GIAO AN 12 NC C10

14 104 0
GIAO AN 12 NC C10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án khối 12 nâng cao Ngày: 26/03/10 Chương X. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ Tuần: 34 Tiết: 99 +100 Bài 58. CÁC HẠT SƠ CẤP I. MỤC TIÊU - Nêu được hạt sơ cấp là gì. - Nêu được tên một số hạt sơ cấp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Một bảng ghi các đặc trưng của các hạt sơ cấp. 2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Ổn định lớp Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về khái niệm các hạt sơ cấp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản - Y/c HS đọc Sgk và cho biết hạt sơ cấp là gì ? Nêu một vài hạt sơ cấp đã biết ? - Y/c Hs đọc Sgk từ đó cho biết cách để đi tìm các hạt sơ cấp? - Nêu một số hạt sơ cấp tìm được? - Hạt muyôn có khối lượng cỡ 207m e . - Hạt π + và π - có khối lượng 273,2m e . - Hạt π o có khối lượng 264,2m e . - Các hạt kaôn có khối lượng cỡ 965m e . (Xem ở Bảng 40.2: Một số hạt sơ cấp) - Học sinh đọc Sgk để trả lời: Phôtôn (γ), êlectron (e - ), pôzitron (e + ), prôtôn (p), nơtrôn (n), nơtrinô (ν). - Dùng các máy gia tốc hạt nhân. - HS nêu các hạt sơ cấp tìm được. - HS ghi nhận một số hạt sơ cấp. I. Khái niệm các hạt sơ cấp 1. Hạt sơ cấp là gì? Hạt sơ cấp: (Phôtôn (γ), êlectron (e - ), pôzitron (e + ), prôtôn (p), nơtrôn (n), nơtrinô (ν), mêzôn, muyôn, piôn.) là những hạt có kích thước vào cỡ kích thước và khối lượng nhỏ hơn hạt nhân. 2. các đặc trưng của hạt sơ cấp a. Khối lượng nghỉ - m o γ , m o ν , m ogaviton =0 b. Điện tích: biểu thị cho tính gián đoạn của độ lớn điện tích:Q =±1, 0( hạt trung hoà) c. Spin: là mômen động lượng riêng và mômen từ riêng, đặc trưng cho chuyển động nội tại và bản chất của hạt: d. thời gian sống trung bình: p, e, γ , nơtrinô: hạt bền các hạt còn lại là không bền: và phân rã thành các hạt khác: n : t=932s các hạt còn lại t: 10 -24s - 10 -6 s. Hoạt động 4 : Tìm hiểu các tính chất của các hạt sơ cấp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 173 Giáo án khối 12 nâng cao - Y/c HS đọc sách và cho biết các hạt sơ cấp được phân loại như thế nào? + Các leptôn (các hạt nhẹ) có khối lượng từ 0 đến 200m e ): nơ tri nô, êlectron, pôzitron, mêzôn µ. + Các hađrôn có khối lượng trên 200m e .  Mêzôn: π, K có khối lượng trên 200m e , nhưng nhỏ hơn khối lượng nuclôn.  Hipêron có khối lượng lớn hơn khối lượng nuclôn. - Thời gian sống của các hạt sơ cấp là gì ? - Thông báo về thời gian sống của các hạt sơ cấp. - Ví dụ: e epn ν ~ ++→ − n → π + + π - - Y/c Hs đọc Sgk và cho biết phản hạt là gì ? Nêu một vài phản hạt mà ta đã biết ? - Trường hợp hạt sơ cấp không mang điện như nơtrôn thì thực nghiệm chứng tỏ nơtrôn vẫn có momen từ khác không → phản hạt của nó có momen từ ngược hướng và cùng độ lớn. - Y/c HS xem bảng 40.1 và cho biết hạt nào là phản hạt của chính nó. - HS đọc Sgk và ghi nhận sự phân loại các hạt sơ cấp. - Là thời gian từ lúc nó được sinh ra đến khi nó mất đi hoặc biến đổi thành hạt sơ cấp khác. - HS trả lời như nội dung. + êlectron (e - ) và pôzitron (e + ) + nơtrinô (ν) và phản nơtrinô ( ν ) … - Các hạt piôn và phôtôn. II. Tính chất của các hạt sơ cấp 1. Phân loại 2. Thời gian sống (trung bình) Một số ít hạt sơ cấp là bền, còn đa số là không bền, chúng tự phân huỷ và biến thành hạt sơ cấp khác. Ví dụ: e epn ν ~ ++→ − n → π + + π - Trong đó: e ν ~ là phản hạt của e ν 3. Phản hạt - Mỗi hạt sơ cấp có một phản hạt tương ứng. - Phản hạt của một hạt sơ cấp có cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối. - Kí hiệu: Hạt: X ; Phản hạt: X ~ Hoạt động 5 : Tìm hiểu về tương tác của các hạt sơ cấp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 174 Các hạt sơ cấp Phôtôn Các leptôn (từ 0-200m e ) Các hađrôn ( >200m e ) Mêzôn ,K (>200m e ) Nuclôn p,n Hipêron >KL nuclôn Barion Giáo án khối 12 nâng cao - Thông báo về các tương tác của các hạt sơ cấp. - Tương tác điện từ là gì? - Tương tác điện từ là bản chất của các lực Cu-lông, lực điện từ, lực Lo- ren… - Tương tác mạnh là gì? - Một trường hợp riêng của tương tác mạnh là lực hạt nhân. - Tương tác yếu là gì? Ví dụ: e enp ν ++→ + e epn ν ~ ++→ − - Các nơtrinô ν e luôn đi đối với e + và e - . Sau đó tìm được 2 leptôn tương tự như êlectron là µ - và τ - , tương ứng với hai loại nơtrinô ν µ và ν τ . - Tương tác hấp dẫn là gì? Ví dụ: trọng lực, lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, giữa Mặt Trời và các hành tinh… - HS ghi nhận 4 loại tương tác cơ bản. - HS đọc Sgk và trả lời như nội dung. - HS đọc Sgk và trả lời như nội dung. - HS đọc Sgk và trả lời như nội dung. - HS đọc Sgk và trả lời như nội dung. III. Tương tác của các hạt sơ cấp - Có 4 loại cơ bản 1. Tương tác điện từ Tương tác điện từ là tương tác giữa phôtôn và các hạt mang điện và giữa các hạt mang điện với nhau. 2. Tương tác mạnh Tương tác mạnh là tương tác giữa các hađrôn, không kể quá trình phân rã của chúng 3. Tương tác yếu. Các leptôn Lực tương tác yếu là tương tác các leptôn tham gia. Thí dụ: e enp ν ++→ + e epn ν ~ ++→ − 4. Tương tác hấp dẫn Tương tác hấp dẫn là tương tác giữa các hạt (các vật) có khối lượng khác không. Hoạt động 6 : Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài học - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. -Nắm được kiến thức cơ bản trong bài học - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau. Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 175 Giáo án khối 12 nâng cao Ngày 26/03/10 Tiết 101 Tuần : 34 Bài 59. HỆ MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU - Trình bày được sơ lược về cấu trúc của hệ Mặt Trời. - Trình bày được sơ lược về các thành phần cấu tạo của một thiên hà. - Mô tả được hình dạng của Thiên Hà của chúng ta (Ngân Hà). II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Hình vẽ hệ Mặt Trời trên giấy khổ lớn. - Ảnh màu chụp Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh và Trái Đất (chụp từ vệ tinh) in trên giấy khổ lớn. - Ảnh chụp một số thiên hà. - Hình vẽ Ngân Hà nhìn nghiêng và nhìn từ trên xuống. 2. Học sinh: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Ổn định lớp Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về hệ Mặt Trời Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản - Thông báo về cấu tạo của hệ Mặt Trời. - Cho HS quan sát hình ảnh mô phỏng cấu tạo hệ Mặt trời, từ đó quan sát ảnh chụp Mặt Trời. - Em biết được những thông tin gì về Mặt Trời ? - Thông báo:Chính xác hoá những thông tin về Mặt Trời. Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ. Nó cũng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hệ. - Hệ Mặt Trời gồm những hành tinh nào? - HS xem ảnh chụp của 8 hành tinh và vị trí của nó đối với Mặt Trời. - Y/c HS quan sát bảng 41.1: Một vài đặc trưng của các hành tinh, để biết thêm về khối lượng, bán kính và số vệ tinh. - Trình bày kết quả sắp xếp theo quy luật biến thiên của bán kính quỹ đạo của các hành tinh. - Lưu ý: 1đvtv = 150.10 6 km (bằng khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái đất). - Cho HS quan sát ảnh chụp của sao chổi. - Thông báo về sao chổi (cấu tạo, quỹ đạo…). - Điểm gần nhất của quỹ đạo sao chổi có thể giáp với Thuỷ tinh, điểm xa nhất có thể giáp với Diêm Vương tinh. - HS ghi nhận cấu tạo của hệ Mặt Trời. - HS quan sát hình ảnh Mặt Trời. - HS trao đổi những hiểu biết về Mặt Trời. -Ghi nhận thông báo. - Từ trong ra ngoài: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh. - HS ghi nhận kết quả sắp xếp và phát hiện ra các hành tinh nhỏ trung gian giữa bán kính quỹ đạo Hoả tinh và Mộc tinh. - HS quan sát ảnh chụp. - HS ghi nhận các thông tin về sao chổi. - HS sinh đọc Sgk để tìm hiểu về thiên thạch. I. Hệ Mặt Trời - Gồm Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh. 1. Mặt Trời - Là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. R Mặt Trời > 109 R Trái Đất m Mặt Trời = 333000 m Trái Đất - Là một quả cầu khí nóng sáng với 75%H và 23%He. - Là một ngôi sao màu vàng, nhiệt độ bề mặt 6000K. - Nguồn gốc năng lượng: phản ứng tổng hợp hạt nhân hiđrô thành Heli. 2. Các hành tinh - Có 8 hành tinh. - Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều. - Xung quanh hành tinh có các vệ tinh. - Các hành tinh chia thành 2 nhóm: “nhóm Trái Đất” và “nhóm Mộc Tinh”. 3. Các hành tinh nhỏ - Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo có bán kính từ 2,2 đến 3,6 đvtv, trung gian giữa bán kính quỹ đạo Hoả tinh và Mộc tinh. 4. Sao chổi và thiên thạch a. Sao chổi: là những khối khí đóng băng lẫn với đá, có đường kính vài km, chuyển động xung quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip rất dẹt mà Mặt Trời là một tiêu điểm. Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 176 Giáo án khối 12 nâng cao - Giải thích về “cái đuôi” của sao chổi. - Thiên thạch là gì? - Cho HS xem hình ảnh của sao băng và hình ảnh vụ va chạm của thiên thạch vào sao Mộc. 2. Thiên thạch là những tảng đá chuyển động quanh Mặt Trời. Hoạt động 4 : Tìm hiểu về các sao và thiên hà Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản - Khi nhìn lên bầu trời về đêm, ta thấy có vô số ngôi sao → sao là gì? - Cho HS quan sát hình ảnh bầu trời sao, và vị trí sao gần hệ Mặt Trời nhất. - Sao nóng nhất có nhiệt độ mặt ngoài đến 50.000K, từ Trái Đất chúng có màu xanh lam. Sao nguội nhất có có nhiệt độ mặt ngoài đến 3.000K → màu đỏ. Mặt Trời (6.000K) → màu vàng. - Những sao có nhiệt độ bề mặt cao nhất có bán kính chỉ bằng một phần trăm hay 1 phần nghìn bán kính Mặt Trời → sao chắc. Ngược lại, những sao có nhiệt độ bề mặt thấp nhất lại có bán kính lớn gấp hàng nghìn lần bán kính Mặt Trời → sao kềnh. - Với những sao đôi → độ sáng của chúng tăng giảm một cách tuần hoàn theo thời gian, vì trong khi chuyển động, có lúc chúng che khuất lẫn nhau. - Punxa là sao phát ra sóng vô tuyến rất mạnh, có cấu tạo toàn bằng nơtrôn, chúng có từ trường rất mạnh và quay rất nhanh. - Lỗ đen: không bức xạ một loại sóng điện từ nào, có cấu tạo từ nơtrôn được liên kết chặt tạo ra một loại chất có khối lượng riêng rất lớn. - Cho HS xem ảnh chụp của một vài tinh vân. - Cho HS quan sát ảnh chụp thiên hà nhìn từ trên xuống và nhìn nghiêng. - Cho HS quan sát ảnh chụp thiên hà Tiên Nữ. - Cho HS quan sát ảnh chụp một số thiên hà dạng xoắn ốc và dạng elipxôit. - HS quan sát hình ảnh mô phỏng Ngân Hà của chúng ta. - HS hình dung vị trí của hệ Mặt Trời trong Ngân Hà. - Ngân Hà là một thành viên của một đám gồm 20 thiên hà. - Đến nay đã phát hiện khoảng 50 đám - HS nêu các quan điểm của mình về sao → Mặt Trời là một sao. - Ghi nhận nhiệt độ của các sao và độ sáng của các sao nhìn từ Trái Đất. -Ghi nhận. - HS ghi nhận khối lượng và bán kính các sao. Quan hệ giữa bán kính và độ sáng của các sao (càng sáng → bán kính càng nhỏ). - HS ghi nhận về những sao đôi. - HS ghi nhận về những sao biến đổi, punxa và lỗ đen. -Ghi nhận. - HS ghi nhận khái niệm tinh vân. - HS ghi nhận khái niệm thiên hà, hình dạng các thiên hà. -Hs quan sát. - HS quan sát và ghi nhận về thiên hà của chúng ta. - HS ghi nhận vị trí của hệ Mặt Trời. - HS ghi nhận các thông tin về các đám thiên hà. -Ghi nhận. -Ghi nhận. II. Các sao và thiên hà 1. Các sao a. Là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời. b. Nhiệt độ ở trong lòng các sao lên đến hàng chục triệu độ trong đó xảy ra các phản ứng hạt nhân. c. Khối lượng của các sao trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số là 5 lần) khối lượng Mặt Trời. - Bán kính các sao biến thiên trong khoảng rất rộng. d. Có những cặp sao có khối lượng tương đương nhau, quay xung quanh một khối tâm chung, đó là những sao đôi. e. Ngoài ra, còn có những sao ở trạng thái biến đổi rất mạnh. - Có những sao không phát sáng: punxa và lỗ đen. f. Ngoài ra, còn có những “đám mây” sáng gọi là các tinh vân. 2. Thiên hà a. Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân. b. Thiên hà gần ta nhất là thiên hà Tiên Nữ (2 triệu năm ánh sáng). c. Đa số thiên hà có dạng xoắn ốc, một số có dạng elipxôit và một số ít có dạng không xác định. - Đường kính thiên hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng. 3. Thiên hà của chúng ta: Ngân Hà a. Hệ Mặt Trời là thành viên của một thiên hà mà ta gọi là Ngân Hà. b. Ngân Hà có dạng đĩa, phần giữa phình to, ngoài mép dẹt. - Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng, bề dày chỗ phồng to nhất vào khoảng 15.000 năm ánh sáng. c. Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà, cách tâm khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó. d. Ngân Hà có cấu trúc dạng xoắn ốc. 4. Các đám thiên hà - Các thiên hà có xu hướng tập Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 177 Giáo án khối 12 nâng cao thiên hà. - Khoảng cách giữa các đám lớn gấp vài chục lần khoảng cách giữa các thiên hà trong cùng một đám. - Đầu những năm 1960 → phát hiện ra một loạt cấu trúc mới, nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X → đặt tên là quaza. - HS ghi nhận các thông tin về quaza. hợp với nhau thành đám. 5. Các quaza (quasar) - Là những cấu trúc nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X. Hoạt động 5 : Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau. Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 178 Giáo án khối 12 nâng cao BÀI 60: SAO – THIÊN HÀ. I. MỤC TIÊU: + Biết phân biệt sao, hành tinh, thiên hà, nhóm thiên hà. + Biết sơ bộ phân biệt các loại thiên hà. + Biết một vài đặc điểm của thiên hà của chúng ta. + Nêu được một số nét khái quát về sự tiến hoá của các sao. II. CHUẨN BỊ:+ HS: Sưu tầm các tư liệu trên báo chí về lĩnh vực thiên văn học. +GV:-Sưu tầm một số ảnh chụp thiên hà. -Phiếu học tập: +Câu hỏi 1: Mặt trời thuộc loại sao nào sau đây? A. Sao chắt trắng. B. Sao nơtron. C. Sao kềnh đỏ. D.Sao trung bình giữa sao chắt trắng và sao kềnh đỏ. + Câu hỏi 2: Đường kính của một thiên hà vào cỡ: A. 10.000 năm ánh sáng. B. 100.000 năm ánh sáng. C. 1.000.000 năm ánh sáng. D. 10.000.000 năm ánh sáng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: +Hoạt động 1: Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ. Đặt vấn đề vào bài. Thời lượn g Hoạt động của GV: Hoạt động của HS: - Lớp trưởng báo cáo số vắng? - Kiểm tra bài cũ: Hệ Mặt trời bao gồm các loại thiên thể nào? - GV:Vấn đề, Các sao quan sát được trên bầu trời có gì khác biệt nhau? Các sao có sự tiến hoá như thế nào? +HS: - Mặt trời ở trung tâm Hệ. - Tám hành tinh lớn thuỷ tinh, trái đất, hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tính, Hải vương tinh. - Xung quanh đa số các hành tinh này còn có các vệ tinh chuyển động. - Ngoài ra còn có các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch… +Hoạt động 2: Tìm hiểu Sao – Thiên hà. Thời lượn g Hoạt động của GV và HS: Phần ghi bảng: + PP:Chủ yếu thuyết giảng. +Sao là gì,Các đặc trưng chính của sao? + Các sao ở rất xa nên ta thấy chúng như những điểm sáng. - Khoảng cách gần nhất cũng đã cách ta đến hàng chục tỉ km, và xa nhất hiện nay đã biết cách ta đến 14 tỉ năm ánh sáng.+ 1 năm ánh sáng ≈ 9,46.10 12 km. - Khối lượng của các sao có giá trị nằm trong khoảng từ 0,1 lần đến vài chục lần khối lượng mặt trời (đa số khoảng 5 lần) 1. SAO: + Sao là một khối khí nóng sáng, giống như mặt trời. + Đặc trưng chính: - Khoảng cách: - Khối lượng: - Bán kính: 2. CÁC LOẠI SAO: Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 179 Giáo án khối 12 nâng cao - Bán kính của các sao từ khoảng 1/1000 (ở sao chắt)đến gấp hàng nghìn lần bán kính mặt trời (ở sao kềnh). 2. Các loại sao: a/ Đa số các loại sao tồn tại trong trạng thái ổn định,có kích thước, nhiệt độ… không đổi trong một thời gian dài. b/ Một số sao đặc biệt: + Sao biến quang: là sao có độ sáng thay đổi.Tại sao độ sáng các vì sao có thể thay đổi? Có hai nguyên nhân: - Sao biến quang do che khuất:là một hệ sao đôi gồm sao chính và sao vệ tinh. - Sao biến quang do nén dãn: có độ sáng thay đổi thực sự theo một chu kỳ xác định. + Sao mới:là sao có độ sáng tăng đột ngột lên hàng ngàn, hàng vạn, hoặc hằng triệu lần(sao siêu mới) sau đó từ từ giảm. Lý thuyết cho rằng sao siêu mới là một pha đột biến trong quá trình tiến hoá của một hệ sao. + Punxa, sao Nơtron: - Sao Nơtron:- Được cấu tạo bởi các hạt nơtron với mật độ cực lớn( 10 14 g/cm 3 ). -Punxa: là lõi sao nơtron, bán kính 10km, tự quay với tốc độ có thể tới 640 vòng/s và phát ra sóng điện từ mạnh, có dạng từng xung sáng. c/Lỗ đen: là một thiên thể được tiên đoán bởi lí là một thiên thể được tiên đoán bởi lí thuyết, cũng được cấu tạo bởi các Nơtron, có trường thuyết, cũng được cấu tạo bởi các Nơtron, có trường hấp dẫn lớn đến nỗi thu hút mọi vật thể,kể cả ánh hấp dẫn lớn đến nỗi thu hút mọi vật thể,kể cả ánh sáng.Thiên thể này tối đen,không phát xạ bất kì sóng sáng.Thiên thể này tối đen,không phát xạ bất kì sóng điện từ nào.Người ta chỉ phát hiện được nhờ tia X điện từ nào.Người ta chỉ phát hiện được nhờ tia X phát ra, khi lỗ đen đó hút một thiên thể gần đó. phát ra, khi lỗ đen đó hút một thiên thể gần đó. + GV:Bên cạnh quan sát thấy các vì sao ta còn quan sát thấy những đám mây sáng, đám mây sáng đó là gì? cấu tạo? d/ Tinh vân: Là những đám mây sáng. Đó là những đám bụi khổng lồ được rọi sáng bởi các ngôi sao gần đó, hoặc các đám khí bị ion hoá được phóng ra từ một sao mới hay siêu sao. + GV: Các sao được hình thành và phát triển thế nào? Tất cả các sao đều có lịch sử hình thành và phát triển của chúng. - Các sao được hình thành từ các đám mây khí và bụi. - Đám mây này vừa quay vừa co lại do tác dụng của lực hấp dẫn và sau vài chục nghìn năm, vật chất tập trung ở giữa, tạo thành một tinh vân dày đặc và dẹt. - Ở trung tâm tinh vân, nơi có mật độ cao a/ Đa số các loại sao tồn tại trong trạng thái ổn định. b/ Một số sao đặc biệt: + Sao biến quang: là sao có độ sáng thay đổi. - Sao biến quang do che khuất:là một hệ sao đôi gồm sao chính và sao vệ tinh. - Sao biến quang do nén dãn: có độ sáng thay đổi thực sự theo một chu kỳ xác định. + Sao mới:là sao có độ sáng tăng đột ngột lên hàng ngàn, hàng vạn, hoặc hằng triệu lần sau đó giảm từ từ. + Punxa, sao Nơtron: - Sao Nơtron:-Được cấu tạo bởi các hạt nơtron với mật độ cực lớn(10 14 g/ cm 3 ). - là sao bức xạ năng lượng dưới dạng những xung sóng điện từ rất mạnh. c/ Lỗ đen: là một thiên thể được tiên đoán bởi lí thuyết, cũng được cấu tạo bởi các Nơtron. d/ Tinh vân: Là những đám mây sáng. 3. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TIẾN HOÁ CỦA CÁC SAO: - Các sao được hình thành từ các đám mây khí và bụi. - Đám mây này vừa quay vừa co lại do tác dụng của lực hấp dẫn,vật chất tập trung ở giữa, tạo thành một tinh vân dày đặc và dẹt. - Ở trung tâm tinh vân, nơi có mật độ cao nhất, một ngôi sao nguyên thuỷ được tạo thành. - Sao tiếp tục co lại và nóng dần, trong lòng sao bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt hạch ,trở thành ngôi sao sáng tỏ. - Khi nhiên liệu trong sao cạn kiệt, Sao biến - thành các thiên thể khác, có thể Sao Lùn, hoặc Sao Nơtron, hoặc Lỗ đen. 4. THIÊN HÀ:Hệ thống sao gồm nhiều loại Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 180 Giáo án khối 12 nâng cao nhất, một ngôi sao nguyên thuỷ được tạo thành.Vì mới “ra đời” Sao chưa nóng lên chỉ phát bức xạ ở miền hồng ngoại. - Sao tiếp tục co lại và nóng dần, trong lòng sao bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt hạch,trở thành ngôi sao sáng tỏ. - Trong thời gian tồn tại của sao, các phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng Sao làm tiêu hao dần hiđrô có trong Sao, tạo thành Heli và các nguyên tố…Khi nhiên liệu trong sao cạn kiệt, Sao biến thành các thiên thể khác. Lí thuyết cho thấy các sao có khối lượng cỡ Mặt trời có thể sống tới 10 tỷ năm, sau đó biến thành sao lùn trắng. Còn các sao có khối lượng lớn hơn mặt trời thì chỉ sống được khoảng 100 triệu năm, nhiệt độ sao giảm dần và sao trở thành sao kềnh đỏ, sau đó tiếp tục tiến hoá và trở thành một sao Nơtron, hoặc Lỗ đen. +GV: Các sao tồn tại trong vũ trụ có mối quan hệ, hệ thống nào không? Các sao tồn tại trong vũ trụ thành những hệ thống tương đối độc lập với nhau.Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và Tinh vân gọi là Thiên hà. +GV: cho HS xem một số ảnh chuẩn bị sẳn về các loại thiên hà. + GV: Các thiên hà được phân loại như thế nào?HS, tham khảo sách và trả lời. +GV: Trong vũ trụ trái đất đang ở trong thiên hà nào, có những đặc điểm nào? - Thiên Hà của chúng ta là loại thiên hà xoắn ốc, có đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng và có khối lượng bằng khoảng 150 tỷ lần khối lượng Mặt trời…. - Từ trái đất, chúng ta chỉ nhìn được hình chiếu của Thiên Hà trên vòm trời như một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm, thường được gọi là dãi Ngân Hà. sao và Tinh vân gọi là Thiên hà. a/ Các loại thiên hà: + Thiên hà xoắn ốc. + Thiên hà elip. + Thiên hà không định hình. -Đăc điểm: Toàn bộ các sao trong mỗi thiên hà đều quay xung quanh trung tâm thiên hà. b/ Thiên hà của chúng ta. Ngân Hà. + + Hoạt động 3: Vận dụng và củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS: Hãy trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. - Gợi ý (nếu cần) - Yêu cầu HS: Hãy trả lời các câu hỏi trong Sgk. - Tóm tắt bài học. - Đánh giá tiết dạy. - Đọc phiếu học tập, suy nghĩ. - Trình bày đáp án. - Đọc các câu hỏi trong Sgk, suy nghĩ và trả lời. - Ghi tóm tắt nội dung bài học. Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 181 Giáo án khối 12 nâng cao Ngày: 30/03/10 Bài 61: THUYẾT BIG BANG Tiết: 104 Tuần : 35 I. MỤC TIÊU - Hiểu các sự kiện dẫn đến sự ra đời của thuyết Big Bang. - Nêu được những nội dung chính của thuyết Big Bang. II. CHUẨN BỊ 1. Học sinh: Ôn lại kiến thức về hạt sơ cấp và hiệu ứng Đốp-ple( Bài 18). 2. Giáo viên: PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Tốc độ lùi xa của một thiên hà cách chúng ta hai trăm nghìn năm ánh sáng là A. 1700m/s B. 3400m/s C. 6800m/s D. 3400km/s Câu 2: Theo thuyết Big Bang, các nguyên tử đầu tiên xuất hiện vào thời điểm nào sau vụ nổ? A. t = 3000 năm B. t = 30000 năm C. t = 300000 năm D. t = 3000000 năm Câu 3: Các vạch quang phổ của các thiên hà A. đều bị lệch về phía bước sóng ngắn. B. đều bị lệch về phía bước sóng dài. C. hoàn toàn không bị lệch về phía nào cả. D. có trường hợp lệch về phía bước ngắn, có trường hợp lệch về phía bước sóng dài. Câu 4: Theo thuyết Big Bang thì vũ trụ được hình thành là do vụ nổ lớn cách nay A. 16 tỉ năm B. 15 tỉ năm C. 14 tỉ năm D. 13 tỉ năm Câu 5: Theo thuyết Big Bang thì vũ trụ tại thời điểm cách đây 10 tỉ năm có A. nhiệt độ nhỏ hơn 10 32 K, mật độ lớn hơn 10 91 kg/cm 3 B. nhiệt độ lớn hơn 10 32 K, mật độ nhỏ hơn 10 91 kg/cm 3 C. nhiệt độ nhỏ hơn 10 32 K, mật độ nhỏ hơn 10 91 kg/cm 3 D. nhiệt độ lớn hơn 10 32 K, mật độ lớn hơn 10 91 kg/cm 3 III. GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ. Đặt vấn đề vào bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gọi Lớp Trưởng hoặc Lớp Phó báo cáo tình hình của lớp. - Kiểm tra bài cũ: Sao là gì? Nêu những đặc trưng chính của sao? - Đặt vấn đề vào bài: Những câu hỏi từ xa xưa, như Vũ trụ từ đâu sinh ra, sinh ra từ bao giờ, tiến hóa ra sao… đang dần dần được Thiên văn học ngày nay trả lời. Trong vài chục năm gần đây, kết hợp với thành - Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp. - Trả lời bài cũ: Sao là một khối khí nóng sáng, giống như mặt trời. Những đặc trưng chính của sao: + Các sao ở rất xa + Xung quanh một số sao còn có các hành tinh chuyển động, giống như hệ mặt trời. + Khối lượng các sao có giá trị trong khoảng từ 0,1 lần khối lượng Mặt Trời đến vài chục lần khối lượng Mặt Trời. + Bán kính các sao từ khoảng một phần nghìn lần bán kính Mặt Trời đến gấp hàng nghìn lần bán kính Mặt Trời. - Nghe GV đặt vấn đề vào bài. Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 182 [...]... thấy tính đúng đắn của thuyết Big Bang sự kiện thiên văn khác đã chứng minh cho tính đúng đắn của thuyết Big Bang Hoạt động 4: Tìm hiểu về thuyết Big Bang Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS đọc nội dung của thuyết Big Bang - HS đọc nội dung của thuyết Big Bang trong Sgk sau đó tóm tắt nội dung chính của thuyết - Nội dung chính của thuyết Big Bang: - Nghe và ghi nhớ các nội dung... vào kết quả quan sát thiên văn người ta đã kết luận các thiên hà lùi ra xa chúng ta - Nghe và ghi nhớ Giáo án khối 12 nâng cao 184 v = H.d với H là một hằng số, gọi là hằng số Hớp-bơn có trị số H = 1,7.10-2 m/s năm ánh sáng (1 năm ánh sáng = 9,46.1012km) Điều phát hiện của Hớp-bơn đã chứng tỏ các thiên hà dịch chuyển ra xa nhau, đó là bằng chứng của sự kiện thiên văn quan trọng : Vũ trụ đang dãn nở -... căn cứ vào các kết quả nghiên cứu và quan sát thiên văn nhờ các thiết bị hiện đại Hoạt động 3: Tìm hiểu về các sự kiện thiên văn học quan trọng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu các sự kiện thiên văn học như mục 2 trang 314 Sách giáo khoa - Căn cứ vào kết quả quan sát nào mà người ta lại có thể kết luận các thiên hà lùi ra xa chúng ta? - Quan sát được các thiên hà càng xa bao...Giáo án khối 12 nâng cao 183 tựu của vật lí học hạt sơ cấp, vật lí thiên văn đã đạt được một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu nguồn gốc và sự tiến hóa của Vũ trụ Đó là sự ra đời của Thuyết Big Bang Hoạt động 2: Tìm hiểu các thuyết về sự tiến hóa của vũ trụ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hãy cho biết có những quan điểm nào nói về - Khi nghiên cứu nguồn... nhà vật lí người Anh Hoilơ (Fred Hoyle, 1915 ÷ 2000) khởi xướng, cho rằng vũ trụ ở trong “trạng thái ổn định”, vô thủy vô chung, không thay đổi từ quá khứ đến tương lai Vật chất được tạo ra một cách liên tục + Trường phái khác lại cho rằng Vũ trụ được tạo ra bởi một vụ nổ “vĩ đại” các đây khoảng 14 tỉ năm, hiện nay đang dãn nở và loãng dần Vụ nổ nguyên thủy này được đặt tên là Big Bang (vụ nổ lớn) Năm... dung chính của thuyết - Nội dung chính của thuyết Big Bang: - Nghe và ghi nhớ các nội dung chính của thuyết Big + Vũ trụ bắt đầu dãn nở từ một “điểm kì dị” Bang là điểm lúc tuổi và bán kính của vũ trụ là số không để làm mốc (gọi là điểm zero Big Bang) Tại điểm này các định luật vật lí đã biết và thuyết tương đối rộng (thuyết hấp dẫn) không áp dụng được + Ta chỉ dự đoán được những sự kiện đã xảy ra bắt... điểm Plăng, kích thước vũ trụ là 10-35 m, nhiệt độ là 1032 K và mật độ là 1091 Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo Giáo án khối 12 nâng cao kg/cm3 Các trị số cực nhỏ và cực lớn này, được gọi là trị số Plăng (vì chúng được tính ra từ hằng số cơ bản Plăng h) Từ thời điểm này vũ trụ dãn nở rất nhanh, nhiệt độ của vũ trụ giảm dần * Tại thời điểm Plăng, Vũ trụ bị tràn ngập bởi các hạt có năng lượng cao như êlectron,... toàn chính xác, còn có những chỗ sẽ phải bổ sung hoặc hiệu chỉnh Tuy nhiên, về đại thể, quá trình trên đây được coi là đáng tin cậy - Thuyết Vụ nổ lớn chưa giải thích được hết các sự kiện quan trọng trong Vũ trụ và đang được các nhà vật lí thiên văn phát triển và bổ sung Hoạt động 5: Vận dụng và củng cố Hoạt động của giáo viên - Yêu cầu HS: Hãy trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập - Gợi ý (nếu cần)... nào mà người ta lại có thể kết luận các thiên hà lùi ra xa chúng ta? - Quan sát được các thiên hà càng xa bao nhiêu, chúng ta càng thăm dò được trạng thái của Vũ trụ trong quá khứ xa xưa bấy nhiêu Các quan sát thiên văn dựa vào các dụng cụ ngày càng hiện đại cho thấy, số các thiên hà trong quá khứ nhiều hơn hiện nay Điều đó chứng tổ rằng, vũ trụ không ở trong trạng thái ổn định mà đã có biến đổi : Vũ... với các hạt nhân, tạo thành các nguyên tử H và He Các êlectron bị giam trong các nguyên tử, vũ trụ trở nên thông thoáng hơn, “trong suốt” hơn Các phôtôn không Giáo viên: Nguyễn Hữu Thảo 185 Giáo án khối 12 nâng cao 186 bị cản trở, dễ dàng bay tỏa đi mọi phương từ đó cho tới nay, và tạo ra bức xạ “nền” vũ trụ * Ba trăm nghìn năm sau mới xuất hiện các nguyên tử đầu tiên - Tại thời điểm t = 3000000 năm, . quan sát ảnh chụp thiên hà nhìn từ trên xuống và nhìn nghiêng. - Cho HS quan sát ảnh chụp thiên hà Tiên Nữ. - Cho HS quan sát ảnh chụp một số thiên hà dạng xoắn ốc và dạng elipxôit. - HS quan. khối 12 nâng cao Ngày: 30/03/10 Bài 61: THUYẾT BIG BANG Tiết: 104 Tuần : 35 I. MỤC TIÊU - Hiểu các sự kiện dẫn đến sự ra đời của thuyết Big Bang. - Nêu được những nội dung chính của thuyết Big Bang. II Một số sao đặc biệt: + Sao biến quang: là sao có độ sáng thay đổi. - Sao biến quang do che khuất:là một hệ sao đôi gồm sao chính và sao vệ tinh. - Sao biến quang do nén dãn: có độ sáng thay đổi

Ngày đăng: 09/07/2014, 08:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan