PHÒNG GIÁO DỤC TP PLEIKU KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ Năm học 2007-2008 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: HOÁ HỌC LỚP 9 (VÒNG 1) Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng thực hiện theo sơ đồ chuyển hoá sau: A A1 A2 X X X X B B1 B2 Biêt X là một khoáng sản được sử dụng nhiều trong xây dựng (Mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) Câu 2 (2 điểm): 1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi cho kim loại Bari (Ba) vào dung dịch từng chất sau: a. NH 4 Cl b. (NH 4 ) 2 CO 3 c. NaHCO 3 2. Trình bày phương pháp hoá học để tách hỗn hợp chứa các khí: O 2 ; CO 2 ; HCl Câu 3 (3 điểm): Cho một luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 23,2 gam một oxit kim loại nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được kim loại M và hỗn hợp khí A. Cho A hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 lấy dư thu được 40gam kết tủa trắng. Cho toàn bộ M tan hết trong axit HCl, thấy thoát ra 6,72 lít H 2 (đktc) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định công thức hoá học của oxit kim loại Câu 4 (3 điểm): Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon A và B (cấu tạo mạch hở) có công thức tổng quát C n H 2n và C m H 2m (m, n nguyên, dương). - 8,4 gam hỗn hợp X (trộn theo tỷ lệ số mol bằng nhau) làm mất màu vừa đủ 32 gam Br 2 (trong dung dịch) - 11,2 gam hỗn hợp X (trộn theo tỷ lệ khối lượng bằng nhau) làm mất màu vừa đủ 48 gam Br 2 (trong dung dịch). - Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của A và B Cho: H = 1; O = 16; C = 12; Ca = 40; Br = 80; Al = 27; Cu = 64; Fe = 56; Zn = 65 Ghi chú: Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học Họ và tên thí sinh Số báo danh Phòng số Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị 2 . GIÁO DỤC TP PLEIKU KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ Năm học 2007-2008 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: HOÁ HỌC LỚP 9 (VÒNG 1) Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Hoàn