Tìm hiểu về "chửa ngực" Hiện tượng "chửa ngực" khiến nhiều thai phụ lo lắng khi vòng ngực gia tăng kích thước nhanh chóng, to vượt vòng bụng. Mang thai được 5 tháng, chị Nguyễn Thị Kim Lan, 27 tuổi, cảm thấy bất an khi nghe nhiều người trêu: "Sao bụng chị bé thế? Chỉ thấy vòng một ngày càng phì nhiêu", "Mẹ ăn bao nhiêu vào ngực hết rồi, chắc gì vào con" hoặc "Ngực của mẹ trông to thế, nhưng sau khi sinh chẳng có sữa cho em bé bú đâu". Ngoài ra, ngực phát triển nhanh gây những vết rạn mất thẩm mỹ. Chị thường xuyên bị đau tức ngực và khó thở. Trước những bất ổn đó, chị vội đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Tìm hiểu thực và hư về "chửa ngực" Bác sĩ Lê Thị Phương Uyên, khoa Phụ sản bệnh viện Đại học Y dược, cho biết, dân gian thường gọi hiện tượng trên là "chửa ngực". Kích thước, hình dáng của "đôi gò bồng đảo" chủ yếu do mô mỡ quyết định. Kích thước này thay đổi theo thời gian, hoạt động thể chất và số lần mang thai. Trong suốt thai kỳ, do sự kích thích của các nội tố trong cơ thể, các mạch máu ở tuyến vú phình to, mô mỡ tăng lên. Đồng thời, các ống dẫn sữa cũng phát triển mạnh để chuẩn bị cho khả năng tiết sữa. Do đó, khi mang thai, ngực phụ nữ phát triển đạt kích thước lớn nhất. Các trường hợp ngực phát triển to cực đại như chị Lan không phải do ngực lấy chất dinh dưỡng nuôi thai nhi. Nguyên nhân là do mô mỡ phát triển quá nhanh hoặc các ống tuyến sữa tăng mạnh. Với lời đồn "Ngực to sẽ cho sữa ít", bác sĩ Phương Uyên giải thích: "Bầu ngực thai phụ to hay nhỏ không quyết định lượng sữa. Một chế độ dinh dưỡng phong phú và hợp lý cùng với trạng thái tâm lý ổn định, thoải mái, sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình hình thành và khả năng bài tiết sữa trong giai đoạn mang thai và cho con bú". Bác sĩ Phương Uyên cũng khẳng định, ngực phát triển cực đại trong thời kỳ mang thai hoàn toàn không có hại gì thai nhi. Những phụ nữ bị "chửa ngực" trong lần mang thai đầu tiên có thể sẽ gặp phải hiện tượng này trong các lần mang thai tiếp theo. Sau giai đoạn cho con bú, hiện tượng "chửa ngực" sẽ biến mất. Ngực sẽ dần khôi phục lại hình dáng. Tuy nhiên, có thể ngực sẽ không còn săn chắc như trước khi mang thai do thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Đây là điều không thể tránh khỏi của hầu hết các bà mẹ. Tránh những rắc rối khi vòng một đột biến "Chửa ngực" có thể gây nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày của thai phụ. Khó thở, căng tức ngực, đổ nhiều mồ hôi, rạn da, ngứa và nổi mẩn đỏ là những vấn đề thường gặp. Do đó, thai phụ cần chú ý những điều sau: Thường xuyên thay đổi kích cỡ áo ngực. Nên chọn áo vừa vặn, chất liệu cotton mềm mại Tránh mặc áo ngực có gọng cứng hoặc quá chặt, gây chèn ép ngực và vết hằn trên da. Thường xuyên massage nhẹ nhàng vùng ngực giúp máu lưu thông tốt hơn và xoa dịu cảm giác căng tức ngực. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát. Ngực căng quá mức, có thể gây rạn da, chảy máu. Các loại kem bôi lên da chỉ có thể hạn chế phần nào chứng rạn da. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào để tránh nhiễm trùng. Tránh thức ăn mặn và thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, ca cao vì chúng có thể làm nặng hơn tình trạng căng tức ở ngực. Thay ngay áo ngực khác khi có cảm giác bị ra nhiều mồ hôi và ẩm ướt. Điều này tránh được tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy, khó chịu. Khi ngực có bất thường như các vết rạn chảy máu, căng tức gây đau nhức hoặc sốt thai phụ nên đi khám ngay để được chữa trị kịp thời. . Tìm hiểu về "chửa ngực" Hiện tượng "chửa ngực" khiến nhiều thai phụ lo lắng khi. và khó thở. Trước những bất ổn đó, chị vội đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Tìm hiểu thực và hư về "chửa ngực" Bác sĩ Lê Thị Phương Uyên, khoa Phụ sản bệnh viện Đại học