nguyên thiên nhiên vơi cạn dần… Từ đó, đòi hỏi các quốc gia phải có sự điều chỉnh lớn để thích ứng vơi tình hình mới: đòi hỏi xu thế quốc Trang 6 tế hóa, giao lưu mở của và hợp tác phát triển giữa các nước …trước hết là đòi hỏi về một cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh đầy thách thức ấy, những nhà lãnh đạo Liên Xô và nhiều nước xã hội khác vẫn cho rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã ưu việt, không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung trên thế giới. Chính trong điều kiện đã thay đổi đó , mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội và những cơ chế của nó về kinh tế, chính trị, xã hội với những khuyết tật , thiếu sót vốn tích tụ từ lâu, nay đã bộc lộ rõ rệt sự không phù hợp và trở thành lực cản trong sự phát triển mọi mặt của đất nước. Nhiều nước của xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng kéo dài, sản xuất gia tăng chậm chạp và ngày càng thua kém các nước tư bản. Thêm vào đó là tình trạng thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa với cơ chế quan liêu , độc đoán ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa. Về chính tri: Các nước xã hội chủ nghĩa đã bộc lộ những mặt yếu kém, thậm chí phạm những sai làm nghiêm trọng thất bại nặng nề. Sai lầm cơ bản nhất là trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội. đó là mong muốn xây dưng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa một cách nhanh chóng, không cần những bước trung gian, quá độ, mong muốn xây dựng một chủ nghĩa xã hội nhà nước vơi hệ thống chính trị tập trung, quan liêu, chi phối toàn bộ đời sống xã hội bằng một trung tâm quyền lực tuyệt đối, làm cho chính quyền nhà nước xã rời nhân dân, và không thể thực hiện được chức năng là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Về kinh tế: Chủ trương xây dựng nền kinh tế hiện vật với hai thành phần quốc doanh và hợp tác xã; thực hiện cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp; phủ định kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. đay là những sai làm mang tính chủ quan, nóng vội duy ý chí, giản đơn hóa, vi phạm các quy lực khách quan, bảo thủ, trì trệ, duy trì quá lâu mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, chậm trễ trong việc thích ứng với cuộc cách mạng khoa học vào công nghệ. Đây là một trong những căn nguyên dẫn đến tình trạng trì trệ và khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội. + Từ giải quyết khủng hoảng đến sụp đổ: Trang 7 Trong bối cảnh đó, năm 1985 Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ, nhằm sửa chữa những sai lầm, thiếu soát trước đây, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng và xây dựng một xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa đích thực của nó. Công cuộc cải tổ được tiến hành trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng trong gần 6 năm( 1985 – 1991) tiến hành cải tổ, do không lường hết tính chất nặng nề và phức tạp của những khuyết tật, sai lầm đã tồn đọng quá lâu, lại không có sự chuẩn bị đầy đủ, và nhất là những sai lầm mới liên tiếp phạm phải trong quá trình tiến hành nên công cuộc cải tổ trơ lên trục trặc, khó khăn và bế tắc. Đất nước Xô Viết ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trở nên rối loạn không kiểm soát được. Vào lúc Liên Xô tiến hành cải tổ, tuy rằng đã quá muộn nhưng các nước Đông Âu vẫn chưa hề chuyển động. Nhưng người lãnh đạo nhiều nước như: Rumani, Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari cho rằng nước mình chẳng có sai lầm gì để tiến hành cải tổ hay cải cách. Cuối cùng, vốn cùng những khuyết tật, sự sai lầm của một mô hình, cuộc khủng hoảng đã nổ ra ở các nước Đông Âu, bắt đầu từ Ba Lan ( cuối 1988 ), tiếp đó lan sang Hungari, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Rumani, Bungari, Nam Tư, Anbani. Biểu tình, tuần hành, mít tinh, bãi công nổ ra liên tiếp ở các nước này, đòi hỏi cải cách kinh tế và chính trị, thực hiện đa nguyên chính trị, mà mũi nhọn nhằm chủ yếu vào các Đảng Cộng sản cầm quyền. Đến cuối 1989, ở hầu hết các nước Đông Âu, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo nhà nước, chế độ đa nguyên về chính trị được thực hiện, chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ. Riêng cộng hòa dân chủ Đức bị sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức. Cuộc khủng hoảng ở Đông Âu đã dội mạnh vào tình hình đất nước Xô Viết đang chìm đắm trong khó khăn, bế tắc. Ngày 19/08/1991, một số người lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Liên Xô tiến hành cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Goobachop. Cuộc đảo chính không thành (21/08/1991 ) đã dẫn đến những hậu quả cực kỳ quan trọng: Đảng Cộng sản Liên Xô bị cấm hoạt động trong toàn Liên bang, Trang 8 Chính phủ Liên Xô bị tê liệt, tan rã. Cuối cùng, ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa ký kết hiệp định thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Sự ra đời của SNG đã buộc tổng thống Liên Xô Goocbachop phải từ chức ngày 25/12/1991. Cùng ngày, vào một buổi tối trời đông giá lạnh, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Cremli bị hạ xuống, đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô Viết ra đời năm 1922. Thế là trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 1989 – 1991 so với 71 năm tồn tại kể từ năm 1917, chế độ chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Đay là một bước lùi, một thất bại nặng nề chưa tùng có trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới, dẫn đến hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới không còn tồn tại nữa. Những tổ chức quốc tế của các nước xã họi chủ nghĩa lần lượt chấm dứt hoạt động vào tháng 6/ 1991 đối với Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ( thành lập ngày 08/01/1949) vào tháng 03/1991 đối vơi tổ chức Hiệp ước Vácxava ( thành lập 11/05/1955 và giải thể 01/07/1991). + Nguyên nhân sụp đổ: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu do nhiều nguyên nhân: Ở các nước xã hội chủ nghĩa đã xây dưng lên một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa thật đúng đắn, trong đó mang nhiều khuyết tật và thiếu sót. Những khuyết tật và thiếu sót ấy lại duy trì quá lâu, càng làm cho các nước nước xã hội chủ nghĩa với những tiến hóa văn minh của thế giới. Các nước chủ nghĩa xã hội chậm thích ứng, chậm thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, nhất là trước cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, thực hiện chính sách “ khép kín cửa” đối với bên ngoài. Sau khi những khuyết tật và thiếu sót được phát hiện và sửa chữa, và khi sửa chữa thì lãnh đạo của một số nước xa hội chủ nghĩa lại rời bỏ những nguyên lý Trang 9 đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Leenin, tiếp tục phạm thêm những sai lầm khác nghiêm trọng. Ở một số nước xã hội chủ nghĩa có hiện tượng hình thành nên tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, một số các bộ đảng và nước sống đế vương, tách xa quần chúng, tha hóa về phẩm chất, đạo đức, đã gây sự bất mãn của nhân dân. Những hoạt động phá hoại của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước, đã tác động không nhỏ, làm cho tình hình các nước xã hội chủ nghĩa càng thêm rối ren, khủng hoảng trầm trọng. 2. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2.1. Quá trình. + Thời kỳ 1945- 1975: Miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong khi miền Nam vẫn tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trên phạm vi cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. đay vẫn là một trong nhều thời kỳ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bắt đầu từ năm 1930. Cách mạng nước ta diễn ra theo hình thái độc đáo: tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở hai miền. + Thời kỳ từ 1975 – 1986: Đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội đầy khó khăn, thử thách, với mô hình cũ được xây dựng không theo những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, kiểu chủ nghĩa xã hội nhà nước, khổ hạnh. + Thời kỳ 1986 đến nay: Đất nước đi lên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội vơi mô hình đổi mới được xãy dưng theo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, kiểu chủ nghĩa xã hội văn minh, tiến bộ. Từ Đại Hội VI (12/1986) của Đảng, những sai lầm và yếu kém của chủ nghĩa xã hội xây dựng theo mô hình cũ ở Việt Nam được phát hiện, được nói thật, và bắt đầu khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đổi mới. Trang 10 [...]... cùng với khoa học và công nghệ, gi o dục Trang 29 và đ o t o các hoạt động văn hóa có vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách làm phong phú đời sống tinh thần nhân dân Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa không chỉ thấm đượm trong công tác văn hóa mà cả trong mọi hoạt động sáng t o vật chất , ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, gi o dục và đ o t o sao cho trong mọi... thành tựu khoa học và công nghệ của nhân loại để góp phần v o việc hoạch định những đường lối chủ trương chính sách, kế hoạch sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Gi o dục và đòa t o ( cùng với khoa học và công nghệ) phải thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu” Bằng nhiều hình thức đa dạng b o đảm cho mọi người được học, động viên phong tr o toàn dân thi đua xóa mù chữ, hoàn thành... sản lãnh đ o , thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỹ cương xã hội, chuyên chính với kẻ thù 3 Về khoa học , văn hóa, gi o dục Khoa học và công nghê, gi o dục và đ o t o nhằm nâng cao dân trí, đ o t o nhân lưc, bồi dưỡng nhân tài Các ngành khao học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ phải được quan tâm đầu tư phát triển, chú trọng nghiên cứu và vận dụng sáng t o chủ nghĩa... thi đua xóa mù chữ, hoàn thành phổ cập gi o dục ở những nơi có điều kiện Cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong ngành gi o dục để hoàn thành đ o t o nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với đổi mới nội dung gi o dục theo hướng cơ bản, hiện đại phải tăng cường gi o dục công dân, gi o dục thế giới quan khoa học lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì... của xã viên, phân phói theo kết quả lao động và theo cổ phần, mọi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung Kinh tế tư bản Nhà nước, bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế Nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế Nhà nước với tư bản nước ngoài Kinh tế tư bản Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ,... hiện tượng dao động về lập trường, có khuynh hướng phủ định các thành tựu, từ đó đi đến phủ định con đường xã hội chủ nghĩa Nhưng đối với chúng ta như Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định “ quyết tâm không có gì lay chuyển nổi của nhân dân ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đ o của Đảng” là con đường thật sự đưa lại độc lập, tự do, hạn phúc Đó là con đường do Bác Hồ tìm... hiện đại vừa mang sắc thái Việt Đi v o kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc quyết không được tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác 4 Về đối ngoại Nhiệm vụ đối ngoại của ta là tao ra môi trường hòa bình và những... hợp pháp , t o điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý , hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có quyền tự chủ và liên kết, hợp tác và cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh Trang 26 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm phần vốn đầu tư của nước ngoài v o các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước ta Ta chủ trương t o điều kiện để thành phần kinh tế này phát triển thuận lợi, hướng v o xuất khẩu,... truyền nhiễm; thu hẹp khoản cách giữa các nước giàu và ngh o và việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của toàn thể nhân loại, của tất cả các dân tộc Chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách và khủng hoảng trầm trọng Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã khiến cho chủ nghĩa xã hội lâm v o thối tr o, nhưng điều đó không... xã hội mắc phải những khuyết tật Làm cho nó không còn mang tính chất cách mạng và khoa học Đưa đến khủng hoảng từ cuối những năm 70: đồng thời là sự mong muốn vượt qua khủng hoảng làm cho chủ nghĩa xã hội thật sự mang tính chất cách mạng khoa học Đổi mới đát nước trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội “ không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả . lay chuyển nổi của nhân dân ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đ o của Đảng” là con đường thật sự đưa lại độc lập, tự do, hạn phúc. Đó là con đường do Bác Hồ tìm thấy ở chủ nghiaax. hành cuộc đ o chính lật đổ tổng thống Goobachop. Cuộc đ o chính không thành (21/08/1991 ) đã dẫn đến những hậu quả cực kỳ quan trọng: Đảng Cộng sản Liên Xô bị cấm hoạt động trong toàn Liên bang, Trang. LIỆU THAM KH O 33 Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cách mạng nước ta chuyển sang giai o n mới – giai o n đất nước độc

Ngày đăng: 09/07/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w