Sách sai từ thuở "bơ vơ" đến trường Cập nhật lúc 10h40" , ngày 16/12/2008 - (VnMedia) - Sau 11 giờ hàng ngày, tôi đến trước cổng trường Tiểu học để đón cháu ngoại. Biết tôi là ông giáo, một học sinh đưa ra cuốn sách Tiếng Việt 4 nhờ hướng dẫn giải những bài tập trong mục "Luyện từ và câu". Đề bài: "Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống những chung một giàn " (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 6) Chưa hết, cháu chỉ sang trang bên với bài tập dạng khác: "Phân tích các bộ phận cấu tạo tiếng trong câu tục ngữ dưới đây ( ) Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng" Trời ơi! Sao lại viết sách giáo khoa như thế? Chẳng lẽ bao nhiêu năm nay sách Ngữ Văn THPT mà giáo viên phải coi là "pháp lệnh" đều biên soạn sai. Các bài tập trên sai lệch với Ngữ văn 7 , tập hai: ảnh minh hoạ "Đề 2): Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Hãy tìm hiểu xem người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua các câu ca dao ấy." (trang 88) Ngữ văn 6, tập một, trang 9 cũng khẳng định: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" là ca dao. Nhầm những câu ca dao phổ biến nhất mà bất cứ người Việt Nam nào cũng thuộc thành tục ngữ là điều khó tưởng tượng. Không an tâm vì những gì đã đọc được, tôi lướt qua một số trang. Trước hết là lỗi viết hoa. Bao năm qua, sách giáo khoa không viết hoa các danh từ chỉ phương hướng: đông, tây, nam, bắc. "Phương đông màu trắng chuyển sang hồng Bóng tối đêm tàn quét sách không" (Trích theo Ngữ văn 11, nâng cao, trang 80) Vậy mà Tiếng Việt 4, trang 6 lại có dẫn chứng: Muốn tìm Nam, Bắc, Tây, Đông Nhìn mặt tôi sẽ biết ngay hướng nào" Cấu trúc ba phần của một bài văn và tên gọi của chúng là khái niệm cửa miệng của mọi giáo viên, học sinh. Vậy mà Hãy so sách hai cách viết: - "Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mở bài, thân bài và kết bài" (Tiếng việt 4, trang 145, dòng 2) -"Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản miêu tả và văn bản tự sự" (Ngữ văn 7, tập một, trang 29, dòng 5, 6 - từ dưới lên). Lâu nay, ai cũng biết các danh từ riêng: Phật (phiên âm Hán - Việt), Bụt (phiên âm từ tiếng Phạn - tiếng gốc của đạo Phật). Chỉ có Văn học 11 - chỉnh lí hợp nhất năm 2000, trang 60 mắc lỗi viết hoa trong câu: Bầu trời cảnh bụt Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay Các cuốn sách khác đều viết hoa từ Phật, Bụt Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật Cửa từ bi công đức biết là bao (trích theo Ngữ văn 11, nâng cao, tập một, trang 82) Vậy mà tiếp xúc với văn bản của Tiếng Việt 4, tập một, trang 19, ta lại gặp từ "Phật", từ "Tiên" không được viết hoa: "ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì được phật tiên độ trì" Hoặc "Độ trì: (phật, tiên) cứu giúp và che chở cho con người" (trang 20). Các ngữ liệu trên hoàn toàn ngược với Ngữ văn 9, tập một, trang 113: "Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi " ; Ngược cả với Ngữ văn 11, tập một, trang 39. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng Không Phật, không Tiên, không vướng tục Học sinh lớp 4, nhiều em đã đọc truyện "Dế Mén phiêu lưu kí", vì thế, không nên gọi tên đoạn trích do người soạn sách đặt là ra truyện. - Hãy đọc các đề bài sau: "Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật: a) Dế Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu). b) Mẹ con bà nông dân (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể )" Hoặc "1- Ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 5- Dựa vào cốt truyện trên, hãy kể lại truyện Cây khế" Từ các ngữ liệu trên ta thấy: truyện Sự tích hồ Ba Bể, Cây khế thì có, còn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu chỉ là đoạn trích. Tôi đã theo dõi các chữ in nghiêng trong Tiếng Việt 4. Thật khó lòng hiểu nổi quy luật dùng chữ in nghiêng của người thiết kế sách và người soạn sách. Rất nhiều trường hợp in nghiêng không cần thiết (trang 5, dòng 6: "Theo Tô Hoài" nên sửa thành "Theo Tô Hoài"; dòng 1 - từ dưới lên:Theo Đào Vũnên sửa thành "Theo Đào Vũ"; trang 16, dòng 12 - từ dưới lên: "Theo báo Đại Đoàn Kết" nên sửa thành "Theo báo Đại Đoàn Kết". Không ít chỗ cả 1/3, 1/4 trang in nghiêng- trông rối cả mắt. Tôi cũng chưa rõ khi dùng chữ "theo" trong những trường hợp trên đây, soạn giả theo đúng nguyên văn hay dựa vào văn bản gốc mà tạo ra một ngữ liệu có khác đi đôi chút Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm tra nhanh, sẽ thấy nhiều ngữ liệu trong Tiếng Việt 4 (trang 87, 105, và nhiều trang khác) đều chú giải không chính xác. "a) l hay n ăm gian nhà cỏ thấp e te Ngõ tối đêm sâu đóm ập oè ưng giậu phất phơ màu khói nhạt àn ao óng ánh bóng trăng oe Nguyễn Khuyến" Hoặc : " Điền vào chỗ trống S hay X Mạch đất ta dồi dào ức ống Nên nhành cây cũng thắp áng quê hương Phạm Tiến Duật" Với những trường hợp tương tự như hai ngữ liệu trên, dứt khoát phải có thêm chữ "Theo" trước tên tác giả trong phần chú giải - vì thơ của Nguyễn Khuyến, Phạm Tiến Duật đã bị lược bỏ đi một số chữ. Băn Khoăn cuối cùng của tôi là tên gọi của sách. Mang tên Tiếng Việt, nhưng sách gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn Với những phân môn này, phải chằng Tiếng Việt 4 cũng nên có tên là Ngữ Văn 4 cho thống nhất với cấp THCS. Suy nghĩ ấy càng có lí khi mở chiếc ba lô nặng đến 3 - 4 kilôgam dụng cụ học tập của cháu học sinh, tôi bắt gặp một số sách tham khảo cho môn Tiếng Việt 4: Cảm thụ văn Tiểu học 4 (NXB Hà Nội, 2007) ; "Truyện đọc lớp 4" (NXB Giáo dục, 2006) - số trang của mỗi cuốn đều tương đương với Tiếng Việt 4, tập 1 và có nhiều lỗi sai. Đọc các bài viết vềthơ Hồ Chí Minh (Ngắm trăng, Sáu mươi ba tuổi; Rằm tháng giêng ) mà cứ tưởng như đang đọc sách tham khảo cho học sinh lớp 11, 12 (trang 128, 129, 130 ). Hơn nữa, nhiều ngữ liệu trong sách này lại sai lệch ngay với Tiếng Việt 4. Trang 135 có đề văn "Trong bài thơ Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mĩ Dạ viết: "ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì" Em hay kể lại một truyện cổ tích trong đó có cảnh " Người ngay thì gặp người tiên độ trì" Câu thơ trong đề văn sai hai chữ so với văn bản bài thơ trong Tiếng Việt 4, trang 19. ("được phật tiên độ trì" - chứ không phải "gặp người tiên độ trì") Các cuốn sách đều nhiều lỗi như vậy mà sao sau một thời gian phát động, Bộ Giáo dục - Đào tạo và NXB Giáo dục chỉ chỉnh sửa được 129 lỗi từ mấy chục cuốn sách giáo khoa. Văn Hiến . Sách sai từ thuở " ;bơ vơ" đến trường Cập nhật lúc 10h40" , ngày 16/12/2008 - (VnMedia) - Sau 11 giờ hàng ngày, tôi đến trước cổng trường Tiểu học để đón. cùng" Trời ơi! Sao lại viết sách giáo khoa như thế? Chẳng lẽ bao nhiêu năm nay sách Ngữ Văn THPT mà giáo viên phải coi là "pháp lệnh" đều biên soạn sai. Các bài tập trên sai lệch với Ngữ văn. người thiết kế sách và người soạn sách. Rất nhiều trường hợp in nghiêng không cần thiết (trang 5, dòng 6: "Theo Tô Hoài" nên sửa thành "Theo Tô Hoài"; dòng 1 - từ dưới lên:Theo