1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THẦN KINH THỊ GIÁC VIÊM, TEO pdf

14 603 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 122,56 KB

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH THẦN KINH THỊ GIÁC VIÊM, TEO Đại cương Là chứng mặt bị giảm sút thị lực một cách nhanh chóng, thuộc loại Bạo Manh của YHCT. Bệnh tiến triển nặng sẽ làm các dây thần kinh teo lại gây nên mù (Thanh Manh). Chứng Thị lực tụt nhanh có thể bị mù (nếu viêm ở bó điểm vàng), thị trường co hẹp, đôi khi có ám điểm ở trung tâm, có khi không phân biệt được mầu, đồng tử có thể hơi co dãn. Nguyên nhân + Theo YHHĐ: . Bệnh ở mắt: màng bồ đào viêm, tổ chức hố mắt viêm, tĩnh mạch hố mắt viêm tắc. . Ổ nhiễm khuẩn ở mũi, tai, răng, Amidal, đặc biệt là do xoang viêm chiếm tỉ lệ 30 – 40%, trị xoang hết viêm thì thần kinh thị giác cũng hết viêm. . Bệnh nhiễm khuẩn: thương hàn, cúm, thấp khớp… . Bệnh ở hệ thần kinh: Màng não viêm, não viêm do virus… . Bệnh chuyển hóa: Đái tháo đường, thiếu Vitamin PP, A, thai nghén… . Dị ứng: thức ăn, huyết thanh… . Nhiễm độc mạn và cấp: rượu, thuốc lá, thủy ngân, thạch tín, thuốc ngủ, Quinin… + Theo YHCT: . Giận dữ quá, kinh sợ quá làm cho khí huyết nghịch loạn hoặc tình chí uất ức, Can mất chức năng sơ tiết, khí trệ, huyết ngưng làm cho mắt bị ngưng trở gây nên bệnh. . Uống rượu, hút thuốc lá, ăn thức ăn béo, bên trong sinh ra đờm nhiệt, bốc lên mắt gây nên. . Ngoại cảm tà nhiệt dẫn vào tạng phủ làm cho tà nhiệt tích lại ở bên trong, công lên mắt. . Can Thận âm hư, âm hư hỏa vượng, bốc lên mắt gây nên bệnh. Biện Chứng Theo Đông Y Trên lâm sàng thường gặp các loại sau: Khí Huyết Ngưng Trở Chứng: Tinh thần uất ức hoặc giận dữ quá độ gây nên, đầu dây thần kinh thị giác mầu xanh trắng, động mạch ở phía dưới teo lại, niêm mạc mắt trắng đục, điểm vàng có chấm mầu đỏ như trái anh đào hoặc đầu dây thần kinh thị giác xung huyết, sưng, tĩnh mạch nổi cong queo, niêm mạc mắt sưng, có khi bị xuất huyết, toàn thân có dấu hiệu chóng mặt, đầu đau, ngực đầy, hông sườn đau, mạch Huyền hoặc Sáp. Điều trị: Hoạt huyết, thông khiếu. Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang Gia Giảm. (Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Xuyên khung để hoạt huyết, hóa ứ; Xạ hương hoạt huyết, thông lạc, khai khiếu; Đại táo điều hòa doanh vệ; Hoàng tửu, Thông bạch dẫn thuốc, thông lợi huyết mạch; Làm cho thuốc hoạt huyết, hóa ứ được chuyển lên trên (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học). Hoặc Câu Đằng Tằm Yết Thang (13). Đờm Nhiệt Ủng Thịnh Ở Trên Chứng: Tinh thần uất ức hoặc giận dữ quá độ gây nên, đầu dây thần kinh thị giác mầu xanh trắng, động mạch ở phía dưới teo lại, niêm mạc mắt trắng đục, điểm vàng có chấm mầu đỏ như trái anh đào hoặc đầu dây thần kinh thị giác xung huyết, sưng, tĩnh mạch nổi cong queo, niêm mạc mắt sưng, có khi bị xuất huyết. Toàn thân: Đầu nặng mà chóng mặt, phiền táo, ngực đầy, ăn ít, muốn nôn, đờm nhiều, miệng khô, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác. Điều trị: Địch đờm, khai khiếu. Dùng bài Địch Đờm Thang Gia Giảm (32). (Bán hạ, Quất hồng, Chỉ thực, Phục linh táo thấp, hóa đờm, lý khí, giáng nghịch; Đởm tinh, Trúc nhự thanh nhiệt, hóa đờm; Nhân sâm, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo để ích khí, kiện Tỳ, trị gốc gây nên đờm; Xương bồ hóa đờm, khai khiếu (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học). Can Hỏa Kháng Thịnh Chứng: Một hoặc hai mắt bị bệnh. Mắt nhìn không rõ, ấn vào mắt thấy đau, chuyển động thì mắt đau, có dấu hiệu đầu dây thần kinh thị giác bị xung huyết, sưng, toàn thân có dấu hiệu đầu đau, tai ù, miệng đắng, họng khô, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác. Điều trị: Thanh Can, tả hỏa. Dùng bài Cúc Hoa Minh Mục Thang (20) hoặc Long Đởm Tả Can Thang Gia Giảm (53). Khí Trệ Huyết Ứ Chứng: Một hoặc hai mắt bị bệnh. Mắt nhìn không rõ, ấn vào mắt thấy đau, chuyển động thì mắt đau, có dấu hiệu đầu dây thần kinh thị giác bị xung huyết, sưng, tinh thần uất ức, ngực đầy, hông sườn đau, ăn ít, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền. Điều trị: Sơ Can, giải uất, hành khí, hoạt huyết. Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán Gia Giảm (82). (Sài hồ, Chỉ xác, Hương phụ để sơ Can, hành khí, giải uất; Xuyên khung, Xích thược, Cam thảo hoạt huyết, chỉ thống. Có thể thêm Đương quy, Uất kim, Đan sâm, Sơn tra để tăng cường tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu trệ (Trung Y Ngũ Quan Khoa Học). + Côn Hạ Tán Kết Thang (19). + Sài Hồ Quy Thược Thang (81). Âm Hư Hỏa Vượng Chứng: Một hoặc hai mắt bị bệnh. Mắt nhìn không rõ, ấn vào mắt thấy đau, chuyển động thì mắt đau, có dấu hiệu đầu dây thần kinh thị giác bị xung huyết, sưng, tinh thần uất ức, toàn thân có dấu hiệu chóng mặt, tai ù, gò má đỏ, môi đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, lưỡi đỏ, mạch Huyền, Tế, Sác. Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. + Tri Bá Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm (130), Can Não Cao (12), Phục Minh Tán (75), Tứ Tử Hòa Huyết Thang (138). Chung cho các loại: Bổ Thận Minh Mục Hoàn (09), Cố Bản Hoàn Tinh Hoàn (18), Hoàn Tinh Bổ Thận Hoàn (36) CHÂM CỨU * Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’: + Do ngoại cảm phong tà: Khứ phong, thông lạc, hoạt huyết, minh mục. Châm Phong trì, Tinh minh, Đồng tử liêu, Toàn trúc. (Phong trì khứ phong, thông lạc; Tinh minh, Toàn trúc, Đồng tử liêu là các huyệt cục bộ để sơ thông khí huyết, làm sáng mắt). + Do Khí Huyết Bất Túc: Ôn thông kinh lạc, dưỡng huyết, làm sáng mắt. Châm Phong trì, Cầu hậu, Ngư yêu, Ty trúc không. (Phong trì thông kinh, hoạt huyết; Cầu hậu, Ngư yêu, Ty trúc không là huyệt cục bộ để hành khí, hoạt huyết, nhu dưỡng mắt). + Do Can Dương Thượng Cang: Thư Can, giáng nghịch, trấn tỉnh, an thần. Châm Bá hội, Não không, Can du, Hợp cốc, Thái xung, Quang minh. (Can du, Quang minh, để sơ Can, dưỡng Can mà giáng nghịch ở Can Đởm; Bá hội, Não không là huyệt cục bộ để hành khí, hoạt huyết, làm cho sáng mắt; Thái xung, Hợp cốc để bình giáng Can dương). Bệnh án MẮT MỜ DO ÂM HUYẾT HƯ HÀN (Trích trong ‘ Cuộc Đời Và Kinh Nghiệm Của Người Thợ Già Trị Bệnh’ của Lê Đức Thiếp Việt Nam). Huỳnh thị H, 30 tuổi, thợ may, độc thân. Gần tết, nhận đồ may quá nhiều, phải thức sáng đêm may cho kịp hàng cho thân chủ, sau đó bị mệt nhoài, mắt mờ không đọc được báo. Đã uống 1 ít thang thuốc của thầy thuốc ở gần nhà nhưng không thấy bớt. Khám thấy tròng trắng ở 2 mắt trắng tươi, tròng đen đen nhánh, hai đồng tử tinh nhanh như thường. Bệnh đã 3 tuần, mạch 2 bộ xích Trầm, Vi, không có lực. Chấn đoán: Can Thận hư hàn. Xử phương: Phụ Tứ Lý Âm Tiễn: Xuyên quy 12g, Hắc khương 8g, Thục địa 12g, Cam thảo 4g, Phụ tử 8g. Sắc uống 2 thang. Khám lại, mắt đã đọc được báo, mạch hai bộ xích đã hơi có lực. Cho uống tiếp hai thang thì bệnh khỏi. Khi trở lại tái khám, người bệnh cho biết: "Hôm đầu con cầm thuốc về, mẹ con cũng biết ít về thuốc, bà mở thuốc ra xem và lựa bỏ những miếng thuốc đen đem ra bỏ đi (con không biết đó là vị thuốc gì). Mẹ con nói: " Bệnh mắt mà ông ấy cho mày uống thứ này để mày mau mù à, lựa hết ra”. Con liền đáp: "Thầy đã cam đoan với con là thuốc này thế nào cũng khỏi rất nhanh. Xin mẹ cứ để nguyên cả cho con uống. Thật ra con uống lần đầu cũng hơi ngờ ngợ, nhưng rồi không thấy sao, khi uống hết lại thấy mắt sáng ra. Con mừng quá, cứ đem báo ra đọc thử hoài hoài. Bấy giờ mẹ con cũng mừng quá. Mẹ con bảo: "Lạ nhỉ, bệnh mắt mà uống Can khương, Phụ tử mà khỏi, nay tao mới thấy! Nếu hỏi rằng tôi căn cứ vào đâu mà dám mạnh dạn cho bệnh mắt này uống Khương, Phụ thì xin thưa là tôi chỉ căn cứ vào mạch 2 bộ xích Trầm, Vi, không có lực mà quyết đoán là 'Can Thận hư hàn’ và cho uống Khương, Phụ chứ không nghi ngờ gì cả". Bệnh án MẮT MỜ KHÔNG NHÌN THẤY (Trích trong ‘Helping Yourself With Foot Reflexology’ của Mildred Carter). Ông Sade, 45 tuổi. Ông tỏ vẻ thất vọng khi gặp tôi. Người ta cho ông biết là đôi mắt của ông không thể trị được và khuyên ông không nên đọc sách báo nữa để giữ cho đôi mắt đỡ mỏi mệt, còn nhìn được thêm ngày nào hay ngày đó. Khi ấn vào các điểm ở dưới lòng bàn chân, tôi nhận thấy ông chỉ thấy cảm giác đau ở đoạn dưới ngón chân thứ hai và ba, chỗ ngón chân tiếp giáp với bàn chân. Tay trái của tôi nắm chặt bàn chân ông, còn ngón cái của bàn tay phải bấm sâu vào gan bàn chân, đi dần từ gốc ngón chân cái về phái giữa hai ngón chân thư hai và ba. Tôi bấm như thế cho ông mấy ngày liền, rồi hướng dẫn cho vợ ông ấy làm cho chồng ở nhà, vì từ nhà hai ông bà đến chỗ tôi trị hơi xa. Một thời gian sau gặp lại ông, mắt ông đã sáng. Ông cho tôi biết rằng khi đi khám mắt lại, bác sĩ chuyên khoa đã nói: “Tôi chưa bao giờ gặp trường hợp mắt khỏi hoàn toàn như thế bao giờ!”. Bệnh án HOÀNG ĐIỂM VIÊM (Viêm Võng Mạc Trung Tâm Tiết Dịch) (Trích trong ‘ Tạp Chí Đông Y’ số 122, Việt Nam). [...]... cảm giác nặng, lau dụi không mất, rất khó nhìn, có một quầng màu xanh thẫm che trước mắt, to bằng cái chén uống nước, vì vậy đọc sách không được, đi lại khó khăn Khám chức năng thị giác theo chuyên khoa: Thị lực mắt phải: 6/ 10, kính (không tăng Mắt trái: 4/ 10, (nt) Làm thị truờng: Chu biên bình thường Soi mắt: Ở trung tâm có ám điểm tuyệt đối, rộng 200 Tim phổi, các bộ phận khác bình thường Khám thực. .. lần Sau 30 ngày: thị lực mắt phải tăng lên 8/ l0, mắt trái là 6/ 10, thị trường trung tâm nhạt mầu, đáy mắt hết cương tụ, bớt phù Sau 86 ngày, Mắt phải tăng 10/ 10, Mắt trái 12/ 10, thị trường trung tâm bình thường, đáy mắt hoàng điểm không thấy ánh trung tâm, tổn thương ổn định Theo dõi, không thấy tái phát Bệnh án MẮT ĐAU CÓ MÀNG (Trích trong ‘Tạp Chí Đông Y" số 115/1971, Việt Nam) Hà Thị B, 35 tuổi,... + Đáy mắt, thần kinh, gai thị, các huyết quản không có tổn thương + Võng mạc vùng trung tâm cương tụ, không thấy ánh trung tâm + Trên diện hoàng điểm có 1 số chấm, vết xuất tiết màu vàng nhạt Chẩn đoán: + Theo YHHD: Viêm võng mạc trung tâm tiền dịch + Theo YHCT: Thận âm hư tổn (quan hệ cả Can) Xử phương: Minh Mục Hoàn (Chỉ xác, Hạnh nhân, Ngưu tất, Phòng phong, Sinh địa, Thạch hộc – tán thành bột,... Thuốc rửa: Hoàng đằng 20g, Long đởm 15g, Bạch phàn 5g Nấu thành nước loãng, lọc kỹ, ngày rửa 3 - 4 lần, liên tục mấy ngày - Thuốc uống: Sinh địa 12g, Sơn chi 10g, Thạch hộc 12g, Hoàng cầm 10g, Huyền sâm 12g, Quy vĩ 8g Các vị trên để hạ hỏa, tiêu viêm và lương huyết Cốc tinh thảo 10g, Trùng thoái 5g, để tiêu màng mộng Phòng phong 5g, Khương họat 5g, Kinh giới 5g để khứ phong giảm đau Bạch chỉ 5g, Cam thảo... táo 2 quả để điều hòa thuốc Sắc uống Châm thêm các huyệt Thái dương, Ty trúc không, Toàn trúc, Tinh minh, Hợp cốc, Tam âm giao, Hành gian, Quang minh Châm bình bổ và tả Uống 12 thang thuốc và 6 lần châm thì khỏi Mắt còn mờ, cho uống Lục Vị thêm Quy, Thược, Cúc hoa, Kỷ tử Bệnh bình phục . BỆNH HỌC THỰC HÀNH THẦN KINH THỊ GIÁC VIÊM, TEO Đại cương Là chứng mặt bị giảm sút thị lực một cách nhanh chóng, thuộc loại Bạo Manh của YHCT. Bệnh tiến triển nặng sẽ làm các dây thần kinh. trị xoang hết viêm thì thần kinh thị giác cũng hết viêm. . Bệnh nhiễm khuẩn: thương hàn, cúm, thấp khớp… . Bệnh ở hệ thần kinh: Màng não viêm, não viêm do virus… . Bệnh chuyển hóa: Đái tháo. Khoa Học) . Hoặc Câu Đằng Tằm Yết Thang (13). Đờm Nhiệt Ủng Thịnh Ở Trên Chứng: Tinh thần uất ức hoặc giận dữ quá độ gây nên, đầu dây thần kinh thị giác mầu xanh trắng, động mạch ở phía dưới teo

Ngày đăng: 09/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w