HỆ THỐNG HUYỆT Nhóm Huyệt LẠC Lạc huyệt là những huyệt có nhánh nối từ kinh đường kinh này sang đường kinh khác.. Thí dụ: Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi: “Kinh thủ Thái âm Phế, khởi từ trung tiê
Trang 1HỆ THỐNG HUYỆT Nhóm Huyệt LẠC
Lạc huyệt là những huyệt có nhánh nối từ kinh đường kinh này sang đường kinh khác
Thí dụ: Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi: “Kinh thủ Thái âm Phế, khởi từ trung tiêu, đi xuống dưới lạc với Đại trường ”
Như vậy, giữa 2 đường kinh này có sự liên hệ với nhau, sự liên hệ này thông qua huyệt lạc
Tác dụng của huyệt Lạc, xin xem ở mục ‘Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt’ trang 78
BẢNG NGUYÊN - LẠC HUYỆT
Phế Thái Uyên (P.9) Liệt Khuyết (P.7)
Trang 2Đại Trường Hợp Cốc (Đtr.4) Thiên Lịch (Đtr.6)
Vị Xung Dương (Vi.42) Phong Long
(Vi.40)
Tỳ Thái Bạch (Ty.3) Công Tôn (Ty.4),
Đại Bao (Ty.21)
Tâm Thần Môn (Tm.7) Thông Lý (Tm.5)
Tiểu
Trường
Uyển Cốt (Ttr.4) Chi Chánh (Ttr.7)
Bàng
Quang
Kinh Cốt (Bq.64) Phi Dương
(Bq.58)
Thận Thái Khê (Th.3) Đại Chung (Th.4)
Tâm Bào Đại Lăng (Tb.7) Nội Quan (Tb.6)
Trang 3Tam Tiêu Dương Trì (Ttu.4) Ngoại Quan
(Ttu.5)
(Đ.37)
Can Thái Xung (C.3) Lãi Câu (C.5)
(Đc.1)
Ghi Chú: Mạch Nhâm, mạch Đốc không có huyệt Nguyên nhưng có huyệt Lạc, Lạc của 2 Mạch này là Lạc Dọc chứ không phải là Lạc Ngang
Nhóm Huyệt BÁT HỘI
Là tên gọi của 8 huyệt có tác dụng tốt cho 8 lloại tổ chức trong cơ thể: Tạng, Phủ, Khí, Huyết, Cân, Tủy, Xương, Mạch
8 huyệt Hội này nằm trên 12 Kinh Chính hoặc Mạch Nhâm
Trang 4Cơ Quan Tạng
Phủ
Huyệt Hội
Hội của Cân Dương Lăng
Tuyền (Đ.34)
Hội của Huyết Cách Du (Bq.17)
Hội của Khí Đàn Trung
(Nh.17)
Hội của Mạch Thái Uyên (P.7)
Hội của Phủ Trung Quản
(Nh.12)
Hội của Tạng Chương Môn
(C.13)
Trang 5Hội của Tủy Đại Trữ (Bq.11)
Hội của Xương Tuyệt Cốt (Đ.39)
Đặc Tính của Bát Hội huyệt là khi 1 loại tổ chức nào (trong số 8 loại điều) bị bệnh, có thể lấy huyệt Hội của nó và trị rất có hiệu quả
Tác dụng cụ thể của từng huyệt, xin xem ở chương ‘Nguyên Tắc Điều Trị’
Nhóm Huyệt THIÊN SONG (Cửa Sổ Trời)
Thiên ‘Bản Du’ nêu lên 10 huyệt ‘Thiên Dũ’ gồm:
Huyệt Nhân Nghênh (Vi.9), Phù Đột (Đtr.18), Thiên Dũ (Ttr.16), Thiên Trụ (Bq.10), Thiên Phủ (P.3), 5 huyệt này được coi là ‘Đại Thiên Song’
Huyệt Thiên Đột (Nh.22), Thiên Song (Ttr.16), Thiên Dung (Ttr.17), Phong Phủ (Đc.16), Thiên Trì (Tb.1), là 5 huyệt được coi là ‘Tiểu Thiên Song’
Trang 6Các huyệt này được dùng khi kinh khí ở dưới không chuyển được lên phía trên
Cách dùng cụ thể từng huyệt, xin xem mục ‘Nguyên Tắc Điều Trị’
Nhóm Huyệt TỨ HẢI
Thiên ‘Khí Hải Luận’ ghi: “Con người có tứ hải Con người có Tủy Hải, Huyết Hải, Khí Hải, Thủy Cốc Chi Hải” (LKhu 33, 3 - 6)
(Tác dụng và điều trị của nhóm huyệt Tứ Hải, xin xem Chương
‘Nguyên Tắc Điều Trị’
Nhóm Huyệt Thủy và Nhiệt
- Nhiêt Du Huyệt:
Vị Trí:
Thiên ‘Khí Huyệt Luận’ (Tố Vấn 58, 8), gọi là Nhiệt Du Ngũ Thập Cửu Huyệt, có 59 huyệt gồm các huyệt:
*Trên Đầu:
Giữa đầu (theo mạch Đốc) có: Cường Gian (Đc.18), Hậu Đỉnh (Đc 19), Bá Hội (Đc 20), Tiền Đỉnh (Đc 21), Tín Hội (Đc 22)
Trang 72 bên đầu (theo đường kinh Bàng Quang) có Ngũ Xứ (Bq 5), Thừa Quang (Bq.6), Thông Thiên (Bq.7), Lạc Khước (Bq.8), Ngọc Chẩm (Bq.9)
2 bên đầu (theo kinh Đởm): Lâm Khấp (Đ.15), Mục Song (Đ.16), Chính Doanh (Đ.17), Thừa Linh (Đ.18), Não Không (Đ.19)
Ở ngực, bụng: Trung Phủ (P.1), Vân Môn (P.2), Khuyết Bồn (Vi.12), Đại Cự (Vi.17) Tất cả là 59 huyệt
- Thủy Du Huyệt
Vị Trí:
Thiên ‘Khí Huyệt Luận’ (TVấn 58, 9) gọi là Thủy Du Ngũ Thập Thất Huyệt, có 57 huyệt gồm:
(Trên xương cùng 5 hàng, mỗi hàng 5 huyệt thành 25 huyệt (thuộc mạch Đốc và 2 đường của kinh Bàng quang)
(Trên Phục Thố đều có 2 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt thành 20 huyệt (theo đường kinh Vị có Bể Quan (Vi.31), Phục Thố (Vi.32), Âm Thị (Vi.33), Lương Khâu (Vi.34)
(Trên mắt cá chân đều có 1 hàng, mỗi hàng 6 huyệt thành 12 huyệt (ở phía trong mắt cá chân, theo kinh Thận có: Dũng Tuyền (Th.1), Nhiên Cốc
Trang 8(Th.2) Thái Khê (Th.3), Đại Chung (Th.4), Thủy Tuyền (Th.5), Chiếu Hải (Th.6)
Tổng cộng là 57 huyệt