BỆNH HỌC THỰC HÀNH VIÊM DA TIẾP XÚC Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh dị ứng da thường gặp, cũng gọi là viêm da độc tính.. Đặc điểm của bệnh là phát ở vùng da có tiếp xúc, phát bệnh cấp
Trang 1BỆNH HỌC THỰC HÀNH VIÊM DA TIẾP XÚC
Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh dị ứng da thường gặp, cũng gọi là viêm da độc tính Đặc điểm của bệnh là phát ở vùng da có tiếp xúc, phát bệnh cấp, vùng da tiếp xúc nổi ban đỏ, sưng, nổi mụn nước không tái phát nếu không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng Bệnh thường gặp ở người lớn, trước lúc mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc rõ Nguyên Nhân: Theo YHCT, do vệ khí không chặt chẽ (cơ địa dễ dị ứng), chất độc bên ngoài như cay, nóng chạm vào da gây tổn thương; hoặc da tiếp xúc với các loại dị ứng (như sơn, thuốc, chất nhuộm, chất mỹ phẩm, các loại rễ, lá cây, hoa), độc tà xâm phạm vào da, uất tụ hóa nhiệt làm cho khí huyết bị rối loạn gây nên bệnh
Triệu Chứng
Thường phát sinh ở vùng da của cơ thể lộ ra bên ngoài Thường có thời gian ủ bệnh, lần tiếp xúc đầu khoảng 4-5 ngày hoặc hơn, lần tiếp xúc sau ngắn hơn khoảng vài giờ hoặc 1 ngày Hình thái da bị tổn thương, phạm
vi, mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít quyết định do chất loại dị ứng nguyên
Trang 2tiếp xúc tính chất và nồng độ, thời gian, vị trí, diện tích tiếp xúc to nhỏ và mức độ phản ứng của cơ thể người bệnh
Trường hợp cấp tính thường phát ở mặt, cổ, chân tay, nổi ban đỏ sưng, sẩn, mụn nước, có thể mụn phỏng to, loét v.v… Đối với một số bệnh nhân phản ứng mạnh, tổn thương không chỉ tại vùng tiếp xúc mà còn lan ra các vùng khác trong cơ thể, hoặc có thể phát sốt Nếu loại trừ được ngay dị ứng nguyên hoặc điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi trong vài ngày hoặc 1-2 tuần
Trường hợp mạn tính do tiếp xúc nhiều lần hoặc kéo dài, vùng da bệnh sần sùi, dày lên, chàm hóa Cảm giác chủ quan nóng, ngứa, nặng thì đau Một số ít có sốt, sợ lạnh, đau đầu, buồn nôn, rêu lưỡi vàng dày, mạch Hoạt Sác
Chẩn Đoán Phân Biệt
1 Chàm cấp tính: không có tiền sử tiếp xúc rõ, phát bệnh từ từ, tổn thương da đa dạng, tái phát nhiều lần
2 Đơn độc ở mặt: không có tiền sử tiếp xúc, vùng bệnh nóng đỏ sưng đau mà không ngứa, triệu chứng toàn thân nặng, sốt cao, phát lạnh run, đau đầu
Trang 3Điều Trị
1 Uống thuốc theo biện chứng luận trị chia làm 2 loại:
a - Phong nhiệt: vùng tổn thương ban đỏ, sẩn, bờ rõ, ngứa, sốt, bứt rứt, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác hoặc Phù Sác
Điều trị: Thanh nhiệt, sơ phong, chỉ dưỡng Dùng bài Ngân Kiều Tán hoặc Tiêu Phong Tán gia giảm
b ~ Huyết nhiệt: tổn thương rộng, đỏ tươi hoặc đỏ sẩm, mụn phỏng loét, chảy nước, đau nhiều, sốt cao, khát nước, chất lưỡi đỏ thẩm, mạch Huyền Sác hoặc Hoạt Sác
Điều trị: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc Dùng bài Thanh Ôn Bại Độc Ẩm gia giảm
- Gia giảm: da tím đỏ đau nhiều thêm Sinh địa, Đơn bì, Bạch mao căn tươi Sốt cao, khát nước thêm bột Sừng trâu, Sinh thạch cao; Da mụn nước thêm Tỳ giải, Thổ phục linh, Ý dĩ
2 Thuốc dùng ngoài:
a - Thuốc bôi: dùng Tam Hoàng Tẩy Tễ hoặc Tam Thạch Thủy bôi ngoài, ngày 2-3 lần, dùng cho chứng có hồng ban, sẩn
Trang 4b - Đắp thuốc nước: dùng Hoàng bá 20g, Sinh địa du 30g, Thổ đại hoàng 20g, sắc nước nguội đắp; dùng cho chứng sưng hoặc loét có tiết dịch nhiều
c - Trường hợp khô đóng vảy, dùng sữa hoặc cao Thanh đại đắp ngoài, ngày 3-4 lần
3 Bài thuốc kinh nghiệm:
(I) Lá rau Sam tươi 250g sắc nước chia làm 2 lần uống nóng, đồng thời, dùng nước rau sam tươi giã nát, thêm 2,5% Băng phiến bôi, ngày 4-6 lần
(2) Đại hoàng, Hoàng cầm, Hoàng bá, Thương truật lượng bằng nhau tán bột làm viên nặng 0,3g, mỗi lần uống 10 viên, ngày uống 3 lần
Dự Phòng Và Điều Dưỡng
1 Tránh tiếp xúc những chất nghi ngỏ gây dị ứng ~
2 Chế độ ăn tránh những cay nóng, tanh
3 Không dùng nước nóng, nước xà bông để rửa
Trang 54 Nếu chất gây dị ứng có liên quan đến nghề nghiệp, cần có biện pháp phòng hộ