1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Bùi Quốc Trị

4 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Qua nhiều năm giảng dạy bản thân muốn tạo cho học sinh của lớp mình có sự đoàn kết, hoà đồng và nhất là biết chủ động sáng tạo trong học tập. Tuy nhiên khi thực hiện thì cảm thấy lúng túng, thiếu trước, thiếu sau, không có định hướng rõ ràng mà chỉ thực hiện được thuần tuý là dạy các em học kiến thức và thực hiện được các nhiệm vụ học tập mà thôi. - Từ chỗ hàng năm thấy học sinh của mình trong các hoạt động học tập cũng như các hoạt động vui chơi của lớp, các em luôn có sự phân chia với nhau giữa giàu, nghèo, giữa các em học giỏi và em yếu, … Rồi từ đó mà chia phe, chia nhóm chơi với nhau tạo nên nhiều phe phái trong một lớp. Vì vậy mà các hoạt động của lớp lúc nào cũng đình trệ, không đạt được kết quả như mong muốn, vì nhóm nào chỉ chơi riêng và làm việc riêng với nhau. - Từ khi có chỉ thị số 40 của Bộ GDĐT ban hành về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông. Có các nội dung rất phù hợp với những khó khăn của lớp mà giáo viên cần giải quyết. Bản thân hiểu rõ hơn được hướng đi là phải biết làm gì? Và làm như thế nào để cho học sinh của mình biết cách học và học như thế nào để đạt kết quả tối ưu, có vốn sống phong phú hơn và biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn. Sau khi có chỉ thị 40 làm định hướng, bản thân định hướng lại các việc cần làm và áp dụng cho lớp mình. Sau một năm thực hiện thì thấy các hoạt động của lớp thay đổi hẳn, các em biết quan tâm lẫn nhau hơn, không còn vị kỷ với nhau nữa mà cùng giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong vui chơi. Từ đó làm cho lớp trở thành khối đoàn kết thống nhất và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. - Dự kiến phương pháp giải quyết: - Để tránh sự chia phe nhóm làm mất sự hoà đồng của lớp, đồng thời tạo sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau thì những việc cần làm sau khi nhận lớp là: + Nắm lại chất lượng học sinh qua khảo sát đầu năm để có sự phân công giúp đỡ nhau học tập. + Nắm lý lịch, thành phần gia đình cuả từng HS để quan tâm đến sinh hoạt của các em. + Nắm mối quan hệ của các em lẫn nhau, để phân công hợp lý: gần nhà, bạn thân. + Họp PHHS đầu năm thông báo, vận động sự hổ trợ cho lớp. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 1. Quá trình phát triển kinh nghiệm: - Các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề: + Trước đây, khi ở lớp, GV chỉ làm từng phần và theo các chủ điểm của Ban giám hiệu đưa ra: như vệ sinh trường lớp, trang trí, học tập … và thực hiện như các phong trào và không liên tục thường xuyên suốt năm học. Chú trọng đến kiến thức qu định trong chương trình, những kĩ năng cần đạt chứ chưa quan tâm đến bối cảnh xung quanh, tới kĩ năng sống và sự hoà đồng cho HS. + Hiện nay, khi đã có định hướng, sau khi nhận lớp GV bắt đầu tìm hiểu lý lịch, học lực và hạnh kiểm của từng học sinh. Nhận xét mối quan hệ giữa các em trong lớp với nhau. Từ đó có những chuẩn bị cho kế hoạch phân chia các đối tượng vào các nhóm, tổ với nhau (có giỏi, yếu, có giàu, nghèo …) Từ chỗ cũng tổ nhóm với nhau sẽ tạo mối ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy mà các em sẽ quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau hơn và thực hiện tốt các yêu cầu mà GVCN đề ra. * Họp PHHS lớp đầu năm: báo tình hình lớp vận động sự hổ trợ của phụ huynh cho hoạt động của lớp. * Tổ chức cho HS tham gia nhiều hoạt động tập thể nhằm giáo dục ý thức đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau như: Nuôi heo đất lấy tiền giúp đỡ những bạn khó khăn, thiếu thốn dụng cụ học tập, liên hoan, cắm trại vào những ngày lễ, tết. * Phát động thi đua trong các tổ nhóm lẫn nhau như: Giúp bạn tiến bộ, giúp hạn vượt khó … và có tổng kết khen thưởng sau mỗi tuần vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm. - Sự vật chuyển biến: Qua thời gian thực hiện, bản thân thấy lớp tiến bộ rõ rệt. Các em chung sống rất hoà đồng, biết quan tâm và chia sẻ lẫn nhau. Đặc biệt là thực hiện tốt các yêu cầu mà GVCN lớp đề ra với sự phấn khởi và hăng hái. - Kết quả thực hiện kiểm chứng: + HS tiến bộ khá tốt; biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. + Đi đầu trong các phong trào thi đua của trường. + Đi đầu trong các phong trào vận động quyên góp như: Giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt miền Trung; giúp bạn vượt khó; quỹ đền ơn đáp nghĩa; quỹ cây mùa xuân. - Chất lượng: + Năm học: 2008 – 2009: - Số lượng hs yếu của lớp cuối năm giảm rõ rệt: đầu năm 7/34 em - cuối năm: 0/34 em. - HS lên lớp thẳng 100% - HS duy trì sĩ số 100% - HS viết chữ đẹp: vòng trường 7 em - huyện 4 em. + Đầu năm 2009 – 2010: Số HS yếu đầu năm 6/38 - cuối HKI 0/38 - Đánh giá kết quả và rút ra kết luận khái quát: + Qua việc áp dụng thực hiện lớp học thân thiện, học sinh tích cực ta thấy học sinh có ý thức hơn, biết quan tâm đến trường lớp, quan tâm đến các hoạt động của lớp, biết giúp nhau học tập cùng nhau tiến bộ. + Qua những thực tế đạt được, cần rút ra kết luận là: HS tiểu học tuy còn khó nhưng các em rất hiếu động, muốn được tham gia các hoạt động của lớp. Vì vậy là GVCN chúng ta phải mạnh dạn phân công nhiệm vụ và có kế hoạch hướng dẫn để các em hoàn thành được những nhiệm vụ được giao. Từ đó các em sẽ gắn bó hơn với lớp với trường, tạo được mối tương thân, tương ái với nhau hơn. - Qua một năm thực hiện mô hình lớp học thân thiện, học sinh tích cực, bản thân nhận thấy. + Đầu năm các em tuy chưa quen với công việc được giao vì vậy mà các em rất cần được hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ngay đầu năm. + Lúc đầu chỉ giao 1, 2 nhiệm vụ sau một thời gian các em đã quen dần với công việc thì giáo viên nâng dần nhiệm vụ lên. + HS lúc đầu còn lúng túng chưa thạo, nhưng khi quen dần, các em sẽ rất hứng thú. + Sự hổ trợ của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cũng là động lực phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Cụ thể qua phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm, GVCN nêu những hoạt động của lớp và kêu gọi sự hổ trợ của phụ huynh. - Cụ thể: + Năm học 2008 – 2009 được 1.750.000đ + Năm học 2009 – 2010 được 2.010.000đ - Tổ chức cho HS nuôi heo đất hằng năm để giúp đỡ các bạn khó khăn, cắm trại, liên hoan các ngày lễ, tết (ngày 20/11, tết nguyên đán, cuối năm …). - Cụ thể: Năm 2008 – 2009: được trên 4.000.000đ - Đầu năm 2009 – 2010 được 2.259.000đ Quyên góp quỹ cây mùa xuân 204.000đ 2. Kiểm điểm lại kinh nghiệm: - Qua việc tổ chức cho các em thực hiện phong trào thi đua “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” và những công việc làm được hơn so với những năm trước. + Khi có chỉ thị 40 của Bộ GDĐT. + HS phấn khởi, tích cực hơn trong học tập. Các em không còn vị kỷ giữa giàu nghèo - giỏi yếu mà các em đã biết quan tâm giúp đỡ nhau hơn, tạo cho lớp thành đoàn kết đưa lớp đứng đầu trong các phong trào của nhà trường. - Phạm vi tác dụng của phương pháp: + Được nhiều lớp trong khối và lớp trên áp dụng. - .: + Có chỉ thị 40 làm định hướng. + GV mạnh dạn giao ước cho HS và có kế hoạch giúp đỡ các em thực hiện. + HS rất hứng thú và phấn khởi khi được giao việc và hoàn thành công việc. + Được sự giúp đỡ của ban đại diện cha mẹ hs lớp. + Nhờ sự chỉ đạo và hậu thuẩn của BGH trường. III. KẾT LUẬN: - Thiết nghĩ, đây không phải là một phương pháp mới. Trước đây chúng ta cũng đã từng làm, từng thực hiện. Tuy nhiên nó chưa đầy đủ và chưa cụ thể mà thôi. Khi có chỉ thị 40 của Bộ phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” làm định hướng, chúng ta mới hiểu rõ thêm những việc cần làm và làm như thế nào? Và tác dụng của nó như thế nào đối với sự giáo dục học sinh của chúng ta. - Tuy nhiên thì dù với phương pháp nào thì nó cũng có mặt mạnh, mặt yếu của nó. Cái đáng quan tâm nhất là làm sao và làm như thế nào? Để chúng ta tổng hợp được sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng chăm lo và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện đối với học sinh. - Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và tinh thần tương thân, tương ái tạo lớp mình thành một khối đoàn kết thống nhất cùng nhau tiến bộ và trở thành con ngoan trò giỏi, có ích cho xã hội sau này. - Trên đây là một số biện pháp mà bản thân đã thực hiện được và thấy có kết quả khá tốt. Vì vậy xin mạn phép viết ra để quý thầy cô cùng tham khảo và góp ý thêm cho hoàn chỉnh. Tất cả vì học sinh thân yêu Tất cả vì học sinh thân yêu

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:00

w