PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Tiểu học …. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4 NĂM HỌC 2008 -2009 Môn: TIẾNG VIỆT Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU (10 điểm) Câu 1: (1đ) Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ ca ngợi về tài trí của con người và đặt 1 câu với câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ vừa tìm được. Câu 2:(2đ) Em hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ sau: “Chim hót rung rinh cành khế Hoa rơi tím cả cầu ao Mấy chú rô con ngơ ngác Tưởng trời đang đổ mưa sao” (Trần Đăng Khoa) Câu 3:(2đ) Ghép thêm trạng ngữ (chỉ thời gian hoặc chỉ nơi chốn hoặc chỉ nguyên nhân) cho từng vế câu sau để tạo thành câu có trạng ngữ: - Lá rụng nhiều. - Trêi ®Çy s¬ng. Câu 4: (3đ) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau: a/ Lúa đang thì con gái đẹp như một thứ nhung xanh, khiến cho trời thu càng đẹp. b/ Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy. c/ Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào lê, mận. Câu 5: (2đ) Chọn dấu câu thích hợp có thể điền vào các ô trống ở 2 câu sau và nói rõ tác dụng của từng dấu câu mà em vừa điền. a/ Ông lão đã dặn hai người con gái Chị Lan và chị Hoa xem mặt trời hễ thấy lúc nào bố sắp đánh bò về thì ra đón b/ Dứt tiếng hô Phóng của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên. II. CẢM THỤ VĂN HỌC - TẬP LÀM VĂN (10 điểm) Câu 1: (3đ) Trong bài “Bè xuôi sông La” (Tiếng Việt 4, tập 2), nhà thơ Vũ Duy Thông có viết: Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên. Câu 2: (7đ) “Mẹ dang đôi cánh Bây giờ thong thả Con biến vào trong Mẹ đi lên đầu Mẹ ngẩng đầu trông Đàn con bé tí Bọn diều bọn quạ Líu ríu theo sau” (Phạm Hổ) Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy tả đàn gà con đang theo mẹ đi kiếm mồi. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1: - HS tìm được mỗi câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ được 0,25đ. Ví dụ: + Thành ngữ: tài cao đức trọng, tài cao học rộng, tài hèn đức mọn, tài tử giai nhân. + Ca dao, tục ngữ: Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. - HS đặt được 1 câu đúng ngữ pháp có sử dụng câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ vừa tìm được 0,5đ. Ví dụ: Cụ Chu Văn An là một thầy giáo có tài cao đức trọng. … Câu 2: HS xác định đúng và đủ các từ loại ghi 2đ. Nếu sai (hoặc thiếu) 3-4 từ thì trừ 0,5đ. Nếu sai (hoặc thiếu) 2 từ trừ 0,25đ. - Danh từ: chim, cành, khế, hoa, cầu ao, chú rô con, trời, mưa sao. - Động từ: hót, rung rinh, rơi, ngơ ngác, đổ. - Tính từ: tím. Câu 3: Học sinh ghép thêm trạng ngữ phù hợp cho mỗi câu ghi 1đ. Ví dụ: - Ngoài sân, lá rụng nhiều. - Về mùa thu, lá rụng nhiều. - Vì gió to, lá rụng nhiều. Câu 4: Học sinh xác định đúng thành phần 1 câu ghi 1đ. a/ Lúa đang thì con gái/ đẹp như một thứ nhung xanh, khiến cho trời thu càng đẹp. CN VN b/ Chiều nào,/ về đến đầu phố nhà mình,/ Hằng /cũng đều nhận ra ngay mùi thơm TN1 TN2 CN VN quen thuộc ấy. c/ Thoắt cái, trắng long lanh/ một cơn mưa tuyết/ trên những cành đào lê, mận. VN CN TN Câu 5: Học sinh điền đúng dấu 1 câu và nêu được tác dụng của các dấu trong câu ghi 1 điểm. Nếu sai 1 dấu hoặc nêu sai một tác dụng trừ 0,25đ. a/ Ông lão đã dặn hai người con gái - Chị Lan và chị Hoa - xem mặt trời hễ thấy lúc nào bố sắp đánh bò về thì ra đón. - Dấu gạch ngang trong câu được dùng để đánh dấu phần chú thích. - Dấu chấm được dùng trong câu để kết thúc câu kể. b/ Dứt tiếng hô: “Phóng !” của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên. - Dấu ngoặc kép trong câu được dùng để dẫn lời nói trực tiếp. - Dấu cảm được dùng trong câu để chỉ sự cầu khiến. II. CẢM THỤ VĂN HỌC - TẬP LÀM VĂN 1. Cảm thụ văn học Học sinh có thể bày tỏ cảm nhận (cảm nghĩ) về khổ thơ theo nhiều hướng khác nhau, miễn sao đảm bảo các yêu cầu cơ bản về nội dung và diễn đạt: a/ Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La quê hương với các hình ảnh: trong veo, bờ tre xanh im mát….(0,5đ). Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi tên một con người. Những luỹ tre rũ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hoá thành: bờ tre xanh im mát. Mươn mướt đôi hàng mi. Cách so sánh dòng sông La trong veo như ánh mắt làm cho ta thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm (1,5đ). Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái quê hương. Đó cũng chính là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương của dòng sông gắn bó với con người. b/ Diễn đạt: - Viết đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả (0,5đ). - Văn mạch lạc, trôi chảy, giàu cảm xúc (0,5đ). 2. Tập làm văn 2.1. Yêu cầu: - Thể loại: Văn miêu tả - Kiểu bài tả con vật. - Nội dung: Tả đàn gà con đang đi kiếm ăn cùng gà mẹ. + Học sinh lựa chọn được trình tự miêu tả hợp lí (thời gian, không gian). + Nêu được những nét nổi bật của đàn gà con (hình dáng chung của đàn gà (thân hình, đầu, chân), màu sắc của đàn gà con, đặc điểm nổi bật của một vài chú gà, gà con chạy theo mẹ tranh mồi, gà con bắt chước mẹ bới đất tìm mồi ) + Bày tỏ cảm nghĩ của em khi ngắm hình ảnh đàn gà con theo mẹ kiếm mồi; hoặc bộc lộ tình cảm gắn bó hoặc ước mơ của em đối với đàn gà đã miêu tả. - Hình thức: + Bài viết có bố cục chặt chẽ, gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. + Vận dụng tốt một số kĩ năng cơ bản: quan sát, so sánh, liên tưởng; biết lựa chọn hình ảnh, những nét độc đáo riêng của con vật và trình bày theo một thứ tự nhất định. + Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, giàu cảm xúc, tự nhiên, tránh sáo rỗng. + Câu văn gợi tả, gợi cảm; biết xen tả và bộc lộ cảm xúc, biết sử dụng các biện pháp tu từ một cách hợp lí để làm nổi bật các yêu cầu về nội dung của đề bài. + Dùng từ chính xác, đúng chính tả. 2.2. Biểu điểm: - Điểm 7: Bài văn thể hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trên, có thể có một vài sai sót nhỏ. - Điểm 6 – 5: Bài văn thể hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Biết chọn lựa các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để miêu tả nhưng diễn đạt có chỗ chưa hay, biết trình bày cảm xúc nhẹ nhàng, chân thành; mắc không quá 5 lỗi diễn đạt. - Điểm 4- 3: Hiểu đúng yêu cầu của đề. Tả được những nét tiêu biểu của đàn gà con và gà mẹ. Có nêu cảm xúc nhưng chưa sâu. Diễn đạt còn vụng, mắc không quá 8 lỗi diễn đạt. - Điểm 2 – 1: Hiểu yêu cầu của đề nhưng bài viết còn sơ sài, bố cục không chặt chẽ, chủ yếu liệt kê các chi tiết, hình ảnh. Phần nêu cảm xúc còn mờ nhạt. Diễn đạt yếu, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Bài làm lạc đề, hoặc chỉ mới thể hiện được phần mở bài, hoặc còn bỏ giấy trắng. * Lưu ý: Giám khảo có thể ghi điểm thập phân ở các mức 0,5 điểm. . đức trọng. … Câu 2: HS xác định đúng và đủ các từ loại ghi 2đ. Nếu sai (hoặc thi u) 3 -4 từ thì trừ 0,5đ. Nếu sai (hoặc thi u) 2 từ trừ 0,25đ. - Danh từ: chim, cành, khế, hoa, cầu ao, chú rô con,. nhân) cho từng vế câu sau để tạo thành câu có trạng ngữ: - Lá rụng nhiều. - Trêi ®Çy s¬ng. Câu 4: (3đ) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau: a/ Lúa đang thì con gái đẹp. tên. II. CẢM THỤ VĂN HỌC - TẬP LÀM VĂN (10 điểm) Câu 1: (3đ) Trong bài “Bè xuôi sông La” (Tiếng Việt 4, tập 2), nhà thơ Vũ Duy Thông có viết: Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh