2010, giáo viên sống được bằng lương TT - Có 74 ý kiến bạn đọc gửi đến phản hồi bài báo “Giáo viên bị cắt thu nhập” (Tuổi Trẻ 29-4). Nhiều bạn đọc nhắc lời hứa của lãnh đạo Bộ GD-ĐT vào cuối năm 2006 rằng đến năm 2010, giáo viên sống được bằng lương và kể rằng họ đã hướng đến lời hứa đó suốt ba năm rưỡi nay. Giáo viên Quảng Ngãi nhận tiền trợ vốn (do bạn đọc báo Tuổi Trẻ hỗ trợ) để làm kinh tế phụ gia đình, kiếm thêm thu nhập - Ảnh: Minh Thu Tôi tốt nghiệp đại học cách đây hai năm và cũng từng ấy thời gian tôi đi làm, được hưởng lương. Hiện tôi đang là giáo viên của một trường THPT thuộc địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Khoảng thời gian mới ra trường, chưa đi dạy, trong tôi ấp ủ rất nhiều dự định, sáng kiến. Thật sự tôi không phải là một người thích nghề gõ đầu trẻ, nhưng trong tôi cũng trào dâng niềm khát khao được cống hiến vì sự phát triển của xã hội. Nhưng có lẽ chỉ khi đi dạy tôi mới thấy có quá nhiều thứ không như mình dự tính và điều làm tôi mất nhiều thời gian suy nghĩ nhất là lương. Để có thể dạy tốt, giáo viên phải suy nghĩ, trăn trở nội dung cần dạy và phương pháp dạy, phải đầu tư thời gian rất nhiều, điều đó lại cần thiết hơn đối với một giáo viên mới ra trường như tôi. Đánh giá công sức cho chính xác Chúng tôi luôn đặt hi vọng vào lời hứa của lãnh đạo Bộ GD- ĐT, vậy mà lương chưa kịp đủ đã cắt mất rồi. Trong khi chúng tôi phải nhận không ít áp lực, nào là trang phục, nói năng, ứng xử, đi đứng, giảng dạy phải hay, phải đổi mới, phải ứng dụng công nghệ thông tin (mua máy vi tính ), giao tiếp với phụ huynh, học sinh còn soạn bài, chấm bài chỉ là một trong rất nhiều công đoạn của một tiết học cho hơn 50 học sinh (nhất là học sinh cá biệt). Vậy mà chúng tôi vẫn không dám thể hiện một cái gọi là uể oải, mỏi mệt hay dạy không hết tâm sức vì nếu hiệu suất thấp hay dạy không hấp dẫn là mất việc ngay Thời xưa về vườn còn có vườn mà về, thời nay nhà còn ở thuê thì đi về đâu? Xin Bộ GD-ĐT hãy “vi hành”, vì chấm bài không phải là cuốc, đào, xới đơn thuần, mà nó đánh giá sức lao động trước mắt và lâu dài của con người. Vì vậy xin hãy đánh giá công lao của chúng tôi cho chính xác. Hiếu Hiếu Nhưng có lẽ điều đó không quan trọng với tôi nữa khi tôi nhận được tháng lương đầu tiên 1,68 triệu đồng. Mọi thứ đều mang tính tương đối, có thể ít với người này nhưng lại nhiều với người khác, tuy nhiên phải phù hợp với nhu cầu cần thiết. Lại nói về mình, quê tôi ở huyện nên khi dạy ở TP tôi phải ở trọ, khoản tiền chi tiêu đầu tiên là tiền thuê nhà 450.000 đồng/tháng. Ai cũng biết sống là phải ăn, để sống được một ngày phải ăn đủ ba bữa mới đảm bảo sức khỏe. Ăn sáng tôi không dám nhìn vào quán phở hay quán bún mà chỉ ghé vào xe bán bánh mì hay xe bán xôi cũng mất 5.000 đồng, và vì không thể tự nấu ăn nên mỗi bữa ăn cơm bình dân cũng mất 15.000 đồng. Đôi lần nghĩ tự nấu ăn để tiết kiệm, nhưng nghe mẹ bảo nấu mà ăn được thì cũng tốn từng ấy tiền, có khi tốn hơn nên đã thôi ý tưởng ấy. Vậy là một thanh niên trai tráng không dám uống một ly cà phê, không dám giao lưu một lần cùng bạn bè, tối nào đói thì ráng mà nhịn nhưng mỗi tháng cũng phải tốn 1,05 triệu đồng phục vụ cho nhu cầu ăn để sống. Ngoài ra, phải chi tiền xăng, tiết kiệm lắm một tháng cũng mất 200.000 đồng, chưa kể những lúc xe trở chứng hay cán phải đinh. Thêm một thứ phải nuôi nữa đó là điện thoại, một tháng phải chi 150.000 đồng. Thế là sau khi thắt lưng buộc bụng, một tháng một giáo viên trẻ như tôi phải chi 1,85 triệu đồng để có thể tồn tại được với những nhu cầu thiết yếu. Và tôi phải thâm nợ 170.000 đồng. Sau những buổi lên lớp gặp học sinh thân yêu, tối đến nằm trong căn phòng rộng chừng 10m 2 , tôi suy nghĩ về lương. Không biết ai đó đề ra mức lương cho nghề cao quý này đã thử sống với bằng ấy tiền chưa, hay họ nghĩ giáo viên có một nguồn thu nhập khác ngoài lương? Nhiều tháng gặp chuyện phải chi tiền, chưa đến nửa tháng mà lương đã hết. Để sống nửa tháng còn lại chỉ còn cách dồn hết tiền trong túi mua mấy thùng mì gói về ăn dần. Mỗi khi lên lớp, các em học sinh ngây thơ nhìn vẻ ngoài bảnh bao của thầy giáo trẻ mà chẳng biết hoàn cảnh thật. Chỉ những khi nào sức cùng lực kiệt vì những sợi mì không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thầy, các em mới thấy được sự lờ đờ của thầy, có khi làm một phép tính mà sai lên sai xuống. Nhưng các em đâu có biết bước lên bục giảng cũng là một sự cố gắng không thể cố gắng hơn của thầy rồi. Gần trường tôi có một quán cơm chay, cơm ở đây chỉ 10.000 đồng/đĩa nên hợp với túi tiền tôi. Học sinh thấy tôi hay ăn cơm chay lại nghĩ thầy mình tốt ghê, nhưng đâu biết rằng thầy không có tiền để ăn cơm mặn. Khi lương không đủ đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, buộc người ta phải tìm ra một cách nào đó kiếm thêm tiền. Giáo viên sẽ làm gì? Cũng giống như những gì các bạn đang nghĩ, giáo viên làm đủ mọi thứ, xấu có, tốt có. Việc đầu tiên là dạy thêm. Là một giáo viên, tôi hoàn toàn thông cảm cho đồng nghiệp của mình. Cũng mong là những ai phê phán việc dạy thêm nên tìm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao giáo viên lại dạy thêm?”. Đánh giá trên quan điểm chuyên môn, dạy thêm là tốt vì nâng cao khả năng, trình độ của giáo viên, nhưng điều đó lại làm giảm hiệu quả tiết học ở trường và tạo nên ấn tượng xấu của học sinh về thầy giáo ở rất nhiều khía cạnh. Những môn không dạy thêm được thì giáo viên sẽ thế nào? Họ làm việc khác? Liệu khi làm thêm như vậy họ có đảm bảo chất lượng của tiết dạy hay không? Xã hội luôn bắt giáo viên phải thế này thế kia nhưng có bao giờ xem thử giáo viên sống như thế nào không? Ai cũng muốn chất lượng giáo dục được nâng cao, nhưng giáo viên có thể nào toàn tâm lo cho chất lượng đó không? Từ khi nghe lời hứa của lãnh đạo bộ chúng tôi luôn hi vọng, nhưng sau lần này chúng tôi có nên hi vọng nữa không? . 2010, giáo viên sống được bằng lương TT - Có 74 ý kiến bạn đọc gửi đến phản hồi bài báo Giáo viên bị cắt thu nhập” (Tuổi Trẻ 29-4). Nhiều bạn. đạo Bộ GD-ĐT vào cuối năm 2006 rằng đến năm 2010, giáo viên sống được bằng lương và kể rằng họ đã hướng đến lời hứa đó suốt ba năm rưỡi nay. Giáo viên Quảng Ngãi nhận tiền trợ vốn (do bạn đọc. không? Xã hội luôn bắt giáo viên phải thế này thế kia nhưng có bao giờ xem thử giáo viên sống như thế nào không? Ai cũng muốn chất lượng giáo dục được nâng cao, nhưng giáo viên có thể nào toàn