Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
189,04 KB
Nội dung
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - NÔN MỬA ……… , tháng … năm ……. BỆNH HỌC THỰC HÀNH NÔN MỬA (ẨU THỔ - VOMISSENMENT - VOMITTING) A-Đại Cương Nôn mửa là do Vị khí không điều hòa được chức năng thăng giáng làm cho khí nghịch lên gây ra nôn. Theo YHHĐ, nôn mửa chỉ là một triệu chứng của một số bệnh như Dạ dày viêm cấp, cuống dạ dày bị nghẽn do đó, khi điều trị, cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ phân ra như sau: + Nôn kèm theo có tiếng + có vật (thức ăn) là Ẩu = nôn. + Nôn có tiếng nhưng không có vật là Can ẩu + Nôn có vật mà không có tiếng là Thổ = mửa. . Sách Phổ Tế, dựa vào khí và huyết của từng đường kinh, phân ra: + Ẩu thuộc kinh Dương Minh, nhiều khí nhiều huyết, vì vậy có tiếng và có vật, cả khí huyết đều bệnh. + Thổ thuộc kinh Thái Dương, nhiều huyết ít khí, vì vậy có vật mà không có tiếng, bệnh thuộc về huyết nhiều hơn. + Can ẩu hoặc Ế thuộc kinh Thiếu Dương, nhiều khí ít huyết, vì vậy có tiếng mà không có vật bệnh thuộc về khí. . Trương Khiết Cổ, dựa vào Tam Tiêu chia ra như sau: + Bệnh ở Thượng Tiêu: Do khí, vì khí thuộc Dương, ở trên, ăn vào liền nôn ra. + Bệnh ở Trung Tiêu: Do tích, có âm và dương, khí và thực (thức ăn) cùng gây bệnh. + Bệnh ở Hạ Tiêu đa số do Hàn. B-Tính Chất: 1- Thời Gian: (Ăn xong nôn ngay, nghĩ đến hẹp thực quản, ế cách, phản vị (Ăn lâu (qua bữa sau ) mới nôn thì nghĩ đến Hẹp Môn Vị, Phiên Vị. (Nôn vào sáng sớm thường gặp nơi phụ nữ có thai. (Nôn khi hít phải hoặc ngửi thấy mùi khó chịu không hợp cũng thấy nơi phụ nữ có thai. (Nôn mỗi khi đi xe, tàu (say xe,say sóng ) 2- Chất Nôn: (Chỉ có thức ăn đơn thuần nghĩ đến Hẹp Thực Quản, Ế Cách. (Thức ăn lẫn dịch vị: Hẹp Môn Vị, Phiên Vị. 3- Mùi: (Mùi chua hoặc không hôi thường do hàn. (Mùi chua khẳm hoặc hôi do nhiệt hoặc thương thực (thức ăn tích trệ). 4- Số lần và lượng nôn: (Nôn ít lần nhưng lượng nôn ra nhiều thường gặp trong nhiệt chứng. (Nôn nhiều lần nhưng lượng nôn ra ít thường gặp trong hàn chứng. C-Nguyên Nhân a-Theo YHHĐ: -Do rối loạn ở vỏ não, nhất là vỏ đại não là trung tâm gây nôn: chấn thương sọ não, não viêm đều có thể gây nôn. -Do cường dây thần kinh phế vị (dây TK sọ não IX). -Do nhiễm độc thai nghén (nghén). -Do bộ máy tiêu hóa bị kích thích gây nên nhu động ngược chiều. -Nôn do urê huyết cao, phổi viêm, sốt cao -Vừa nôn vừa ỉa sau bữa ăn nghĩ đến nhiễm độc thức ăn. -Nôn do túi mật (có đau rõ ở điểm Murphy, sườn phải). -Nôn do ruột dư viêm cấp (có điểm đau Mc.Burney ở hố chậu phải). -Nôn kèm dấu hiệu thần kinh trong viêm màng não (cứng gáy - dấu hiệu Kernic, nhức đầu) do chấn thương sọ não, té ngã b-Theo YHCT Sách Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô đều đưa ra thống nhất 5 loại nguyên nhân, riêng sách NKHT. Đô còn có thêm nguyên nhân thứ 6. 1. Do ngoại tà phạm Vị: cảm phải Phong, Hàn, Thử, Thấp hoặc các thứ khí uế trọc xâm phạm vào Vị làm cho Vị mất chức năng điều hòa, thăng giáng, khí ở Thực quản bị trở ngại, đi ngược lên gây ra nôn. Sách Cổ Kim Y Thống ghi:’ Đột nhiên bị nôn mửa đều do tà khí ở Vị, thời gian Trưởng Hạ thì do Thử tà gây ra, mùa Thu Đông do phong hàn gây ra.’ 2. Do ăn uống không đều (NKHT.Hải), Ăn uống tích trệ (NKHT. Đô): Ăn uống quá nhiều hoặc ăn thức ăn sống, lạnh, dầu mỡ không tiêu hóa kịp, đình tích lại làm cho Vị khí không giáng được, đưa ngược lên gây ra nôn. Sách ‘Tế Sinh Phương’ ghi:” Ăn uống không điều độ hoặc nóng lạnh không điều hòa hoặc thích ăn gỏi, ăn sữa, hoặc thức ăn sống lạnh, mỡ béo làm nhiễu động đến Vị, Vị bệnh thì Tỳ khí đình trệ lại, không phân biệt được thanh trọc, đầu tắc ở trung tiêu, gây ra nôn mửa”. 3.Tình chí không điều hòa (T.Hải), Can khí phạm vị (T.Đô): do lo nghĩ, tức giận ảnh hưởng đến Can làm cho Can không điều hòa, ảnh hưởng (phạm) đến Vị làm cho Vị khí không thăng giáng được, đưa ngược lên gây ra nôn. 4.Tỳ Vị hư yếu (T. Hải), Tỳ Vị hư hàn (T. Đô): do mới bệnh khỏi, Tỳ Vị bị hư yếu hoặc do Vị âm suy yếu, làm cho thủy cốc không tiêu hóa được, thanh khí không thăng lên, trọc khí không giáng xuống, gây nôn. . Trong ‘Bách Bệnh Cơ Yếu’ Hải Thượng Lãn Ông giải thích rộng hơn như sau:’ Vị vốn thuộc Thổ, Thổ không có Hỏa thì không sinh được, vì vậy Thổ mà hàn là Thổ Hư, Thổ Hư thì Hỏa Hư, do đó, Tỳ ưa ấm mà ghét lạnh, Thổ ưa thấp mà ghét ráo. Vì vậy, nôn do hỏa thì ít, vì Vị hư mà nôn thì nhiều’. 5.Đờm Trọc Nội Trở: do đờm trọc nhiều lần làm cho Tỳ vận hóa kém, thủy dịch ứ lại bên trong gây thành đờm. Đờm thấp ngăn trở trung tiêu Vị khí không vận hóa được xuống dưới làm cho khí nghịch lên gây nôn. 6.Vị Trung Tích Nhiệt (NKHT. Đô): do uống rượu, ăn các thức ăn cay nóng hoặc Vị có nhiều nhiệt hoặc do nhiệt tà bên ngoài xâm nhập vào Vị làm cho Vị tích nhiệt, nhiệt tà ứ trở, khí cơ bị uất, làm cho Vị khí nghịch lên gây ra nôn. C-Triệu Chứng 1- Ngoại Tà Phạm Vị: đột nhiên nôn, nôn liên tục, sợ lạnh, sốt, đầu đau, hông sườn và bụng thấy bồn chồn, miệng nhạt, lưỡi nhạt, mạch Phù, Hoạt. 2- Ăn Uống Không Đều: nôn ra chất chua và chất đục của thức ăn, bụng đau tức, nôn, ợ chua, không thích ấn vào, biếng ăn, ợ hơi, nôn ra thì dễ chịu, đại tiện lỏng hoặc bón, rêu lưỡi dầy, nhạt, mạch Hoạt, Thực. 3- Can Khí Phạm Vị: nôn ra chất chua, vùng hông ngực đầy tức, nôn, ợ hơi, luôn buồn bực, khó chịu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt. 4- Tỳ Vị Hư Yếu (Hàn): nôn mửa, hông sườn và bụng đầy tức, gầy ốm, mệt nhọc, miệng khô mà không muốn uống nước, sợ lạnh, sắc mặt trắng nhạt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhạt, mạch Nhu Nhược. 5- Đờm Trọc Nội Trở: nôn ra đờm dãi và nước trong, chóng mặt, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Hoạt. 6- Vị Trung Tích Nhiệt, Vị Âm Hư: nôn mửa thất thường, miệng khô đắng nhưng không muốn ăn, lưỡi đỏ, khô, mạch Tế Sác. D-Điều Trị 1- Ngoại Tà Phạm Vị: + NKHT.Hải: sơ tà, giải biểu, tân hương, hóa trọc, dùng bài Hoắc Hương Chính Khí Tán. + NKHT. Đô: giải biểu, hóa trọc, hòa vị, giáng nghịch, dùng bài Hoắc Hương Chính Khí Tán. Hoắc Hương Chính Khí Tán (Cục Phương): Hoắc hương 12g, Phục linh 12g, Bán hạ khúc 8g, Đại phúc bì 12g, Trần bì 8g, Bạch truật (sao đất) 12g, Cam thảo 12g, Cát cánh 8g, Hậu phác (sao gừng) 8g, Tử tô 12g. Sắc uống. (Hoắc Hương lý khí, hòa trung, Tô Tử + Cát cánh tán hàn, thông phần trên (cơ hoành); Hậu phác + Đại phúc bì lợi thủy, tiêu đầy; Trần bì + Bán hạ thư khí, tán nghịch, trừ đờm; Bạch truật + Phục linh + Cam thảo kiện Tỳ trừ thấp). 2-Ăn Uống Không Tiêu (tích trệ) + NKHT.Hải: tiêu thực, hóa trệ, hòa vị, giáng nghịch. + NKHT. Đô:tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, giáng nghịch. Đều dùng bài Bảo Hòa Hoàn. Bảo Hòa Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Sơn tra (bỏ hột) 120g, La bặc tử (sao) 20g, Thần khúc (sao) 40g, Bán hạ (chế) 40g, Trần bì (sao) 20g, Phục linh 40g, Liên kiều 20g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 16 - 20g với nước sắc Mạch Nha. (Sơn Tra + Thần Khúc + La Bặc Tử giúp tiêu hóa và tiêu tích thực (Sơn Tra tiêu chất thịt, chất nhờn, Thần Khúc tiêu ngũ cốc, tích trệ, La Bặc Tử tiêu chất bột); Trần Bì + Bán Hạ + Phục Linh kiện tỳ, hòa vị; Liên kiều tán kết, thanh uất nhiệt do tích trệ gây ra). 3- Tình Chí Không Điều Hòa (Can Khí Phạm Vị) - NKHT.Hải: Lý khí, giáng nghịch, tiết Can, hòa Vị, dùng Tứ Thất Thang. - NKTYHG Nghĩa: Bình Can, giáng nghịch, dùng bài Tả Kim Hoàn. - NKHT. Đô: Lý khí giáng nghịch, dùng bài Tứ Thất Thang. Tứ Thất Thang (Thất Khí Thang - Cục Phương): Bán hạ 200g, Hậu phác 120g, Phục linh 160g, Tử tô diệp 80g. Trộn đều, mỗi lần dùng 16g,sắc uống nóng. [...]... kinh, do dị ứng, ung thư bao tử, nôn mửa lúc có thai: chỉ châm huyệt Kiên tỉnh Trị 63 ca dạï dày viêm, dạ dày tá tràng loét, châm Kiên tỉnh phối hợp với Trung quản Trị 15 ca rối loạn tiêu hóa gây nên nôn mửa, châm huyệt Kiên tỉnh và Túc tam lý Trị 12 ca nôn mửa do ban sởi: dùng Kiên tỉnh hợp với Phế du Trị 3 ca nôn mửa do viêm não B: châm Kiên tỉnh + Đại chùy Chỉ trừ nôn mửa do có thai chỉ dùng cứu,... thích mạnh Lưu kim 2 0-3 0 phút, 5 phút vê kim một lần Ngày châm một lần (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học) Tham Khảo + Dùng Sinh khương, cắt thành miếng to, đắp vào huyệt Nội quan Đã dùng trị 20 ca nôn mửa do rối loạn thần kinh, đều khỏi (Tôn Bách Cầm – Sinh Khương Ngoại Phu Trị Liệu Trọng Chứng Ẩu Thổ, Tân trung Y 1986 (2): 24) + Châm huyệt Kiên tỉnh trị nôn mửa: Trị 50 ca nôn mửa do thần kinh, do... Sinh Kinh) 4- U Môn (Th.21) + Ngọc Đường (Nh.18) (Bách Chứng Phú) 5- Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Quan (Tb.6) + Công Tôn (Ty.4) + Trung Qua?n (Nh.12) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu) 6- Nôn do ngoại ca?m: Vị Du (Bq.21) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Nội Đình (Vi.44) , Ngoại Quan (Ttu.5), đều ta? 7- Nôn do Vị nhiệt: Trung Qua?n (Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Gia?i Khê (Vi.41) + Nội Quan (Tb.6), đều taœ Nôn do đờm... Phần đều 5 tráng -Lần II: sau lần châm I, ói mửa đã giảm, ăn khá hơn Châm Cách Du,Tỳ Du,Vị Du + cứu 5 tráng, châm Thiên Đột, Nội Quan, khi đắc khí, dùng ngay pháp tả, không lưu kim -Lần III: ói mửa đã dứt, châm tiếp để trừ cơn: Cứu Thần khuyết, Trung quản, Thiên xu, Túc tam lý đều 3 tráng” Y Án NÔN MỬA do Rối Loạn Chức Năng Bao Tử (Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền) Chu,... Nội Đình (Vi.44) + Kim Tân, Ngọc Dịch Nôn do Hư: Kiện Tỳ, hòa trung Châm bổ + cứu Trung Qua?n (Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Tỳ Du (Bq.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4) Nôn do Thực: Hóa trệ, hòa trung Châm ta? Hạ Qua?n (Nh.10) + Toàn Cơ (Nh.21) + Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Đình (Vi.44) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn) 1 1- + Nôn mửa do ngoại tà phạm vị: Sơ tà, giải... + Túc Tam Lý (Vi.36), đều ta? Nôn do thực tích: Toàn Cơ (Nh.21) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều ta?, Công Tôn (Ty.4) + Tỳ Du (Bq.20), đều bổ Nôn do Can nghịch: Hành Gian (C.2) [ta?] + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4) (đều bổ) Nôn do Vị hư: Cứu Trung Qua?n (Nh.12) + Chương Môn (C.13) + châm bổ Tỳ Du (Bq.20) + Nội Quan (Tb.6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Châm Cứu Trị Liệu Học) 8- Nhóm 1: Châm Thân Trụ (Đc.13)... công nhân, nhập điều trị ngoại trú ngày 4/11/1964 Nôn tái đi tái lại nhiều lần trong hai năm và kèm theo chướng bụng, ợ hơi, ợ ra nước chua Bệnh viện tỉnh đã chẩn đoán là rối loạn chức năng thần kinh dạ dày Châm Trung quản sâu 1,5 - 2,5 thốn, dùng phép đề tháp, Nội quan vê kim Vê kim liên tục cho đến khi ngừng nôn Châm 3 lần, khỏi bệnh và không thấy nôn mửa trở lại trong 3 năm ... Ngoại quan sơ tà, giải biểu) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học) + Nôn mửa do ăn uống không điều độ: Tiêu thực, hóa trệ, hòa Vị, giáng nghịch Châm tả Tuyền cơ, Túc tam lý, Nội quan, bổ Công tôn, Tỳ du (Tả Tuyền cơ, Túc tam lý, Nội quan để giáng khí, đạo trệ, hòa Vị, giáng nghịch, chỉ ẩu Hợp với bổ Tỳ du, Công tôn để kiện Tỳ, trợ tiêu hóa) + Nôn mửa do đờm ẩm nội trở: Ôn hóa đờm ẩm, hòa Vị, giáng nghịch... Ngạch Trung + Tụy Du + Tuyền Sinh Túc (Châm Cứu Học HongKong) 1 1- Nôn do Phong: Khứ Phong, hòa vị Châm bình bổ bình ta? Phong Trì (Đ.20) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Trung Qua?n (Nh.12) + Đại Chùy (Đc.14) Nôn do Thư?: Khư? Thư?, hòa Vị Châm ta? Đại Chùy (Đc.14) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) Nôn do Thấp: Gia?i Biểu, hóa Thấp Châm bình bổ bình... đã mài + Sách ‘Y Học Dân Tộc’ dùng: Hoắc hương 12g, Củ sả 8g, Trần bì 12g, Gừng khô 8g, Tử tô 12g, Gừng tươi 8g Sắc uống ít một, cách 15 - 20 phút uống 1 lần, tránh uống nhiều sẽ nôn ra + Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài ‘Ôn Vị Bình Can Pháp’: Nhân Sâm 6g, Bán hạ 16g, Bạch thược 12g, Can khương 4g, Thanh bì 6g, Đinh hương 4g Sắc uống 5- Đờm Ẩm Nội Trở + Nội Khoa Học Thượng Hải: kiện . BỆNH HỌC THỰC HÀNH - NÔN MỬA ……… , tháng … năm ……. BỆNH HỌC THỰC HÀNH NÔN MỬA (ẨU THỔ - VOMISSENMENT - VOMITTING) A-Đại Cương Nôn mửa là do Vị. khí và thực (thức ăn) cùng gây bệnh. + Bệnh ở Hạ Tiêu đa số do Hàn. B-Tính Chất: 1- Thời Gian: (Ăn xong nôn ngay, nghĩ đến hẹp thực quản, ế cách, phản vị (Ăn lâu (qua bữa sau ) mới nôn thì. lần và lượng nôn: (Nôn ít lần nhưng lượng nôn ra nhiều thường gặp trong nhiệt chứng. (Nôn nhiều lần nhưng lượng nôn ra ít thường gặp trong hàn chứng. C-Nguyên Nhân a-Theo YHHĐ: -Do rối loạn