1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG pot

7 1,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá hydrat cacbon với đặc trưng đường máu tăng cao mãn tính do giảm bài tiết insulin hoặc giảm chức năng hoạt động của insulin hoặc cả hai. Đái tháo đường ở trẻ em liên quan đến yếu tố di truyền và viêm tự miễn tiểu đảo Langechan. Đái tháo đường ở trẻ em là phụ thuộc isulin (Type 1) và liệu pháp thay thế tiêm insulin là cần thiết để duy trì cuộc sống cho trẻ. Bệnh thường gặp 10 – 14 tuổi. 1. Chẩn đoán : 1.1. Lâm sàng : - Đặc điểm đái tháo đường ở trẻ em phổ biến nhất là khởi phát đột ngột và cấp tính với triệu chứng : đái nhiều, uống nhiều và nhiễm toan chuyển hoá. - Số còn lại đái tháo đường ở trẻ em khởi phát từ từ với 4 triệu chứng : đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy sút cân và mệt mỏi. Muộn hơn trẻ có triệu chứng giảm thị lực hoặc chậm lớn, chậm dậy thì. Hình ảnh đặc trưng của đái tháo đường type 1 và type 2 ở người trẻ tuổi. Đặc điểm Type 1 Type 2 Tuổi Toàn bộ thời thiếu niên Tiền dậy thì hoặc muộn hơn Bắt đầu Cấp tính Khác nhau : chậm, nhẹ, nặng Tiêm insulin Bắt buộc Khi uống thuốc hạ đường máu không kết quả. Bài tiết insulin Không có hoặc rất ít Thay đổi Độ nhậy insulin Tốt Thấp Tỷ lệ % ĐTĐ người trẻ tuổi 90% <10% Các yếu tố liên quan - Miễn dịch Có Không - Nhiễm toan chuyển hoá Phổ biến Rất hiếm - Béo phì Không Phổ biến 1.2. Xét nghiệm : Làm dường máu ít nhất từ 2 lần trở lên với tiêu chuẩn đường máu : Đường huyết Rối loạn dung nạp đường Đái tháo đường Khi đói (mmol/l) ³ 6,1 < 7,0 ³ 7,0 2 giờ sau NP tăng đường máu (mmo/l) - ³ 11,1 - HbA1C > 7% - ĐGĐ : có thể bình thường hoặc thay đổi - Khí máu thay đổi khi có rối loạn chuyển hoá thăng bằng kiềm toan. - Test dung nạp Glucose : tổng liều không quá 75g đường Glucose. Trẻ bú mẹ : 1 – 1,5g/kg Trẻ lớn : 1,75g/kg Tiến hành : cho trẻ uống glucose với 250ml nước bình thường, uống trong 5 phút. Xét nghiệm đường máu trước và sau uống 30phút – 60 phút – 120 phút. - Định lượng có thể tìm thấy kháng thể kháng tế bào tụy : ICA, GAD, IAA - Đường niệu (+), ceton niệu có thể (+) hoặc (-). 2. Điều trị: 2.1. Thuốc : Insulin động vật (lợn hoặc bò) và insulin người (Human insulin) Các loại insulin Bắt đầu tác dụng Đỉnh cao của tác dụng Thời gian tác dụng kéo dài Thường (regular) 30 phút 2 – 5 giờ 5 – 8 giờ Bán chậm (Lente, NPH) 1 – 3 giờ 6 – 12 giờ 16 – 24 giờ Tác dụng chậm 4 – 6 giờ 8 – 20 giờ 24 – 28 giờ Hỗn hợp (70/30, 50/50) 30 phút 7 – 12 giờ 16 – 24 giờ  Liều lượng : - Trẻ nhỏ : 0,2 – 0,8 đv/kg/ngày - Tiền dậy thì : 0,8 – 1 đv/kg/ngày - Dậy thì : 1,2 – 1,5 đv/kg/ngày  Cách sử dụng các mũi tiêm trong ngày - Dùng 2 mũi tiêm/ngày kết hợp insulin thường và bán chậm tiêm trước bữa ăn sáng và chiều tối. Đôi khi dùng 3 mũi tiêm/ngày trong một số trường hợp đặc biệt. - Liều lượng tiêm buổi sáng = 2/3 tổng liều trong ngày - Liều lượng tiêm buổi chiều = 1/3 tổng liều trong ngày Tỷ lệ Insulin thường là 1/3 và insulin chậm là 2/3 cho mỗi lần tiem. 2.3. Chế độ ăn không nên ăn kiêng như người lớn để đảm bảo sự phát triển của trẻ. - Tinh bột chiếm 55 – 60% calo. - Protein 12 – 20% calo - Lipit < 30% calo 2.3. Theo dõi ngoại trú Năm đầu : Khám định kỳ 3 tháng/1 lần và xét nghiệm đường máu 4 mẫu trong ngày, HbA1C 3 tháng / lần. Sau 2 đến 5 năm : Khám định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần. Kiểm tra đường máu 4 mẫu trong ngày, HbA1C, Cholesterol máu. Sau 5 năm điều trị : Khám định kỳ 6 tháng/lần, kiểm tra đường máu 4 mẫu/ngày HbA1C, Cholesterol, triglyxerit, ue, Creatinin, Microalbumin niệu. Đo thị lực và soi đáy mắt. Tại nhà : Gia đình tự kiểm tra đường máu và đường niệu khi có dấu hiệu đái nhiều tăng lên hoặc thấy mệt mỏi. Hàng tuần kiểm tra đường máu 4 mẫu một lần vào ngày nghỉ cuối tuần. . PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá hydrat cacbon với đặc trưng đường máu tăng cao mãn tính do giảm bài. từ 2 lần trở lên với tiêu chuẩn đường máu : Đường huyết Rối loạn dung nạp đường Đái tháo đường Khi đói (mmol/l) ³ 6,1 < 7,0 ³ 7,0 2 giờ sau NP tăng đường máu (mmo/l) - ³ 11,1 - HbA1C. chức năng hoạt động của insulin hoặc cả hai. Đái tháo đường ở trẻ em liên quan đến yếu tố di truyền và viêm tự miễn tiểu đảo Langechan. Đái tháo đường ở trẻ em là phụ thuộc isulin (Type 1) và

Ngày đăng: 09/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w