1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài khoản chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được phân biệt như thế nào? pptx

3 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

Phân biệt Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán và Chiết khấu thanh toán.. Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua h

Trang 1

Tài khoản chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được phân biệt như thế nào?

Phân biệt Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán và Chiết khấu thanh toán

Dựa vào các văn bản:

- 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1 ban hành theo QĐ 149/2001/QĐ-BTC

- Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/11/2002 hướng dẫn kế toán 04 chuẩn mực

1 Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn:

Tài khoản sử dụng: 521

Nội dung: phản ánh chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng do họ đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng

Cách hạch toán:

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định

- Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán trên “Hóa đơn (GTGT)” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng

VD: Hóa đơn GTGT xuất tháng 4 ghi:

Sản phẩm A : 1.000 cái – 1.000.000 đ

Sản phẩm B: 500 cái – 750.000 đ

CKTM tháng 3: 10 sản phẩm A và 3 sản phẩm B tương đương:

10.000+4.500=14.500 đ

Thành tiền: 1.000.000+750.000-14.500=1.735.500

Thuế 10%: 173.550

Tổng cộng: 1.909.050

Bên bán:

- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 521 – 14.500

Nợ TK 3331 – 1.450

Có TK 131 – 15.950

- Phản ảnh doanh thu

Nợ TK 131 – 1.925.000

Có TK 511 – 1.750.000

Có TK 3331 – 175.000

- Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521

Xuất hoá đơn chiết khấu thương mại cho khách hàng:

Nợ TK 521

Nợ TK 3331

Có TK 131

- Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521

Trang 2

Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã khấu trừ chiết khấu thương mại

Xuất hoá đơn theo giá đã giảm và ghi doanh thu (không hạch toán qua 521):

Nợ TK 131

Có TK 511

Có TK 3331

Bên bán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ

Theo các trường hợp trên, bên mua sẽ hạch toán:

a Nếu bên mua phân bổ được vào giá trị hàng hóa mua vào:

Nợ TK 156-giá trị từng mặt hàng đã giảm theo tỷ lệ chiết khấu

Nợ TK 133

Có TK 331-Giá trị đã giảm theo chiết khấu

b Nếu không thể phân bổ giá trị chiết khấu thương mại do hàng hoá đã xuất kho hết….thì có thể ghi (số theo ví dụ trên)

- Phản ảnh hàng hoá nhập vào kho :

Nợ TK 156- 250

Nợ TK 133- 22,5

Có TK 331- 272,5

- Phản ảnh số chiết khấu

Nợ TK 331-25

Có TK 632-25

2 Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

Tài khoản sử dụng: 531

Nội dung: Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thu, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại

Bên mua cần xuất hoá đơn để trả lại hàng bên bán (đơn giá xuất phải đúng theo đơn giá mua trên hóa đơn mua vào)

Trình tự hạch toán và xuất hóa đơn:

Bên mua:

Xuất hóa đơn trả hàng và kê vào bảng kê 03-GTGT (nếu xuất trả hàng trong cùng kỳ) hoặc kê vào bảng 02A (nếu xuất trả hàng khác kỳ)

Nợ TK331

Có TK 156

Có TK 1331

Bên bán:

Kê tờ hóa đơn của bên bán vào bảng kê 02-GTGT (nếu xuất trả hàng trong cùng kỳ) hoặc kê vào bảng 02A (nếu hàng trả hàng khác kỳ)

Nợ TK 531

Nợ TK 3331

Có TK 131

3 Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

Tài khoản sử dụng: 532

Bên bán sẽ xuất hóa đơn giảm giá cho số lương hàng kém chất lượng

Bên bán:

Nợ TK 532

Nợ TK 3331

Có TK 131

Trang 3

Nếu giảm giá trong cùng kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kê vào bảng kê 02GTGT với số âm

Nếu giảm giá khác kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ ghi vào bảng kê 02A, lên tờ khai thuế ở mục điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra

Bên mua:

Nợ TK 331

Có TK 156

Có TK 133

Nếu giảm giá trong cùng kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kê vào bảng kê 03GTGT với số âm

Nếu giảm giá khác kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ ghi vào bảng kê 02A, lên tờ khai thuế ở mục điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào

4 Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm tiền cho người mua,

do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng

Tài khoản sử dụng: 515 hoặc 635

Không lập hóa đơn, chỉ căn cứ chính sách bán hàng, chứng từ thu (bên mua), chứng từ chi (bên bán) để hạch toán

Bên mua:

Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Bên bán:

Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ được hưởng, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có các TK 131, 111, 112,

Comments (0)

Ngày đăng: 09/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w